Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 89 - 94)

8. Cấu trúc của Luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Những ưu điểm, thuận lợi

a. Ưu điểm

Các trường THPT tỉnh Kon Tum đều đã xây dựng bộ máy QLTC hoàn chỉnh theo hướng tổ chức tinh gọn. Điều này sẽ giúp bộ máy hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn.

Các trường đã tích cực sử dụng hợp lý kinh phí được cấp và nỗ lực huy động thêm các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho các hoạt động của nhà trường.

Các trường đã tích cực trong việc quản lý chi nhằm tiết kiệm tối đa nguồn tài chính phục vụ hiệu quả cho các hoạt động giảng dạy và học tập của ĐNGV và học sinh.

b. Thuận lợi

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI chỉ rõ “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội”. Do đó, chính phủ sẽ có sự phân bổ nguồn lực tài chính lớn cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đầu tư cho việc nâng cao chất lượng ĐNGV.

Kon Tum là một trong những tỉnh nằm trong khu vực khó khăn của Tây ngun, do đó được chính phủ quan tâm đầu tư cũng như được nhiều tổ chức phi chính phủ trong và ngồi nước quan tâm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tranh thủ các nguồn viện trợ cũng như NSNN ưu tiên cho khu vực này.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh ban hành đầy đủ những văn bản pháp quy về QLTC để tạo hành lang pháp lý trong quản lý và tổ chức hoạt động tài chính ở các trường. Ngồi ra, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum ln có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao trong việc thực hiện các nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ tài chính của nhà trường.

2.5.2. Những hạn chế, khó khăn

c. Hạn chế

Nhà trường chưa xây dựng kế hoạch tài chính trung và dài hạn nhằm cung cấp cho cơ quan chủ quản thơng tin về nguồn tài chính cần có trong tương lai để chủ động nguồn kinh phí cấp.

Nhà trường chưa tích cực trong việc huy động các nguồn tài trợ từ bên ngoài các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với cựu học sinh của nhà trường. Do đó, ngân sách cho các hoạt động không nhiều, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ NSNN cấp.

Kế toán thiếu kỹ năng và chưa cập nhật kịp thời về việc sử dụng các phần mềm kế toán khi thực hiện các nhiệm vụ. Bên cạnh đó, một số kế tốn với chun mơn nghiệm vụ cịn hạn chế dẫn đến những sai sót trong nghiệp vụ kế tốn.

Trong q trình quản lý thu - chi tài chính, các trường mặc dù khơng có quá nhiều sai phạm dẫn đến phải áp dụng các chế tài kỷ luật, tuy nhiên cũng còn tồn tại nhiều hạn chế về hoạt động QLTC theo quan điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Mặc khác, kiến thức về QLTC của một số hiệu trưởng cịn yếu, dẫn đến khó khăn trong vấn đề điều hành, quản lý công tác thu - chi, thanh quyết toán…

Hoạt động kiểm tra nội bộ chưa được các trường triệt để thực hiện, thường chỉ thực hiện mang tính chất đối phó với cơ quan chủ quản cấp trên. Ban thanh tra nhân dân, tổ chức Cơng đồn chưa thực sự thể hiện được vai trị của mình trong việc giám sát hoạt động tài chính trong nhà trường.

d. Khó khăn

Kinh phí chi cho giáo dục chủ yếu dành chi lương và các khoản theo lương, phần chi cho hoạt động chun mơn thấp. Các nguồn lực tài chính để thực hiện một số mục tiêu lớn còn hạn hẹp (như thực hiện trường đạt chuẩn quốc gia, thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ, đề án phát triển hệ thống trường PTDTNT, …).

Công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực phát triển GD&ĐT còn hạn chế. Cơng tác xã hội hóa giáo dục phát triển chưa mạnh, chưa đều tại các địa phương; một bộ phận người dân cịn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của Nhà nước; sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại những vùng khó khăn chưa thể hiện rõ.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn

Ngân sách ít, thiếu các nguồn lực. Các nguồn lực tài chính chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách cấp nên nhiều mục tiêu của năm học khơng có nguồn chi, đặc biệt là đối với các hoạt động ngoại khóa, hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.

Thiếu sự tham gia của hội đồng trường vào q trình lập kế hoạch tài chính. Vai trị của GV, của cha mẹ học sinh trong việc lập kế hoạch tài chính gần như khơng có. Các quyết định tài chính chủ yếu chỉ do hiệu trưởng, kế tốn nhà trường thực hiện.

Có nhiều khó khăn trong mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với Kho bạc, với các Phịng (Ban) của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính; đồng thời thủ tục hành chính cịn khá phức tạp. Các chỉ số tài chính khơng phù hợp với giá thị trường và các yêu cầu hoạt động chuyên mơn. Nhìn chung, cơ chế tài chính khơng phù hợp với nhu cầu phát triển trong chuyên môn của giáo dục dẫn đến việc phân bổ ngân sách không phù hợp.

Bộ phận QLTC ở các trường chưa thực sự tinh thơng về chun mơn, nghiệp vụ tài chính, kế tốn.

Nhận thức về một nền giáo dục đại trà miễn phí đã tồn tại rất lâu trong xã hội, khơng phải dễ dàng thay đổi. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, uốn nắn quản lý hoạt động tài chính các trường của Sở Giáo dục và Đào tạo chưa thường xuyên và kịp thời.

Trong chương này, tác giả đã đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Kon Tum trong những năm qua, đặc biệt là giáo dục THPT. Nội dung chính của chương này đề cập đến thực trạng QLTC của các trường THPT ở tỉnh Kon Tum. Qua đó nhận diện những ưu điểm, hạn chế, thuận lợi và khó khăn trong công tác QLTC theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay nhằm làm cơ sở thực tiễn để góp phần đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tài chính các trường THPT tỉnh Kon Tum trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH KON TUM TRONG

BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

3.1. Định hướng phát triển giáo dục gắn với việc sử dụng nguồn lực tàichính của tỉnh Kon Tum đến 2025

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w