Định hướng phát triển giáo dục gắn với việc sử dụng nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 94 - 96)

8. Cấu trúc của Luận văn

3.1. Định hướng phát triển giáo dục gắn với việc sử dụng nguồn lực tài chính

Theo quy hoạch phát triển GD&ĐT tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011- 2020, định hướng đến 2025:

Giáo dục- Đào tạo phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế.

Chất lượng là mục tiêu hàng đầu của mọi nền giáo dục, nhưng chất lượng cũng địi hỏi những đầu tư thỏa đáng. Vì vậy cần tận dụng sự đầu tư của nhà nước và những đóng góp nguồn lực của xã hội để đạt được chất lượng giáo dục tốt nhất.

Để quán triệt quan điểm này, cần tận dụng các kinh nghiệm và mơ hình giáo dục của các nước tiên tiến, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tiết kiệm, chống tiêu cực trong giáo dục, thu hút các nhà khoa học, nhà giáo giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học…là những giải pháp cần được chú trọng nhằm sử dụng tối ưu các nguồn đầu tư và hỗ trợ để nâng cao chất lượng giáo dục.

Dựa trên cơ sở đó, những định hướng phát triển giáo dục cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của Sở GD&ĐT Kon Tum bao gồm: tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, thực hiện giải pháp về nguồn lực tài chính, cụ thể như sau:

Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới phòng học để thực hiện mức chất lượng tối thiểu ở tiểu học, tạo điều kiện mở rộng số trường tiểu học và THCS

học 2 buổi/ngày. Nâng cấp và xây dựng thêm phòng học cho giáo dục mầm non nhằm thực hiện thành công kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Xây dựng nhà ăn, nhà ở và các trang thiết bị phục vụ các trường PTDT bán trú.

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng cho tất cả các cấp học, trước hết là xây dựng thư viện, phịng bộ mơn và cung cấp TBDH; tăng cường CSVC, trang thiết bị đối với trường đạt chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao, trường PTDT bán trú và trường PT DTNT tỉnh để đào tạo học sinh DTTS chất lượng cao; khai thác các nguồn lực tài chính khác nhau để thực hiện những mục tiêu đặt ra.

Nâng cấp và xây dựng các cơng trình kiến trúc ngồi phịng học (phịng thí nghiệm, thư viện, phịng để đồ dùng dạy học, nhà làm việc, nhà đa chức năng, cơng trình vệ sinh - nước sạch, v.v...) nhằm tăng số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Tiếp tục thực hiện giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở đào tạo theo Nghị định 43 của Chính phủ, cùng với giao quyền tự chủ về hợp đồng lao động, sử dụng ĐNGV.

Tranh thủ nguồn vốn thực hiện các Đề án, chính sách HĐND tỉnh về giáo dục; các nguồn đầu tư của Trung ương qua kênh các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án vốn ODA, vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng đầu tư để tăng cường nguồn lực tài chính cho giáo dục và đào tạo của tỉnh.

Tăng nguồn đầu tư ngoài NS nhà nước, phấn đấu bảo đảm tỷ lệ huy động từ xã hội hoá cho Giáo dục và Đào tạo nhân lực khoảng 20-30% so với định mức ngân sách bằng các hợp đồng liên kết đào tạo, đặt hàng… Nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trị của GD trong sự phát triển KT-XH của tỉnh. Huy động mọi nguồn lực của xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của giáo dục trong việc phát triển KT-XH và mỗi cá nhân. Huy động các lực lượng tham gia phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w