Niềm tin và sự thực hành nghi lễ của người Công giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 27 - 29)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm công cụ

1.1.4. Niềm tin và sự thực hành nghi lễ của người Công giáo

“Niềm tin tơn giáo là mức độ tin tưởng vào những tín lý, giáo lý, học thuyết của một tín đồ, một cộng đồng tín đồ mà họ theo” (Nguyễn Hồng Dương, 1995).

Thế nào là niềm tin tôn giáo? Ở đây xin mượn ý kiến của GS. Minh Chi viết về niềm tin tôn giáo: “Niềm tin tôn giáo hay trong hợp từ tín ngưỡng tơn giáo hàm

ý một niềm tin ở những cái siêu nhiên, nhưng đối với tôn giáo vẫn rất hiện thực, thậm chí cịn hiện thực hơn cả thế giới hiện tượng nữa, nhưng vẫn ở ngoài tầm nắm bắt của giác quan và tri thức của con người bình thường” (Võ Văn Thành, 2014).

Đối với người Công Giáo, niềm tin tôn giáo được thể hiện ngay trong Kinh Tin Kính mà người Cơng giáo đọc vào mỗi ngày lễ Chủ Nhật và các ngày lễ trọng. Cụ thể, niềm tin của người Công giáo bao gồm: niềm tin vào một Thiên Chúa có Ba Ngôi (Ngôi Cha dựng nên Trời Đất, Ngôi Con cứu chuộc và Ngôi Thánh Thần thánh hóa); tin có thiên thần và ma quỷ; tin có Thiên Đàng, hỏa ngục; tin vào phép tha tội; tin có ngày tận thế; tin có ơn Cứu Độ.

Khái niệm nghi lễ

Nghi lễ được định nghĩa như một chuỗi cử chỉ để đáp ứng những nhu cầu chủ yếu; những cử chỉ đó phải được thực hiện theo một chuẩn mực hài hịa nào đó. Theo gốc tiếng Phạn, từ này chỉ điều được thực hiện theo lệnh (rita). Nguồn gốc của từ đã mất từ xa xưa và ngay cả những người thực hiện nghi lễ cũng không biết đến, mặc dù họ được truyền lại lịch sử của nó. Đó là những cử chỉ đơn giản đã trở thành

cách thức thực hiện bao gồm: hát, nhạc, lời nói tả lại những điệu bộ tự nhiên, những điệu bộ này đầu tiên là phản ứng bột phát trong những hoàn cảnh tương tự và nhằm đáp ứng những nhu cầu giống như vậy. Đó là những cử chỉ cơ bản mà chúng ta vẫn làm hàng ngày trong cách sống của mình khi đi lại, khi mặc quần áo, khi thể hiện lòng nhân từ hay thù địch. (Lê Thanh Hà)

Các loại nghi lễ

Nghi lễ có tầm quan trọng rất lớn đối với các tín đồ. Nếu huyền thoại hay giáo lý thu hút con người ta bằng lời thì nghi lễ làm phong phú thêm lời nói bằng những hành vi tạo ra một trường tôn giáo – một ngôn ngữ hành động – cuốn hút con người ta không chỉ một lần mà nhiều lần, được lặp đi lặp lại, nhằm tạo nên một tập quán ăn sâu vào tâm thức tôn giáo của các thành viên trong cộng đồng – một cộng đồng thống nhất và sống động. (Lê Thanh Hà, giáo trình tơn giáo học)

Có nhiều loại nghi lễ nhưng có thể chia thành 3 loại sau:

 Những nghi lễ tuân thủ theo chu kỳ thời gian: đây là những nghi lễ được các tôn giáo tổ chức theo tháng, hàng năm, theo chu kỳ 10 năm, 12 năm, 100 năm…

 Những nghi lễ tuân thủ theo chu kỳ đời người: đây là những nghi lễ liên quan đến những thời kỳ chuyển tiếp của đời một con người. Những nghi lễ này có khi cơng khai nhưng cũng có những nghi lễ được tiến hành bí mật trong một nhóm người của một tơn giáo hoặc chỉ riêng với các tín đồ của một tơn giáo.

 Những nghi lễ riêng của từng tôn giáo: những nghi lễ này nhằm mục đích giáo dục các tín đồ hay chức sắc am hiểu giáo lý, tuân thủ giáo luật, giữ gìn phẩm chất đạo đức theo mục đích của đạo.

Nghi lễ của người Công giáo bao gồm: việc đọc kinh, cầu nguyện, tham dự thánh lễ, xưng tội (lãnh nhận BTHG), rước lễ (lãnh nhận BTTT) . Các nghi lễ của người Công giáo được chia theo chu kỳ thời gian trong một năm và các cử hành Bí Tích thì chia theo chu kỳ đời người: gồm 7 Bí Tích.

Như vậy, thực hành nghi lễ tôn giáo theo nghiên cứu này được định nghĩa là việc đọc kinh, cầu nguyện, tham dự các nghi lễ ngày thường, ngày Chủ Nhật và các ngày lễ trọng cũng như tham dự các cử hành các Bí Tích của các tín hữu Cơng giáo.

Nghi lễ của người Công giáo gồm các nghi lễ bắt buộc phải giữ như: dự lễ ngày Chủ Nhật và các ngày lễ trọng, xưng tội trong một năm ít là một lần, chịu Mình Thánh Chúa Kitơ trong mùa Phục Sinh; và các nghi lễ khơng bắt buộc mà khuyến khích các tín hữu thực hiện như: đọc kinh cầu nguyện, đi lễ và rước lễ mỗi ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại hà nội hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ cổ nhuế, quận bắc từ liêm, hà nội (Trang 27 - 29)