Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 121)

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Chính phủ

- Xây dựng cơ chế tài chính mới cho giáo dục nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội để nâng

cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục, đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước tăng đầu tư NSNN cho giáo dục THPT công lập tiếp tục thực hiện theo điều 102 Luật giáo dục năm 2005: “Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỉ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hàng năm cao hơn tỉ lệ tăng chi NSNN” đồng thời tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

- Phân bổ ngân sách cho giáo dục phải đảm bảo khoa học, hợp lý và rõ ràng, công khai theo những mục tiêu ưu tiên được xác định trong các chính sách phát triển GD-ĐT; các định mức để phân bổ ngân sách phải linh hoạt, hài hòa và phù hợp; làm tốt công tác tự kiểm tra; tăng cường cơng tác giám sát tài chính và gắn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng ngân sách với hiệu quả đầu tư của các cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục, Luật NSNN và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ.

- Tăng cường và đẩy mạnh phân cấp QLTC ngân sách giáo dục cho các cấp chính quyền địa phương nhằm nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm và phát huy khả năng huy động nguồn lực tại chỗ cho phát triển giáo dục ở địa phương.

- Huy động nhiều nguồn kinh phí khác ngồi NSNN để đầu tư cho GD&ĐT, thực hiện tốt chính sách về cơ sở vật chất, đất đai như chính sách giao đất và ổn định sử dụng. Chuyển hình thức sở hữu Nhà nước đối với một số cơ sở vật chất lâu nay khơng khai thác có hiệu quả, thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, lệ phí theo đề án xã hội hóa giáo dục của tỉnh, điều chỉnh và mở rộng khung thu phí dịch vụ theo mức giá trần phù hợp với từng khu vực.

- Cần có chính sách điều chỉnh mức thu học phí để phù hợp với mức thu nhập dân cư từng khu vực. Các trường ở trung tâm thành phố, thị xã sẽ được áp dụng mức thu cao hơn vùng nơng thơn và các vùng khó khăn. Có cơ

chế về quản lý, sử dụng tiền thu học phí và các khoản thu khác theo quy định tại cơ sở giáo dục công lập một cách công khai, minh bạch.

2.2. Đối với Bộ GD&ĐT

- Thơng qua các chương trình mục tiêu, dự án của Bộ để hỗ trợ kinh phí

đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập, đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống phịng bộ mơn, phòng học đa năng; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho ĐNGV và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chun mơn cho đội ngũ CBQL GD&ĐT của tỉnh.

- Phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ tăng định mức chi ngân sách cho giáo dục, đảm bảo cơ cấu chi khác ngoài lương chiếm từ 20% đến 30% trên tổng chi ngân sách sự nghiệp giáo dục phân bổ hàng năm.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ tăng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia GD&ĐT hàng năm cho các tỉnh miền núi, cao nguyên (tỉnh Kon Tum) ưu tiên đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất các trường THPT, PT-DTNT.

- Đề nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ tăng cường phân cấp mạnh cho các Sở GD&ĐT được quản lý toàn diện về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho giáo dục.

2.3. Đối với UBND tỉnh Kon Tum

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về cơng tác tài chính liên quan đến giáo dục THPT.

- Lồng ghép các nguồn vốn, dự án để tập trung đầu tư có trọng điểm cho các trường THPT ở vùng khó khăn, trường mới thành lập, trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia.

- Phân cấp triệt để cho Sở GD&ĐT nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường THPT do Sở quản lý.

- Có chính sách đầu tư tài chính nâng cao mức sống cho cán bộ, GV đang công tác ở các trường THPT; đặc biệt là trường THPT chuyên của tỉnh.

- Có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế các tập thể, cá nhân, các doanh nghiệp có điều kiện tham gia đầu tư vào Giáo dục THPT.

- Ban hành chế độ xã hội hóa giáo dục.

2.4. Đối với Sở GD&ĐT Kon Tum

- Tổng hợp xây dựng dự toán ngân sách giáo dục THPT hàng năm của các trường THPT, phối hợp với Sở Tài chính để thống nhất trình UBND tỉnh phân bổ ngân sách giáo dục THPT đảm bảo mức tối thiểu 20% chi khác ngoài lương.

- Tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh nâng mức đầu tư cho giáo dục THPT.

- Chú trọng cơng tác tổ chức tài chính, tăng cường kiểm tra đánh giá các hoạt động tài chính, quản lý tài sản cơng.

- Thể chế hóa cơ chế quản lý các nguồn kinh phí.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách ở các trường học phải trên cơ sở gắn trách nhiệm cả về công tác quản lý chuyên môn với công tác QLTC và các nguồn lực khác, tăng cường quyền tự chủ về tài chính, quyền tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động của đơn vị. Đồng thời tăng thêm quyền chủ động cho nhà trường về phân bổ, sử dụng các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý về QLTC và trang thiết bị làm việc, phần mềm kế toán cho các đơn vị.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về chế độ tài chính.

- Tổ chức và huy động rộng rãi các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục THPT.

- Xây dựng kế hoạch về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ CBQL làm công tác QLTC trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

2.5. Đối với Sở Tài chính tỉnh Kon Tum

- Cần hoàn thiện việc hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quản lý Nhà nước của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương có tăng tính đồng bộ, cụ thể, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Cần triển khai thực hiện đồng bộ, nhất quán của các cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước thể hiện trong việc cấp phát ngân sách và kiểm soát chi.

- Cùng với Sở GD&ĐT tổng hợp dự toán chi thường xuyên và phương án phân bổ ngân sách cho các đơn vị trường THPT trên địa bàn tồn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt kịp thời, đầy đủ, đúng quy định.

- Phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán và phân bổ nguồn chi đầu tư XDCB, chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo, nguồn đối ứng cho các dự án ODA cho giáo dục THPT ...

2.6. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum

- Theo thẩm quyền được giao, khi thẩm định các chỉ tiêu phát triển KT- XH hàng năm cho ngành GD&ĐT phải quan tâm đến quy hoạch giáo dục và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, được cụ thể hóa bằng kế hoạch của các ngành và địa phương nhằm tạo ra sự thống nhất trong chỉ đạo của tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ để hồn thành kế hoạch nhà nước hàng năm nói chung và kế hoạch tài chính cho giáo dục THPT nói riêng.

- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính lập dự tốn và phân bổ nguồn chi đầu tư XDCB, chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo, nguồn đối ứng các dự án ODA cho giáo dục THPT...

- Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng các trường trọng điểm, trường mới thành lập, trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia.

- Tham mưu với UBND tỉnh ưu tiên nguồn vốn đầu tư XDCB hàng năm cho giáo dục THPT.

2.7. Đối với các trường THPT tỉnh Kon Tum

- Xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm học phải bám sát mục tiêu phát

triển giáo dục, phương hướng, nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum ban hành.

- Lập dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị và triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng quy định theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các hướng dẫn triển khai thực hiện của Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum.

- Tích cực khai thác các nguồn lực tài chính đầu tư cho trường.

- Chấp hành nghiêm chế độ hạch toán kế tốn; thực hiện tốt chế độ chính sách, các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước; sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài chính, cơng khai, minh bạch, dân chủ và chịu sự giám sát của CB, GV, CNV của nhà trường.

- Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo với UBND tỉnh, các Sở ban ngành nói chung và Sở GD&ĐT nói riêng để ngành hoặc liên ngành có đầy đủ thơng tin, từ đó tham mưu các chế độ chính sách cho sự nghiệp GD&ĐT và phát triển nguồn nhân lực ngày càng hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Vân Anh (2011), QLTC trường THPT công lập theo định hướng

tự chủ, Luận án tiến sĩ Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[2] Trần Ngọc Giao, 2013, Quản lý trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 264-266.

[3] Nguyễn Công Giáp & ctg (2013), Quản lý trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 261.

[4] Đặng Thị Thanh Huyền (2013), Hỏi & Đáp về quản lý trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam,

[5] Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Giáo trình dành cho học viên cao học, Viện Khoa học Giáo dục.

[6] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học về quản lý, Tập bài giảng cao học quản lý giáo dục.

[7] Nguyễn Thị Mỹ Lộc & cgt (2012), Nghiên cứu các chính sách phi tập

trung hóa tài chính cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đối với các trường THPT Việt Nam, Đề tài trọng điểm cấp Đại học quốc gia,

Hà Nội.

[8] Vũ Lan Phương & ctg (2011), Một số giải pháp thực hiện chế độ tự chủ,

tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các trường phổ thông công lập ở các tỉnh miền Đông và Tây nam bộ, Đề tài nghiên cứu khoa học.

[9] Phan Văn Sỹ (2011), Biện pháp quản lý nguồn lực tài chính đầu tư cho

giáo dục THPT tỉnh Hịa Bình, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục,

Hà Nội.

[10] Nguyễn Anh Thái (2008), Hoàn thiện cơ chế QLTC đối với các trường

đại học ở Việt Nam, Học Viện Tài chính.

[11] Nguyễn Sỹ Thư (2012), Đổi mới quản lý giáo dục- một số góc nhìn từ

[12] Nguyễn Sỹ Thư & Đặng Quốc Bảo, QLTC và huy động nguồn lực phát

triển trường phổ thông DTNT, bài giảng dành cho học viên cao học.

[14] Nguyễn Sỹ Thư, QLTC trường phổ thông, bài giảng dành cho học viên cao học, trang 97-99.

[15] Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa- Thơng tin, trang 1483.

Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT (SỐ 1)

(Dành cho hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Kon Tum)

Để giúp chúng tơi có cơ sở đánh giá thực trạng cơng tác quản lý hoạt động tài chính các trường THPT tỉnh Kon Tum, xin Quý Thầy/Cơ vui lịng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô mà Quý Thầy/Cô cho là phù hợp nhất hoặc ghi cụ thể vào mục ý kiến khác.

Câu 1: Xin thầy/cô cho biết mức độ ảnh hưởng của tự chủ tài chính đến chất

lượng giáo dục như thế nào?

 Rất ảnh hưởng  Có ảnh hưởng  Ảnh hưởng ít  Không ảnh hưởng

Ý kiến khác:

Câu 2: Xin thầy/cơ vui lịng đánh giá mức độ tự chủ tài chính đối với các tiêu

chí dưới đây:

STT Nội dung được quyền tự chủ Rất tựchủ (3 điểm) Tự chủ (2 điểm) Chưa tự chủ (1 điểm)

1 Được cấp một khoản kinh phí

2 Phân bổ kinh phí dựa vào các nhu cầu của nhà trường

3 Kế hoạch kinh phí do nhà trường lập được thông qua và được hội đồng trường giám sát 4 Kế hoạch kinh phí do nhà trường lập và cấp

quản lý trực tiếp phê duyệt theo các quy định về tự chủ tài chính

5 Chuyển kết dư tiền tiết kiệm từ năm này sang năm khác

6 Quyết định các khoản thu, mức thu đối với các hoạt động dịch vụ theo các hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước, các hoạt động liên doanh, liên kết

7 Trích lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập

8 Lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 9 Quyết định tổng mức thu nhập trong năm

cho người lao động sau khi đã thực hiện việc trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 10 Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao

động

11 Chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất cơng tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn

12 Chi khen thưởng cho cá nhân có thành tích lao động tốt

18 Có chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh nghèo

19 Có chính sách khuyến khích tài chính cho học sinh tài năng

20 Chi trợ cấp khó khăn cho GV, nhân viên nhà trường

21 Được quyền lựa chọn người cung cấp các trang thiết bị cho nhà trường (có đấu thầu và khơng có đấu thầu)

22 Có chính sách và báo cáo minh bạch tài chính

23 Xây dựng và chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ

Câu 3: Xin thầy/cô cho biết công tác lập kế hoạch tài chính được nhà trường

thực hiện theo:

 Từng năm > 1-5 năm  >5-10 năm

Câu 4: Xin thầy/cô xếp thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất về

căn cứ để lập kế hoạch tài chính của nhà trường dưới đây:

 Dựa vào định mức, chế độ chính sách………….  Dựa vào chỉ tiêu kế hoạch năm…………………  Dựa vào nhiệm vụ năm học…………………….  Dựa vào quy chế chi tiêu nội bộ………………..

Câu 5: Xin thầy/cô cho biết thời điểm lập kế hoạch tài chính của nhà trường?

 Chủ động thực hiện trước khi có yêu cầu  Khi có yêu cầu của Sở GD & ĐT

 Khác…………………….

Câu 6: Xin thầy/cô cho biết mức độ cần thiết của việc khai thác nguồn lực tài

chính cho phát triển giáo dục trong nhà trường

STT Nội dung Mức độ Rất cần thiết (3 điểm) Cần thiết

(2 điểm) cần thiếtKhông (1 điểm) 1 Khai thác tối đa nguồn lực tài chính

NSNN cấp chi thường xun

2 Khai thác nguồn học phí do học sinh đóng góp

3 Khai thác nguồn kinh phí XDCB tập trung

4 Đóng góp của phụ huynh 5 Xã hội hóa giáo dục

Câu 7: Xin thầy/ cô cho biết mức độ ảnh hưởng của việc khai thác nguồn lực

tài chính cho phát triển giáo dục trong nhà trường

STT Nội dung Mức độ Rất ảnh hưởng (3 điểm) Ảnh hưởng (2 điểm) Không ảnh hưởng (1 điểm) 1 Cấp phát KP từ cơ quan tài chính cấp trên

2 Cơ chế tài chính của nhà trường 3 Bộ phận kế toán của nhà trường

4 Cơng tác xây dựng kế hoạch dự tốn ngân sách năm

Câu 8: Xin thầy/cô cho biết mức độ thực hiện các nội dung trong quản lý

STT Nội dung Mức độ Thực hiện tốt (3 điểm) Thực hiện bình thường (2 điểm) Thực hiện khơng tốt (1 điểm) 1 Mức độ thực hiện nội dung tự chủ

trong điều hành ngân sách của đơn vị

2 Nội dung quản lý kinh phí mua sắm tài sản

3 Nội dung quản lý cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập

4 Nội dung quản lý sử dụng kinh phí tiết kiệm được từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w