Một số tiếp cận về quản lý hoạt động tài chính trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 31 - 36)

8. Cấu trúc của Luận văn

1.4. Một số tiếp cận về quản lý hoạt động tài chính trường THPT

1.4.1. Tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội của nhà trường trong quản lý hoạt động tài chính

a. Thực hiện 3 cơng khai

- Công khai về chất lượng đào tạo

- Công khai về các điều kiện về cơ sở vật chất, ĐNGV và CBQL - Công khai về thu và chi tài chính.

b. Xây dựng “Quy chế chi tiêu nội bộ”

Nguyên tắc, nội dung và phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

- QCCTNB là do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức cơng đồn đơn vị.

- QCCTNB phải gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi và giám sát thực hiện; gửi Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.

- Nội dung QCCTNB bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường cơng tác quản lý.

- Đối với trường phổ thông tự chủ một phần kinh phí: được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn và thấp hơn mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Đối với trường phổ thơng dân tộc nội trú do NSNN đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động, quyết định mức chi không vượt quá mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành, thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung cơng việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.

Tiến trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

(a) Chuẩn bị xây dựng QCCTNB

- Căn cứ vào các văn bản quản lý của Nhà nước, các cơ quan quản lý cấp trên và thực tế hoạt động của nhà trường, hiệu trưởng chuẩn bị nội dung thơng báo trong tồn hội đồng về thực hiện đổi mới QLTC, trong đó cần thiết phải xây dựng QCCTNB.

- Hiệu trưởng hoặc ủy quyền hiệu phó và phụ trách kế toán xây dựng đề cương QCCTNB.

- Thông qua các cán bộ cốt cán của nhà trường về đề cương QCCTNB, trong đó có Ban chấp hành Cơng đồn nhà trường.

- Cho thảo luận rộng rãi trong toàn thể CBGV và nhân viên nhà trường.

- Tranh thủ ý kiến của cấp trên. (c) Hoàn thiện QCCTNB

- Hiệu trưởng hoặc người được ủy quyền và kế tốn chỉnh sửa lại QCCTNB.

- Thơng qua tồn thể cán bộ, GV và nhân viên nhà trường. - Hoàn thiện lần cuối QCCTNB

- Gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước.

1.4.2. Cơ chế QLTC đơn vị sự nghiệp công lập

Cơ chế QLTC nhằm tăng cường tự chủ cho các trường phổ thông, đối với trường phổ thông công lập được căn cứ vào Nghị định 10-2002/NĐ-CP, hiện nay Nghị định này đã được thay thế bằng Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006.

Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý trường phổ thông là:

(1) Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho nhà trường trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hồn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của nhà trường để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho GV, cán bộ nhân viên.

(2) Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động giáo dục, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN.

(3) Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với trường phổ thông, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động giáo dục phổ thông ngày càng phát triển; bảo đảm đầy đủ chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được giáo dục theo quy định ngày càng tốt hơn.

Các định hướng đổi mới cơ chế tài chính đơn vị SN cơng lập (trường phổ thơng):

- Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách

- Tăng trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch ngân sách.

- Xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho giáo dục. - Đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học.

- Tăng cường trách nhiệm của các trường trong QLTC. - Đổi mới giám sát tài chính giáo dục.

1.4.3. Hiệu trưởng với việc QLTC trong trường THPT

Điều tiên quyết trong cơng tác quản lí tài chính là phải đảm bảo đúng luật, công khai, minh bạch. Đồng thời, hiệu trưởng cần phải nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình là huy động và sử dụng nguồn tài chính sao cho tiết kiệm mà có hiệu quả cao nhất. Hiệu trưởng phải biết năng động, sáng tạo trong việc huy động nguồn tài chính và biết tổ chức phân phối, sử dụng các nguồn tài chính hợp lí nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập ngày càng tốt hơn, đưa nhà trường ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

Trong cơng tác quản lí tài chính, Hiệu trưởng phải tuân thủ các chế độ, các quy định tài chính, phải liêm khiết trong cơng tác quản lí tài chính trong nhà trường. Những vi phạm các quy định về tài chính, phân phối khơng công bằng, lợi dụng qyền hạn của hiệu trưởng để thu lợi cá nhân sẽ dẫn đến các hậu

quả khơng tốt trong cơng tác quản lí nhà trường cũng như đối với cá nhân người hiệu trưởng.

Hiệu trưởng phải biết chi tiêu đúng trong phạm vi ngân sách được cấp phát (a) và sử dụng nguồn tiền này để tạo ra chất lượng hiệu quả giáo dục đích thực (b).

Sẽ có bốn trường hợp xảy ra: trường hợp thứ nhất, hiệu trưởng thực hiện thu chi đúng (a+) và chất lượng hiệu quả giáo dục tốt (b+). Trường hợp thứ hai, hiệu trưởng thực hiện thu chi đúng (a+) và chất lượng hiệu quả giáo dục chưa tốt (b-). Trường hợp thứ ba, hiệu trưởng thực hiện thu chi chưa tốt (a-) và chất lượng hiệu quả giáo dục khả quan (b+). Trường hợp thứ tư, hiệu trưởng thực hiện thu chi chưa tốt (a-) và chất lượng hiệu quả giáo dục không tốt (b-).

(+) (-) (+) Trường hợp 1 (a+) (b+) Trường hợp 3 (a-) (b+) (-) Trường hợp 2 (a+) (b-) Trường hợp 4 (a-) (b-)

Nếu hiệu trưởng ở vào trường hợp 1 là hiệu trưởng giỏi. Hiệu trưởng ở vào trường hợp 4 là rất đáng lo ngại cho sự nghiệp chung. Hiệu trưởng ở vào trường hợp 2 là người chỉ biết giữ tiền nhưng là nhà sư phạm tồi; trường hợp này có dấu hiệu lo ngại. Hiệu trưởng ở vào trường hợp thứ 3 là người giữ tiền chưa tốt nhưng là nhà sư phạm tốt, trường hợp này cũng chưa thật yên tâm [12, tr. 20].

a (thu, chi) b

Chất lượng, hiệu quả giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w