8. Cấu trúc của Luận văn
3.3. Biện pháp quản lý hoạt động tài chín hở các trường THPT tỉnh KonTum
3.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chín hở trường
trường THPT
a. Mục tiêu của biện pháp
Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá, và điều chỉnh trong quản lý sử dụng nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục THPT là rất cần thiết, nhằm chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể xảy ra và điều chỉnh những vấn đề bất cập trong chế độ, chính sách cho cán bộ, GV, cơng nhân viên.
b. Nội dung của biện pháp
Để đảm bảo tính hiệu quả và tránh các sự việc sai sót có thể xảy ra trong q trình thực hiện các khâu dự tốn, phân bổ, cấp phát, sử dụng và quyết tốn tài chính giữa các trường, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài chính quy định rõ chế độ trách nhiệm và quy chế tổ chức phối hợp việc tổ chức kiểm tra tài chính định kì và thường xun. Cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tài chính, giáo dục và đào tạo trong cơng tác kiểm tra và duyệt quyết tốn các trường. Các số liệu trong báo cáo của các trường phải thể hiện đầy đủ nguồn NSNN và nguồn ngoài NSNN.
c. Tổ chức thực hiện
Sở GD&ĐT tạo phải xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát, lịch thẩm tra quyết toán hàng năm để các trường biết và thực hiện.
Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT phải xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá. Thông qua tự kiểm tra trong việc chấp hành các định mức chi, các chế độ chính sách, quy định tài chính từ khâu lập dự tốn đến khâu quyết tốn kinh phí của trường để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Để đảm bảo được tính hiệu quả của việc quản lý sử dụng kinh phí, Ban thanh tra nhân dân các trường cần tăng cường kiểm tra công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch, cân đối tỷ trọng của từng nhóm mục chi. Kiểm tra, thanh tra thường xuyên kết hợp với kiểm tra đột xuất để đảm bảo tình hình kiểm tra là trung thực và khách quan. Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân, đồng thời phải có những biện pháp xử lý hợp lý đối với trường hợp sử dụng sai kinh phí.
Ngồi ra, các đơn vị phải thực hiện và chấp hành khi có các đồn kiểm tốn và thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất khi có sự vụ.
Hiện nay chưa có cơ chế phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan chủ quản với cơ quan tài chính và trường học mà hoạt động theo chương trình cơng tác của cơ quan kiểm toán, thanh tra và thường diễn ra sau khi quyết toán của đơn vị đã được cơ quan quản lý cấp trên duyệt. Do vậy, nếu qua kiểm tốn và thanh tra có vấn đề phát sinh và cơ quan kiểm toán quyết định khác với quyết toán của đơn vị đã được duyệt sẽ rất khó khăn cho việc giải quyết của đơn vị. Vì vậy, một trong những u cầu của cơng tác thanh tra, kiểm tốn đó là tăng cường cơng tác tự kiểm tra của từng đơn vị trường học, việc này cần được tiến hành tường xuyên, đều đặn và nghiêm túc. Hiệu trưởng các trường cần chấp hành thật nghiêm quy chế dân chủ cơ sở trong đơn vị, phát huy vai trò của tổ chức thanh tra nhân dân và thanh tra trường
học, khơi dậy tinh thần làm chủ và cùng tham gia quản lý của đông đảo đội ngũ cán bộ, GV và cơng nhân viên trong nhà trường. Để đảm bảo tính chính xác, tránh được những sai sót của báo cáo quyết tốn, Sở GD&ĐT có kế hoạch phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kiểm tốn tham gia kiểm tốn hoặc tư vấn quyết toán các trường trước khi cơ quan cấp trên tiến hành thẩm tra và phê duyệt quyết toán các đơn vị.
Các đơn vị trường học phải chấp hành nghiêm việc kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều chỉnh trong quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính đầu tư cho đơn vị mình. Phải có đội ngũ có năng lực phẩm chất chính trị vững vàng để thực hiện nhiệm vụ này của nhà trường.