Nêu cao ý thức tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý cơng tác

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 100)

8. Cấu trúc của Luận văn

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động tài chín hở các trường THPT tỉnh KonTum

3.3.3. Nêu cao ý thức tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý cơng tác

cơng tác tài chính cho các trường THPT

a. Mục tiêu của biện pháp

Triệt để phân cấp QLTC theo hướng giao quyền tự chủ và tính chịu trách nhiệm đầy đủ hơn, tốt hơn cho các trường THPT tỉnh Kon Tum trong công tác QLTC.

b. Nội dung của giải pháp

Thông báo chỉ tiêu ngân sách cho các trường THPT trong tỉnh ngay vào đầu năm.

Giao quyền tự chủ để từng trường cụ thể hóa ngân sách được giao để sử dụng có hiệu quả theo tiến độ, đúng chính sách, chế độ, định mức và tiêu chuẩn quy định. Được tự chủ trong hạch toán theo nguyên tắc đảm bảo chi thường xuyên, hoàn thành nhiệm vụ.

Giao quyền quyết định kế hoạch cho từng trường theo định hướng phát triển giáo dục THPT của địa phương và tự chủ trong sử dụng kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản trong phạm vi dự toán ngân sách được giao, được quyết định thu hồi, điều chuyển tài sản trong phạm vi của trường.

c. Tổ chức thực hiện

Để tổ chức thực hiện tốt biện pháp này, Sở GD&ĐT cần chỉ đạo:

Muốn làm tốt việc đó các trường phải có một số quyền hạn nhất định, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức triển khai và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập và quản lý nhân sự tài chính. Để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động

thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm có hiệu quả, các trường thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và Kho bạc Nhà nước thực hiện giám sát chi.

Đối với các trường tự bảo đảm chi phí hoạt động và các trường tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, hiệu trưởng nhà trường được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Đối với các trường do NSNN bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động, hiệu trưởng nhà trường phải chủ động sử dụng số biên chế do cấp có thẩm quyền giao, bố trí, sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhà trường. Nhà nước cũng khuyến khích các đơn vị có các biện pháp để tăng thu nhập cho cán bộ, GV trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao và tăng thu, tiết kiệm chi.

Chủ động và chịu trách nhiệm quyết định các khoản thu chưa sử dụng hết trong nhà trường cho các công việc: trả thu nhập tăng thêm cho người lao động và trích lập các quỹ: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Sử dụng các quỹ đảm bảo lợi ích cho cán bộ, GV, cơng nhân viên trong nhà trường và mua sắm, xây dựng tăng cường cơ sở vật chất trường học kịp thời phục vụ các công việc chuyên môn của nhà trường.

Để làm được điều này các hiệu trưởng và kế tốn các trường cần phải chủ động trong cơng việc và dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước toàn thể cán bộ, GV, công nhân viên trong nhà trường; trong phạm vi trách nhiệm của mình phải thực hiện tốt tính tự chủ, tính trách nhiệm trong quả lý tài chính.

3.3.4. Phát triển năng lực QLTC cho đội ngũ CBQL tài chính trong các trường THPT

a. Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng cho đội ngũ QLTC các trường về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tốt hơn nhằm đủ năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm công tác QLTC, đảm bảo nguồn lực tài chính đầu tư cho nhà trường được sử dụng có hiệu quả.

b. Nội dung của biện pháp

Bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng cho CBQL tài chính. Nhìn chung, u cầu kế tốn trong nhà trường phải có chun mơn nghiệp vụ giỏi về kế toán và am hiểu về giáo dục, tuyệt đối chấp hành đúng các chế độ tài chính mà Nhà nước đã ban hành, ngồi ra phải thực hiện tốt các quy chế chi tiêu nội bộ mà nhà trường đã xây dựng.

Phát triển năng lực QLTC cho đội ngũ CBQL tài chính bao gồm cả hiệu trưởng và kế toán của các trường. Đối với hiệu trưởng, cần được bồi dưỡng về cách thức QLTC trong trường phổ thông.

c. Tổ chức thực hiện

Sở GD&ĐT cần tiến hành:

Khảo sát, đánh giá năng lực và phân loại sự hiểu biết của các hiệu trưởng và kế toán của các trường THPT trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch bồi dưỡng hợp lý. Các kế hoạch bồi dưỡng phải xuất phát từ thực tiễn quản lý.

Đối với kế toán: bộ phận kế tốn có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của nhà trường, do vậy, địi hỏi bộ phận kế tốn khơng chỉ am hiểu về chế độ QLTC mà còn phải am hiểu các nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường và chú trọng kỷ năng QLTC trường học, từ đó có kế hoạch chi tiêu tài chính sao cho phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả.

Mở những lớp tập huấn về công tác QLTC cho kế toán, cách thức quản lý thu chi, phản ánh các nghiệp vụ kế toán lên sổ sách, thao tác trên phần mềm. Bên cạnh đó cần có chính sách để tạo điều kiện cho kế toán các trường đi đào tạo nâng cao trình độ chun mơn bằng hình thức ngắn hạn hoặc dài hạn.

Đối với hiệu trưởng: thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề hoặc tạo điều kiện để hiệu trưởng học nâng cao trình độ như học các lớp sau đại học chuyên ngành quản lý giáo dục.

Mở lớp tập huấn cho hiệu trưởng về phương thức QLTC trường học nói chung, trường THPT nói riêng theo hướng tự chủ.

Thường xuyên cập nhật kiến thức, nội dung các văn bản mới về đầu tư và sử dụng tài chính cho giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng.

3.3.5. Đổi mới cơng tác cơng khai tài chính và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

a. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này nhằm đảm bảo tính minh bạch, hợp lý, hợp pháp trong quản lý hoạt động thu chi của nhà trường.

b. Nội dung của biện pháp

Đổi mới cơng tác cơng khai tài chính về nội dung, hình thức và thời điểm cơng khai. Đổi mới, rà sốt lại việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, theo đó, những quy định nào khơng cịn phù hợp thì cần thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế tại trường và diễn biến kinh tế tài chính trên thị trường nhằm đảm bảo tốt nhất việc sử dụng nguồn tài chính hiệu quả.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của trường.

c. Tổ chức thực hiện

Mỗi trường cần soạn thảo một quy chế cơng khai tài chính dựa vào Quy chế cơng khai tài chính được Ban hành kèm theo Thơng tư số 09/2009/TT- BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để dựa vào đó thực hiện. Trong quy chế cơng khai tài chính cần quy định rõ nội dung cơng khai, hình thức cơng khai và thời điểm cơng khai việc thu và sử dụng các nguồn NSNN và ngồi NSNN cấp đảm bảo u cầu chính xác.

Trong đó, hiệu trưởng cần quy định rõ nội dung cơng khai bao gồm cơng khai căn cứ thu, mục đích thu, đối tượng thu, mức thu; công khai mức chi bao gồm căn cứ chi, mức chi, mục đích chi, đối tượng chi.

Về hình thức cơng khai, nên có nhiều hình thức cơng khai tài chính như niêm yết tại bảng thơng báo của nhà trường, trên trang thông tin điện tử, công bố trong hội nghị cán bộ, công chức và công khai các khoản thu, khoản chi liên quan đến học sinh cho cha mẹ học sinh.

Về thời điểm công khai, các trường nên chọn thời điểm khi kết thúc năm học vào tháng 6 (công khai các nội dung chi) và đầu năm học mới vào tháng 9 hàng năm (công khai các nội dung thu).

Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để thực thi quyền tự chủ tài chính cần đảm bảo chi tiết và công khai. Các nguồn thu cần được chi tiết mức thu, nội dung thu; chi tiết các khoản chi bao gồm mức chi và nội dung chi; chi tiết mục tiêu và tiêu chuẩn phân phối nguồn tài chính và các quy trình, thủ tục kiểm tra, giám sát… Quan trọng hơn trong quy chế chi tiêu nội bộ là đề ra được các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi, và xác định trách nhiệm của các tập thể và cá nhân đối với công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính. Chỉ khi quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng thật khoa học và hợp lý thì mới có cơ sở để chi một cách công khai và minh bạch. Việc chi tiêu trong nhà truờng phải được tính tốn thật kỹ và phải tuân theo một số yêu cầu nhất định:

- Hiệu trưởng nắm vững chế độ thu chi và tình hình dự tốn đã được duyệt để có quyết định sáng suốt, linh động vừa đảm bảo chấp hành dự toán vừa đạt yêu cầu nhà trường.

- Các nội dung chi phải được cụ thể hóa và tuân thủ các nguyên tắc, định mức đã được xây dựng ở quy chế chi tiêu nội bộ; trường hợp trong quá trình triển khai thực hiện nếu thấy có một số nội dung khơng cịn phù hợp thì có sự điều chỉnh; tuy nhiên việc điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc có sự bàn bạc và thống nhất cao trong Ban giám hiệu, có sự đồng thuận nhất trí của tập thể CBCC nhà trường.

- Việc xây dựng quy chế chi tiêu phải đạt hiệu quả cao, vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính lâu dài, vừa đem lại lợi ích cá nhân vừa có lợi ích cho tập thể. Có hướng dẫn thực hiện quy trình và nội dung quy chế chi tiêu nội bộ cụ thể:

a) Mục đích xây dựng quy chế

- Tạo quyền chủ động (tự chủ, tự chịu trách nhiệm) trong chi tiêu cho Hiệu trưởng trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; chủ động trong quản lí sử dụng lao động và chi tiêu nguồn lực tài chính; sử dụng tài sản cơng đúng mục đích và có hiệu quả.

- Đảm bảo công bằng chi tiêu trong đơn vị.

- Sử dụng kinh phí tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu, đúng mục đích, hiệu quả.

- Làm căn cứ để Hiệu trưởng quản lí, thanh tốn các khoản chi tiêu trong nhà trường; đồng thời làm căn cứ để các cơ quan chức năng cấp trên và Kho bạc kiểm soát.

- Nâng cao hiệu suất lao động đối với cán bộ, GV, nhân viên góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường.

b) Nội dung Quy chế chi tiêu nội bộ và các bước xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ

- Nội dung:

Nội dung Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ,, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong toàn trường, đảm bảo hồn thành nhiệm vụ được giao, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường cơng tác quản lí.

- Các bước xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ + Chuẩn bị và xây dựng dự thảo.

+ Thảo luận và lấy ý kiến nội bộ nhà trường. + Phê duyệt.

+ Báo cáo cấp trên.

c) Nguyên tắc, căn cứ để xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ

Nguyên tắc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ

- Đối với trường PT DTNT do NSNN bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động, quy định mức chi khơng vượt quá mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; mọi chi tiêu phải đảm bảo có đủ hóa đơn và chứng từ hợp pháp, hợp lệ.

- Phải phù hợp với hoạt động đặc thù của trường PTDTNT.

- Phải đảm bảo cho nhà trường và cán bộ, GV, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

- Phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên nhà trường; thực hiện dân chủ, công khai minh bạch các nguồn thu, chi theo quy định của pháp luật.

- Đảm bảo chế độ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập.

d) Căn cứ xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ

- Dựa vào dự toán thu, chi ngân sách được Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Giáo dục và Đào tạo) giao và phê duyệt; chỉ tiêu học sinh và biên chế đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên được Sở Giáo dục và Đào tạo giao hàng năm.

- Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ được giao trong năm. - Quy định sử dụng tài sản công của nhà trường.

- Tình hình thực hiện qua các năm về chi tiêu kinh phí quản lí hành chính và sử dụng tài sản tại nhà trường.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng quy định tại Điều lệ trường phổ thông trung học và Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

e) Quy định về các khoản chi tiêu nội bộ

Các nội dung chi tiêu quản lí hành chính áp dụng theo Quy chế chi tiêu nội bộ, gồm:

- Các khoản chi thanh toán cá nhân:

+ Đối với cán bộ, GV nhân viên: như tiền lương và các khoản phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...

+ Đối với học sinh: chi học bổng hàng tháng; trang bị đồ dùng sinh hoạt cá nhân; học phẩm, sách giáo khoa....

- Chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng; chi phí th mướn vật tư văn phịng; thơng tin, tun truyền, liên lạc;

- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn; chi hội nghị, công tác phí, tiếp khách…

- Chi các khoản chi đặc thù của ngành theo quy định của các cấp có thẩm quyền;

- Mua sắm trang thiết bị, phương tiện vật tư (nhỏ); sửa chữa tài sản cố định;

- Thu, chi phục vụ cho cơng tác thu phí và lệ phí theo quy định.

 Các nội dung kinh phí khơng thực hiện chế độ tự chủ gồm:

- Kinh phí sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn mà kinh phí thường xun khơng đáp ứng được;

- Vốn thuộc các dự án; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do cơ quan có thẩm quyền giao;

- Kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng, phụ cấp cho các tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan theo quy định; kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế, đào tạo cán bộ công chức, nghiên cứu khoa học, vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được duyệt.

Việc sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được: căn cứ vào kinh phí tiết kiệm được của năm trước chuyển sang (nếu có) và số tiết kiệm được trong năm, Hiệu trưởng thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường quyết định việc chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, GV, nhân viên nhà trường (cũng có thể thống nhất việc chi phúc lợi tập thể; trợ cấp khó khăn cho cán bộ, GV nhà trường; chi tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường…).

3.3.6. Tin học hóa cơng tác QLTC và hồn thiện cơ sở vật chất, phương tiện quản lý hoạt động tài chính ở trường THPT

a. Mục tiêu của biện pháp

Để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cần phải ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm QLTC sẽ khắc phục được những hạn chế của mơ hình quản lý hiện tại theo kiểu thủ công.

Biện pháp này cũng nhằm mục tiêu cải thiện môi trường làm việc và cách thức quản lý hoạt động tài chính ở các trường THPT tỉnh Kon Tum.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tài chính các trường học (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w