Phân cấp quản lý giáo dục, phân cấp QLTC giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 26 - 29)

8. Cấu trúc của Luận văn

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.4. Phân cấp quản lý giáo dục, phân cấp QLTC giáo dục

a. Phân cấp quản lý giáo dục

Về tổng thể, quản lý Nhà nước là sự điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước thơng qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo phương thức và mức độ khác nhau nhằm định hướng và phát triển KT-XH mà trong đó có giáo dục, duy trì trật tự và kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu của người dân và Nhà nước.

Quản lý của Nhà nước về GD là việc Nhà nước sử dụng quyền lực công để điều khiển hoạt động GD theo mục tiêu của mình, xem đó là việc quyết định các chủ trương quản lý; tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ và chủ trương quản lý; lựa chọn, sắp xếp cán bộ và bộ máy; giáo dục, bồi dưỡng và ra chính sách khích lệ cán bộ; kiểm tra và đánh giá kết quả việc quản lý. Cịn Trần Kiểm (2008) thì cho rằng đó là những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục.

Nguyễn Công Giáp & ctg (2013) đã định nghĩa Quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục do các cơ quan quản lý giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở giáo dục để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước trao quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước [3, tr. 67].

Quản lý nhà nước về GD được cấu thành từ ba yếu tố: chủ thể quản lý,

khách thể quản lý, mục tiêu.

Nói chung, QLNN về GD là sự tác động mang tính pháp lý của các chủ thể QLNN có thẩm quyền tới hoạt động và các yếu tố động lực (cơ sở GD, tổ

chức trung gian, khách hàng của cơ sở GD: học sinh, sinh viên, người sử dụng lao động v.v…) của GD thơng qua hệ thống cơ chế, chính sách và chiến lược phù hợp với quy luật khách quan, khung cảnh quốc gia và quốc tế nhằm phát huy tốt nhất vai trò của cơ sở GD, thực hiện mục tiêu phát triển hiệu quả, đảm bảo sự phù hợp và công bằng trong GD. Phân cấp QLGD liên quan chặt chẽ với quản lý nhà nước về giáo dục. Về bản chất thì phân cấp QLGD là một hình thức cải cách của quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng dịch chuyển quyền ra quyết định cho các cấp thấp hơn, cho nhà trường và cộng đồng để phù hợp với hoàn cảnh thực tế và đảm bảo sử dụng các nguồn lực tốt hơn, nhằm đạt tới mực tiêu đề ra.

Một hệ thống phân cấp QLNN có hiệu quả thường gắn liền với việc quản lý nâng cao quyền tự chủ quản lý trong nhà trường, trong luận văn này thuật ngữ “quản lý theo định hướng tự chủ” được hiểu là quyền quyết định, định hướng, hướng dẫn và kiểm soát việc phân bổ các nguồn lực của nhà trường dưới sự dẫn dắt (hay tuân thủ) của các mục tiêu, các chính sách của Trung ương và chính quyền địa phương.

b. Phân cấp QLTC giáo dục

Trong lĩnh vực tài chính mà cụ thể là lĩnh vực chi NSNN của các cơ quan quản lý nhà nước thì việc phân cấp quản lý là cần thiết và có vai trị to lớn. Đặc biệt quản lý chi NSNN cho lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực được sự quan tâm của người dân và chính quyền địa phương, cần có sự phân cấp để việc quản lý hiệu quả hơn. Vai trị đó được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Phân cấp quản lý chi ngân sách là để xác định phạm vi trách nhiệm và quyền lợi của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý NSNN, nhằm

tập trung đầy đủ, kịp thời đúng chính sách các nguồn thu của NSNN, phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch phát triển giáo dục của đất nước.

Phân cấp quản lý tài chính là chuyển quyền ra quyết định tài chính cho những người thực hiện trực tiếp các chính sách, các dịch vụ với các khách hàng và có lợi nhất cho các khách hàng. Trong trường học, để có thể ra các quyết định tài chính một cách đúng đắn, nhà trường cần có quyền trong việc phân bổ và sử dụng kinh phí, tuyển dụng nhân sự và tự chủ trong trong việc thực hiện chương trình. Đây cũng chính là cách thức tốt nhất để thực hiện phân cấp quản lí tài chính giáo dục và quản lí dựa vào nhà trường.

Như vậy, phân cấp QLTCGD là việc giao quyền cho quản lí phần lớn ngân sách cho nhà trường, cho phép họ tự quyết định các khoản chi, mua sắm, tiết kiệm và có quyền chuyển số tiền dư sang năm sau, đương nhiên kèm theo trách nhiệm giải trình trước xã hội của nhà trường.

Phân cấp quản lý NSNN cho các đơn vị GD&ĐT sẽ hạn chế tình trạng tập trung, ơm đồm q nhiều việc của cơ quan chủ quản đồng thời tăng tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan được phân cấp và tăng tính thực tế, hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách của các cơ sở giáo dục. Từ lâu, phân bổ ngân sách giáo dục của các cơ quan cấp trên cho các đơn vị sử dụng thường mang tính thực tế khơng cao, chủ quản duy ý chí. Tình hình thực tế chỉ có đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị cấp phát cấp thấp hơn biết rõ và biết cần phải chi ra sao và chi bao nhiêu.

Đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu, là đơn vị hoạt động cơng ích nên được cấp ngân sách đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao đồng thời có nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp. Do đó, quyền tự chủ tài chính đối với các nguồn tài chính của đơn vị SNCT là khác nhau. Trong đó có các đơn vị SNCT thực hiện quyền chủ sở hữu theo ủy quyền của Nhà nước đối với nguồn tài chính NSNN cấp và nguồn thu phí, lệ phí, thực hiện quyền sở hữu đối với nguồn tài chính từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, từ

viện trợ, tài trợ… và tương ứng mức độ tự chủ của đơn vị SNCT đối với từng nguồn kinh phí là khác nhau.

Mối quan hệ và phân cấp quản lý giữa đơn vị SNCT và các cơ quan quản lý quyết định trực tiếp cơ chế QLTC và quyền tự chủ của đơn vị. Việc xác định mối quan hệ và phân cấp rõ ràng cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa đơn vị sự nghiệp và cơ quan quản lý, giảm sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự chủ của các đơn vị SNCT. Vì vậy việc điều chỉnh nhiệm vụ giữa cơ quan cùng cấp và tăng cường phân cấp cho cơ quan cấp dưới là cần thiết tạo điều kiện cho cơ chế tự chủ tài chính được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả [1, tr. 26].

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w