Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo và giáo dục THPT tỉnh KonTum

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 55)

8. Cấu trúc của Luận văn

2.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo và giáo dục THPT tỉnh KonTum

tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên khoáng sản, du lịch phong phú nhưng chưa được đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả. Hiện Kon Tum là một tỉnh cịn nghèo, điều kiện kinh tế rất khó khăn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Xuất phát điểm kinh tế thấp, công nghiệp chưa phát triển, chủ yếu là kinh tế nơng lâm, sản xuất cịn mang tính tự cung tự cấp, chưa quen với phương thức sản xuất hàng hóa. Trình độ dân trí khơng đồng đều và tỷ lệ nhân lực qua đào tạo thấp so với trung bình cả nước, điều kiện sinh sống cịn nhiều khó khăn, giao thơng một số huyện cịn chưa phát triển. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển GD & ĐT của tỉnh trong những năm tới.

2.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo và giáo dục THPT tỉnh KonTum Tum

2.2.1. Tình hình phát triển GD & ĐT tỉnh Kon Tum

Trong những năm qua, sự nghiệp GD & ĐT Kon Tum đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển quy mơ, mở rộng mạng lưới, hình thành hệ thống trường, lớp ở các cấp học, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh và phù hợp với điều kiện thực tế của từng xã, phường, huyện, thành phố và toàn tỉnh.

a. Giáo dục mầm non

Cơng tác ni dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ mầm non được quan tâm đúng mức. Toàn ngành đã triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh phịng bệnh, phịng dịch, phịng tránh tai nạn thương tích, quản lí lịch tiêm chủng, đảm bảo an tồn cho trẻ; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc phòng chống suy dinh dưỡng, thực hiện đúng qui trình chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non. Các trường bán trú đều thực hiện áp dụng phần mềm Nutrikids trong việc xây dựng khẩu phần, thực đơn nhằm đảm bảo dinh dưỡng cân đối, hợp lý cho trẻ. Quan tâm phát triển số trường, nhóm/lớp bán trú. Từng bước tổ chức bán trú cho trẻ dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Những nơi khơng có điều kiện tổ chức nấu ăn tại trường, phụ huynh chuẩn bị cơm và trẻ ở lại trường buổi trưa. Việc tổ chức cho trẻ ăn tại trường/nhóm/lớp có tác dụng đáng kể trong việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non.

Tổ chức thực hiện kịp thời các hoạt động cần thiết phục vụ cho Chương trình GDMN như: Tổ chức tập huấn trong hè; tổ chức tham quan học tập tại các trường trọng điểm trong tỉnh, ngoài tỉnh; tập huấn hướng dẫn sử dụng bộ công cụ đánh giá trẻ 5 tuổi trong việc thực hiện Chương trình GDMN mới. Đa số GV nắm về nội dung, phương pháp, hình thức triển khai thực hiện Chương trình, biết lựa chọn, sắp xếp nội dung giáo dục và làm nhiều đồ dùng dạy học phục vụ các hoạt động phong phú, đa dạng; biết khai thác tư liệu, hình ảnh trên Internet; biết ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng. Hiện nay, việc triển khai chương trình GDMN mới đến 100% lớp mẫu giáo trong tồn tỉnh, có 82/102 xã đạt chuẩn phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi; việc huy động trẻ đến trường mẫu giáo đạt tỷ lệ 99,7%. Toàn tỉnh đang chuẩn bị về đích phổ cập mầm non 5 tuổi vào năm 2015.

b. Giáo dục phổ thông

Sở GD&ĐT chỉ đạo sâu sát các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thơng. Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học; kiểm tra, đánh giá học sinh. Phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng tạo sự tích cực, chủ động, sáng tạo, gắn với thực hành của học sinh. Một số phương pháp giảng dạy tiên tiến được chỉ đạo áp dụng như: Phương pháp “Bàn tay nặn bột”, Dự án mơ hình trường học mới; Tiếng Việt 1 Cơng nghệ giáo dục... Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đều tăng cường hình thức, phương pháp giáo dục tồn diện trong và ngoài nhà trường, tạo nhiều sân chơi cho học sinh như: giải toán trên mạng (Violympic), tiếng Anh trên mạng (IOE), giao lưu tiếng Việt học sinh DTTS, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá và thi theo hướng: kết hợp linh hoạt giữa hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận, chú trọng dạng đề mở đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn, các vấn đề mang tính thời sự, kết hợp việc đánh giá của thầy đối với trò, giữa trò với trò.

Sở GD&ĐT đã tăng cường chỉ đạo đổi mới quản lý hoạt động chun mơn trong nhà trường theo hướng giảm hành chính, chú trọng việc nâng cao chuyên môn, nghiệp cho GV; đặc biệt là đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn trong cơng tác dự giờ, rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch dạy học.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Phát triển hệ thống các trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 theo Kế hoạch số 659/KH-BGDĐT, ngày 26/10/2010 của Bộ GD&ĐT, phát triển theo hướng đảm bảo năng lực chuyên mơn của ĐNGV, các phịng chức năng đầy đủ, đạt tiêu chuẩn và tăng cường trang thiết bị dạy học hiện đại.

đạo nghiêm túc việc khảo sát chất lượng đầu năm học đối với học sinh, phân loại học sinh, phân tích kết quả thi tốt nghiệp các năm học trước; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khoa học, hiệu quả việc dạy giản tiết, dạy phụ đạo, ôn thi tốt nghiệp, bồi dưỡng học sinh giỏi. Ngồi ra, Sở GD&ĐT cịn gắn liền việc nâng cao chất lượng giáo dục với việc kiểm định chất lượng giáo dục và công tác thi đua; đẩy mạnh việc dạy 2 buổi/ngày… Nhờ vậy, chất lượng học lực của học sinh các cấp học phổ thơng có sự chuyển biến rõ nét, tích cực: số học sinh được xếp loại khá giỏi ở kết quả xếp loại học lực cuối năm học và tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ngày càng tăng; đặc biệt học sinh đã tham gia và đạt kết quả cao trong các kỳ thi do Bộ tổ chức trong phạm vi toàn quốc hoặc khu vực.

Kỳ thi đại học năm 2012, tỉnh Kon Tum đứng vị thứ 19/63 tỉnh thành phố, tăng 2 bậc so với năm 2011, đứng đầu các tỉnh Tây Nguyên và 10 tỉnh thuộc vùng thi đua số 4, đặc biệt số học sinh DTTS đậu nguyện vọng 1 tăng vượt bậc, chỉ tính đợt 1, đã có 46 HS, tăng 30 HS so với năm trước). Năm 2013, đến thời điểm hiện nay, có 143 học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi Đại học (107 em đạt 23 điểm trở lên; 36 học sinh DTTS đậu đại học ở nguyện vọng 1 đạt từ 15 điểm trở lên).

Việc triển khai chương trình tiếng Anh mới ở lớp 3 và lớp 6 được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng GV đạt chuẩn theo Khung Châu Âu và tập huấn nâng cao năng lực giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh.

Giữ vững kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; triển khai các biện pháp tích cực để duy trì và nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn PCGDTHCS, đảm bảo tính bền vững và chất lượng công tác phổ cập. Tỷ lệ người từ 15-25 tuổi biết chữ là 99,34% so với năm trước tăng 0,34%; tất cả

102/102 xã/phường/thị trấn; 9/9 huyện/thành phố đều duy trì được kết quả PCGDTHĐĐT và PCGDTHCS.

c. Giáo dục thường xuyên

Hệ thống GDTX trên toàn tỉnh được mở rộng đã tạo cơ hội học tập cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, góp phần nâng cao dân trí cho người dân.

Hiện nay tồn tỉnh có 77/102 xã, phường có TTHTCĐ, đạt tỷ lệ 75,5%. TTHTCĐ đã thực sự là nơi tạo điều kiện cho các đối tượng người lao động đến học tập trao đổi như: mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; tuyên truyền về luật An tồn giao thơng, luật hơn nhân và gia đình; tun truyền về đời sống, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước…

Tiếp tục phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum thực hiện Kế hoạch số 1536/CTrPH/SGDĐT-BCHBĐBP ngày 30/12/2011 về việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp đẩy mạnh cơng tác chống mù chữ, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS và phát triển TTHTCĐ xã biên giới (giai đoạn 2011-2015).

Cơng tác dạy học chương trình GDTX cấp trung học được đẩy mạnh, góp phần tích cực vào việc củng cố kết quả phổ cập THCS, nâng cao dân trí. Các cơ sở giáo dục thường xun đã tích cực trong việc đa dạng hố các nội dung đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học. Chất lượng GDTX ngày càng được tăng dần, tỉ lệ tốt nghiệp hệ GDTX đạt 63,14% (310/491). Học sinh DTTS đỗ tốt nghiệp hệ GDTX là 54,04%.

d. Giáo dục chuyên nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 01 Phân hiệu Đại học, 02 trường Cao đẳng, 02 trường Trung cấp. Mạng lưới giáo dục chuyên nghiệp đủ để đào tạo nhân lực cho tỉnh. Các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tổ

chức thực hiện đổi mới công tác đào tạo TCCN theo Chiến lược phát triển giáo dục và Chiến lược phát triển Dạy nghề đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong năm học 2012-2013, UBND tỉnh đã có Quyết định số 160/QĐ- UBND ngày 14/3/2013 về việc chuyển Trường Cao đẳng Sư Phạm Kon Tum từ trực thuộc UBND tỉnh về trực thuộc Sở GD&ĐT quản lý.

Các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng bước tăng cường cơ sở vật chất, bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao chất lượng đào tạo (Hiện nay số cán bộ giảng dạy có 211 người, trong đó 85 người có trình độ trên đại học, đạt tỷ lệ 40,3%; 02 Tiến sĩ; 07 NCS và 07 giảng viên chính).

Các trường tiếp tục rà sốt, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa địa phương và cả nước.

e. Giáo dục dân tộc

Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số tiếp tục được cải thiện. Hệ thống các trường lớp mầm non, tiểu học được mở rộng đến các thôn, làng; quan tâm phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học, THCS (tính đến tháng 5/2013, tồn tỉnh đã có 46 trường PT Dân tộc bán trú được hình thành và đi vào hoạt động. Trong đó trường PT Dân tộc bán trú cấp tiểu học có 15 trường với 1.502 HS được hưởng chế độ bán trú, PT Dân tộc bán trú cấp THCS có 31 trường với 4.767 HS được hưởng chế độ bán trú) và các trường PTDTNT; quy mô, số lượng học sinh DTTS các trường PT Dân tộc bán trú hàng năm đều tăng. Đã huy động tối đa trẻ em DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, tiểu học, THCS ra lớp và duy trì tương đối tốt sĩ số.

Các cơ sở giáo dục tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy và Nghị quyết của HĐND tỉnh về nâng cao chất lượng giáo dục đối

với học sinh DTTS. Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng; về tăng cường tiếng Việt; tăng cường thời gian đầu tư vào các mơn cơng cụ như Văn (Tiếng Việt), Tốn đối với học sinh DTTS các cấp TH, THCS, THPT trong việc phục vụ học tập thường xuyên; đặc biệt cho ôn thi tốt nghiệp THPT, thi vào TCCN, cao đẳng, đại học.

Sở GD&ĐT còn chú trọng các hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT đặc thù; triển khai dạy tiếng dân tộc và ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, bố trí đủ biên chế GV/lớp, thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ cho học sinh DTTS.

Năm học 2012-2013 là năm học đầu tiên, Sở GD&ĐT đã tiến hành triển khai mơ hình chất lượng cao đối với HS DTTS ở lớp 6. Đây là mơ hình có tác dụng tích cực trong việc góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh trong tương lai.

Tích cực triển khai thực hiện Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân

tộc rất ít người giai đoạn 2011- 2015. Đề án được triển khai cụ thể, được phổ

biến đến các cấp, các ngành có liên quan, được thực hiện đúng kế hoạch, đúng đối tượng và đảm bảo đúng chính sách ưu tiên đối với học sinh dân tộc rất ít người các cấp. Trong năm học, tồn tỉnh có số lượng HS dân tộc rất ít người (Rơ Măm, Brâu) theo học ở các cấp học: 60 học sinh tiểu học, 21 học sinh THCS học tại trường PT DTBT; 15 học sinh học trường PT DTNT tỉnh, 5 học sinh học trường PT DTNT huyện; 4 học sinh tốt nghiệp THPT được tuyển vào học CĐSP.

Chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ bỏ học của học sinh DTTS là 0,55%, giảm 0,23% so với năm học trước.

f. Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục

Về số lượng, tính đến 01/2014, ngành GD&ĐT tỉnh KonTum có khoảng 11.815 CBQL, GV, NV. Trong đó có 952 CBQL, 9.197 GV, 1.666 NV.

Về chất lượng, đội ngũ CBQL, GV của các cấp, bậc học đều đwọc đào tạo đúng chuẩn và có tỷ lệ trên chuẩn khá cao (trên chuẩn MN 42%, TiH 67,4%, THCS 43,9%, THPT 12,5%).

Đội ngũ CBQLGD các cơ sở giáo dục phần lớn có phẩm chất chính trị tốt, khơng ít cán bộ trưởng thành từ GV dạy giỏi các cấp; một bộ phận đã được bồi dưỡng lý luận chính trị trung, cao cấp và cử nhân. Đa số có kinh nghiệm quản lý, tổng số CBQLGD đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học chiếm 84,31%.

Sở GD&ĐT triển khai thực hiện nghiêm túc đánh giá GV mầm non, tiểu học, THCS và THPT theo Chuẩn nghề nghiệp do Bộ GD&ĐT ban hành, đánh giá hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS và THPT theo Chuẩn hiệu trưởng. Qua đánh giá GV và hiệu trưởng theo Chuẩn đã sàng lọc, phân loại được ĐNGV và CBQLGD; giúp lãnh đạo ngành, đơn vị có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ, GV phù hợp, thiết thực, đáp ứng các mặt tồn tại của đội ngũ; các cá nhân tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện để khắc phục các mặt yếu kém, hạn chế của bản thân. Đồng thời, kết quả đánh giá, xếp loại GV và hiệu trưởng là cơ sở giúp lãnh đạo ngành, địa phương, đơn vị thực hiện cơng tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp CBQLGD.

Đẩy mạnh các chương trình bồi dưỡng nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục ở các cấp học, ngành học theo chuẩn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, Sở đã quan tâm thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho GV tiếng Anh thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020.

Chú trọng việc kiểm tra, rà soát, điều chỉnh việc thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực ngành; bố trí sắp xếp đội ngũ nhà giáo và CBQLGD cơ sở giáo dục theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế địa phương, cơ sở.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục: Chính sách tiền lương và các loại phụ cấp, trong đó có phụ cấp thâm niên nhà giáo; chuyển loại, nâng ngạch; đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm, điều động, luân chuyển; nghỉ chế độ... theo quy định của Nhà nước.

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục THPT tỉnh Kon Tum

a. Về quy mô

Bảng 2. 1: Số lượng các trường THPT (bao gồm PT-DTNT)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w