Lý thuyết hành động xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 29 - 31)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Các lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội

Lý thuyết hành động xã hội là một trong những lý thuyết bắt nguồn từ triết học. Lý thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội: T.Parson, Jurgen Habermas, Max Weber. Tuy có nhiều nhà xã hội học quan tâm đến lý thuyết về hành động xã hội nhưng người có cơng lớn nhất đưa ra lý thuyết hành động xã hội phải kể đến Max Weber, nhà xã hội học, kinh tế học, triết học người Đức. Một trong những luận điểm có ảnh hưởng to lớn đến lý thuyết về hành động xã hội phải kể đến tác phẩm Wirtschaft und Gesellschaft (Kinh tế và xã hội) (1922), ông định nghĩa xã hội học là “một môn khoa học nhằm thông hiểu bằng cách lý giải hành động xã hội và nhờ đó giải thích một cách nhân quả sự diễn tiến và các tác động của nó”. Định nghĩa này nêu ra ba giai đoạn trong lối tiếp cận của Weber: thông hiểu (verstehen),

lý giải (deuten), giải thích (erklaren). Vì thế, chúng ta cần hiểu hành động xã hội của cá nhân bằng cách chú tâm tới ý nghĩa mà họ nhắm đến – với một thái độ phương pháp luận khách quan và trung tính (Bùi Văn Nam Sơn và các dịch giả. Lời giới thiệu trong cuốn “ Đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”, NXB tri thức, 2018: 12). Khi nói tới hành động xã hội, người ta hiểu rằng đó là hành động có liên quan đến người khác. Về mặt phương pháp luận chủ thể nhận thức cần phân biệt hai nội dung của hành động đó là cái “Ý” và cái “Nghĩa”. Cái “Ý “liên quan đến việc lý giải thế giới nội tâm, thế giới tinh thần của chủ thể cịn cái nghĩa chính liên quan đến lý giải dự đoàn khả năng phản ứng từ phía người khác. (Vũ Hào Quang, NXBĐHQG, 2017: 44)

Max Weber đã xác định: “Hành động xã hội là hành động mà chủ thể gán

cho nó những ý nghĩa chủ quan nhất định. Ý nghĩa chủ quan đó hướng tới người khác trong qúa trình hành động và định hướng hành đồng của chủ thể”. Nói cách

khác: “hành động được gọi là hành động xã hội khi nó tương quan và định hướng vào hành động của người khác theo cái ý đã được nhận thức bởi chủ thể hành động”. Như vậy không phải hành động nào cũng là hành động xã hội. Khi hành động của cá nhân khơng có sự định hướng tới người khác thì hành động đó khơng phải hành động xã hội (Giáo trình xã hội học đại cương, khoa xã hội học, trường ĐHKHXH và NV, ĐHQGHN).

Phân loại hành động xã hội: Thuyết hành động xã hội của Weber theo tác giả Lê Ngọc Hùng (199-200) phân biệt rõ bốn loại hành động xã hội như sau:

 Hành động duy lý – công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính tốn, lựa chọn cơng cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất.

 Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nhắm vào những mục đích phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý.

 Hành động cảm tính (xúc cảm): là hành động do các trạng thái xúc cảm hay tình cảm bộc phát gây ra mà khơng có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa cơng cụ, phương tiện và mục đích hành động.

 Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác.

*Vận dụng lý thuyết vào đề tài

Lý thuyết hành động xã hội là lý thuyết nhằm lý giải sự tương tác giữa con người và xã hội bằng cách gán cho nó một ý nghĩa nhất định. “Hành động là của con người, do cá nhân hay nhóm thực hiện, nhưng động cơ và muc đích của các hành động đó ln chịu sự chi phối của bối cảnh và mơi trường xã hội. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về hành động xã hội của con người, nó vừa hướng đến lý giải những yếu tố mang tính chất riêng rẽ của một cá nhân, nhóm cụ thể nhưng đồng thời cũng cho thấy được sự tác động của yếu tố xã hội như: giá trị, chuẩn mực, tơn giáo tín ngưỡng,… đến các hành vi đó” (Bùi Phương Thanh, 2017). Vận dụng lý thuyết vào đề tài sẽ giúp phân tích nguyên nhân, động cơ, nhu cầu và cái ý nghĩa mà người tín hữu Cơng giáo thực hiện các nghi lễ liên quan đến việc đọc kinh, cầu nguyện, tham dự các nghi lễ và lãnh nhận các Bí Tích. Tìm hiểu về phân loại trong lý thuyết hành động xã hội giúp phân tích rõ hơn hành động thực hành các nghi lễ của người tín hữu Cơng giáo nằm trong loại hành động nào trong 4 loại hành động: hành động duy lý- công cụ, hành động duy lý giá trị, hành động cảm tính, hành động truyền thống. Thực chất thì việc thực hành nghi lễ Công giáo của người nhập cư hành đều nằm trong bốn loại hành động của Max Weber.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)