Đa dạng hóa các nội dung hoạt động phát triển văn hóa đọc cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 114 - 123)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2 Nhóm giải pháp đối với Thƣ viện

3.2.2 Đa dạng hóa các nội dung hoạt động phát triển văn hóa đọc cho học

lƣợng vốn tài liệu, thu hút học sinh đến với thƣ viện ngày càng nhiều, đây cũng chính là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển văn hóa đọc trong nhà trƣờng.

Bên cạnh đấy, Thƣ viện cũng nên phát triển nguồn lực thông tin điện tử, việc phát triển nguồn lực thông tin điện tử không làm ảnh hƣởng đến việc đọc của các em mà ngƣợc lại, chúng ta đang áp dụng những công nghệ tiên tiến để hỗ trợ các em trong quá trình tìm kiếm và đọc tài liệu mình cần một cách nhanh chóng. Những tài liệu điện tử cũng là những tài liệu đã đƣợc kiểm duyệt, đảm bảo về nội dung nên khi các em sử dụng, chúng ta cũng không cần lo về việc thông tin tác phẩm bị sai lệch.

3.2.2 Đa dạng hóa các nội dung hoạt động phát triển văn hóa đọc cho học sinh. học sinh.

3.2.2.1 Hoàn thiện và phát triển các loại hình đã và đang thực hiện tại thƣ viện.

Xây dựng phong trào đọc sách bám sát theo chủ đề năm học.

Trong luận văn của mình tác giả cũng đƣa ra giải pháp cần phải đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong trƣờng Tiểu học Ban Mai theo hai hình thức.

Một là tổ chức phong trào căn cứ vào các ngày lễ, kỉ niệm lớn của trƣờng hoặc của cả nƣớc nói chung nhƣ: Ngày Quốc khánh (2/9); ngày phụ nữ Việt Nam (20/10); ngày nhà giáo Việt Nam (20/11); chủ đề mùa xuân – tết

Nguyên Đán; ngày quốc tế phụ nữ (8/3), ngày sinh nhật Bác (19/5)...Các phong trào đọc sách này có thể đƣợc tổ chức chung cho toàn khối lớp hoặc căn cứ vào tình hình của từng khối lớp mà tổ chức riêng, những phong trào đọc sách nhƣ vậy khơng nhất thiết phải phụ thuộc vào chƣơng trình học của từng khối lớp, CBTV có thể tự tổ chức phong trào và phát động tại thƣ viện. Đây là một hoạt động mà đa số các bạn học sinh của trƣờng đều yêu thích và nên tổ chức thƣờng xuyên trong năm học.

Hai là tổ chức phong trào đọc sách theo từng chủ điểm, chủ đề sát với chƣơng trình học và hoạt động ngoại khóa của học sinh. Việc xây dựng phong trào nhƣ vậy cần phải căn cứ vào chƣơng trình học cụ thể của học sinh vì vậy cần có sự phối hợp giữa CBTV và GVCN các khối lớp để có thể thực hiện phong trào đƣợc hiệu quả. Các chủ điểm, chủ đề năm học có thể là: Ngày hội khai trƣờng; Trung thu yêu thƣơng (tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch); chủ đề mùa xuân – Tết Nguyên Đán; tết trồng cây; con yêu mẹ (chủ đề nhân ngày 8/3); Bác Hồ - một tình yêu bao la (tổ chức nhân kỷ niệm sinh nhật Bác); Chủ đề danh nhân (tổ chức theo chƣơng trình học của học sinh); văn học dân gian; Điện Biên Phủ....

Việc xây dựng và tổ chức phong trào đọc sách là một hoạt động cực kỳ có ý nghĩa và thiết thực đối với các em học sinh của trƣờng. Tham gia phong trào đọc sách khơng chỉ kích thích nhu cầu, hứng thú đọc của các em mà còn giúp các em bồi dƣỡng tri thức về hiểu biết xã hội, về thiên nhiên, đất nƣớc con ngƣời, bồi dƣỡng tâm hồn cũng nhƣ tình yêu đối với sách.

Trong quá trình tổ chức “Phong trào đọc sách” CBTV cũng nên hƣớng dẫn các em đọc sách, viết thu hoạch về sách sau khi đọc, nhƣ vậy các em sẽ càng ghi nhớ nội dung những cuốn sách đã đƣợc đọc. CBTV sẽ hƣớng dẫn các em viết phiếu nhật ký đọc sách , tuy nhiên việc viết phiếu nhật ký đọc sách phải đƣợc các em tự nguyện, nhƣ vậy mới tăng thêm hứng thú cho các em trong quá trình đọc.

Sau khi phong trào đọc sách kết thúc, GVCN và CBTV cần tổng hợp phiếu đọc sách của tất cả học sinh sau đó căn cứ vào từng chỉ tiêu của các khối lớp chọn ra các bạn đọc đƣợc nhiều sách nhất và có những ghi chép đầy đủ về cuốn sách mình đọc để trao giải. Phần thƣởng cho các em là những cuốn sách hay, có ý nghĩa, chứng tỏ việc đọc sách của các em khơng chỉ giúp ích cho các em trong việc học mà cịn giúp các em đạt đƣợc thành quả nhất định khi tham gia phong trào của nhà trƣờng, khích lệ các em tiếp tục cố gắng trong những phong trào đọc sách tổ chức tiếp theo của nhà trƣờng.

Tăng cường tần suất và nội dung triển lãm sách.

Thƣ viện trƣờng Tiểu học Ban Mai cũng đã từng tổ chức các cuộc triển lãm sách, tuy nhiên việc thực hiện cũng khơng hiệu quả cao vì CBTV chƣa biết cách tổ chức và thực hiện, cũng nhƣ tần suất thực hiện chƣa nhiều, nội dung triễn lãm chƣa thực sự hấp dẫn thu hút đƣợc học sinh.

Thƣ viện nên tổ chức triển lãm sách định kỳ hàng tháng, hoặc triển lãm theo chủ đề phục vụ các ngày lễ lớn hoặc các sự kiện trọng đại. Ví dụ nhƣ: Thƣ viện tổ chức triển lãm sách sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân ngày sinh nhật Ngƣời (19/5), triển lãm sách khoa học kỳ thú nhân dịp mới nhập về để đông đảo bạn đọc biết đến, triển lãm sách về lịch sử Việt Nam nhân dịp kỉ niệm 30/4….

Để chuẩn bị cho triển lãm cán bộ thƣ viện cũng cần xác định đề tài cụ thể. Tên đề tài phải gây đƣợc sự chú ý vì vậy cần đƣợc thể hiện chính xác, rõ ràng và biểu cảm. Đối với lứa tuổi tiểu học cần tổ chức những triển lãm với những đề tài vừa sức, gắn với những vấn đề thƣờng nhật và có số lƣợng sách trƣng bày không quá nhiều.

Nâng cao chất lượng và tần suất tổ chức các buổi giới thiệu sách.

Thƣ viện có thể tiến hành giới thiệu một cuốn sách hoặc vài cuốn sách trong một buổi. Đây là hình thức hƣớng dẫn các em lựa chọn sách một cách tích cực.

Sách dùng để giới thiệu có thể đƣợc lựa chọn theo một chủ đề nhất định (nhân dịp kỉ niệm một sự kiện, nhân ngày lễ lớn…) hoặc theo thể loại (truyện, thơ thiếu nhi…) hoặc giới thiệu sách mới nhập vào thƣ viện. Sách đƣợc chọn giới thiệu cho các em phải đảm bảo có giá trị nội dung và nghệ thuật cao.

CBTV của nhà trƣờng là ngƣời phải am hiểu về lĩnh vực mà cuốn sách đề cập đến, đồng thời nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh, có khả năng phân tích, gợi mở những vấn đề trong cuốn sách phù hợp với nhu cầu và hứng thú của các em. Giới thiệu sách cho các em cũng cần nhấn mạnh các chi tiết điển hình, phản ánh giá trị nội dung và lôi cuốn sự chú ý của các em.

Ví dụ: Khi giới thiệu tuyển tập truyện ngắn hay và đặc sắc của Gianni Rodari – những tác phẩm đã đƣa ông trở thành là một trong những nhà văn viết cho thiếu nhi vĩ đại nhất của thế kỷ 20, CBTV nên bắt đầu bằng những ngôn từ ngắn gọn, dễ hiểu và kích thích trí tị mị của các em nhƣ: Đã bao giờ các con thử tƣởng tƣợng điều gì sẽ xảy ra khi bỗng nhiên trong thành phố xuất hiện một chiếc đĩa bay khổng lồ chƣa? Hay con có biết ai sở hữu giọng hát kinh khủng đến mức có thể làm vỡ cửa kính, rơi quạt trần, thậm chí sập cả nhà? Tất cả sẽ đƣợc bật mí qua những tác phẩm của Gianni Rodari....

Bên cạnh đó, khi giới thiệu sách cho các em CBTV nên kết hợp với các hiệu ứng từ CNTT nhƣ máy chiếu, nhạc nền sẽ làm cho các em cảm thấy hứng thú và sinh động hơn trong quá trình lắng nghe.

Tùy theo thể loại của cuốn sách nên có những phƣơng pháp, phong cách giới thiệu sách thích hợp. Khi giới thiệu một tác phẩm văn học nghệ thuật cần khơi gợi những rung động, cảm xúc tích cực trong các em, giới thiệu sách khoa học khám phá phải kích thích trí tị mị, sự ham hiểu biết…chất lƣợng của buổi giới thiệu sách không chỉ phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật của cuốn sách mà cịn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết,

kinh nghiệm cũng nhƣ khả năng cảm thụ, diễn đạt và thuyết phục của ngƣời giới thiệu sách.

Việc giới thiệu sách đƣợc CBTV thực hiện đầy đủ 1 lần/ 1 tháng tại Trung tâm tổ chức sự kiện của nhà trƣờng hoặc tại thƣ viện trƣờng để các em có thêm nhiều sự lựa chọn sách từ thƣ viện, đồng thời các hiệu ứng đi kèm trong quá trình giới thiệu sách cần đƣợc thực hiện phong phú sinh động hơn nhƣ việc sử dụng máy chiếu hỗ trợ giới thiệu sách cần chèn thêm hình ảnh về nội dung tác phẩm hay những câu nói hay, có giá trị của tác phẩm để học sinh có thể ghi nhớ ngay lập tức hoặc kích thích ham muốn và trí tị mị của các em. Đồng thời, q trình giới thiệu sách phải ngắn gọn, khơng kéo dài thời gian quá 20 phút/ 1 buổi, tránh tình trạng học sinh khơng muốn lắng nghe. Có thể bổ sung nhạc nền trong quá trình giới thiệu sẽ làm các em cảm thấy khơng bị nhàm chán.

Thường xuyên tổ chức các cuộc thi vui đọc sách, kể chuyện, thảo luận sách nhằm tạo hứng thú, thu hút đối với học sinh.

Thi vui đọc sách.

Để động viên các em học sinh đọc sách, thƣ viện nên phát động những đợt thi vui đọc sách nhân dịp các ngày lễ, ngày kỷ niệm hoặc những đợt vận động chính trị, sản xuất. Hình thức thi vui có thể là: thi trả lời câu hỏi trong sách, đi du lịch qua đọc sách, thi đọc và làm theo sách…hoạt động này giúp các em vừa có thêm kiến thức, vừa cảm thấy hứng thú với việc đọc sách. Sau khi kết thúc đợt thi, thƣ viện nên tổ chức biểu dƣơng, phát phần thƣởng cho những lớp hoặc cá nhân có nhiều thành tích.

Với những chủ đề “Chúng em về thăm quê Bác”, “Chúng em đi thăm miền nam”…các em có thể tìm đọc cuốn sách nói về Bác, về miền Nam và những cuốn sách xoay quanh chủ đề trên. Cứ mỗi trang sách là một kilomet,

đọc thêm một trang sách là các em về tới quê Bác mau hơn, vào thăm miền Nam nhanh hơn.

Tổ chức du lịch qua đọc sách khơng những khuyến khích các em đọc nhiều sách mà còn giúp các em hiểu rõ thêm đất nƣớc ta giàu đẹp, nhân dân ta anh hung.

Thi vẽ tranh theo sách: Đây là hình thức giúp các em thể hiện cảm xúc, ấn tƣợng sâu sắc nhất của mình sau khi đọc sách bằng cách vẽ lại sách dƣới sự sáng tạo của bản thân. Trong các cuộc thi này, năng khiếu nghệ thuật của các em đƣợc phát hiện, nếu đƣợc bồi dƣỡng kịp thời sẽ phát triển thành những tài năng nghệ thuật cho đất nƣớc. Thƣ viện trƣờng Tiểu học Ban Mai trong các năm học trƣớc cũng có tổ chức cho các em vẽ tranh theo sách trong chƣơng trình tiết học thƣ viện nhƣng không phải theo hình thức thi mà áp dụng dƣới hình thức bài tập trên lớp nhƣ vẽ hình Bác Hồ, vẽ các nhân vật trong truyện Doraemon, vẽ nhân vật Tottochan trong tác phẩm Tottochan – cô bé bên cửa sổ…. và việc vẽ tranh nhƣ vậy mang tính chất bắt buộc hơn là tự nguyện. Vì vậy, bên cạnh việc tổ chức cho các em vẽ tranh theo sách trên lớp CBTV cùng GVCN cần phối hợp với nhau để tổ chức các buổi thi vẽ tranh theo sách cho các em học sinh, đây là một hoạt động không tốn nhiều thời gian và sẽ kích thích hứng thú đọc cũng nhƣ khả năng sáng tạo của các em. Thi vẽ tranh theo sách sẽ có tác dụng tích cực tới việc phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm, năng lực sáng tạo thẩm mỹ của các em.

Kể chuyện

Bên cạnh đấy, kể chuyện cũng chính là một trong những biện pháp kích thích nhu cầu, hứng thú đọc của học sinh tiểu học. Tác phẩm dùng để đọc, kể chuyện cho các em phải có giá trị nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật, thƣờng là các tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng, hoặc tấm gƣơng ngƣời tốt, việc tốt…ví dụ nhƣ: Tác phẩm Tottochan – cơ bé bên cửa sổ…Trong q trình đọc

và kể chuyện cần phải biết thể hiện cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu phù hợp với từng thể loại, chủ đề khác nhau. Sau mỗi buổi đọc hay kể chuyện nên tổ chức một cuộc mạn đàm trao đổi nhỏ về những điều đã đƣợc nghe. Học sinh rất thích đƣợc tự mình kể chuyện. Vì vậy, sau khi cán bộ thƣ viện đọc hay kể xong nên để các em trao đổi hay kể lại câu chuyện cho nhau nghe.

Qua việc tổ chức kể chuyện cho học sinh nghe, CBTV có thể kích thích ham muốn đọc sách từ các em, giúp các em rèn luyện khả năng nghe, cảm thụ và truyền đạt tới mọi ngƣời, đặc biệt là đối với học sinh lớp 1 và lớp 2 khi mà các em vẫn cịn chƣa thơng thạo việc đọc và viết.

Hoạt động này đƣợc CBTV cùng với GVCN các lớp kết hợp thực hiện trong các năm học trƣớc và đem lại những hiệu quả tích cực, tuy nhiên việc thực hiện khơng đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, vì vậy Thƣ viện nên tổ chức thƣờng xuyên các hoạt động này nhằm tạo hứng thú, hình thành thói quen đọc sách và phát triển các kỹ năng đọc cho các em học sinh.

Thảo luận sách.

Thảo luận sách là một trong các hình thức thiết thực giáo dục thị hiếu và kỹ năng đọc sách cho các em học sinh, chủ yếu tập trung từ học sinh lớp 4,5 trở lên.

Thảo luận sách là cách thức đi sâu vào lý luận về giá trị nghệ thuật và giá trị tƣ tƣởng của tác phẩm. Do đó, điều kiện trƣớc tiên của một cuốn sách đƣa ra thảo luận là phải đảm bảo về mặt tƣ tƣởng và có tính nghệ thuật cao. Nhƣ vậy, những cuốn sách đƣa ra thảo luận phải là những cuốn có nội dung trong sáng, đã đƣợc kiểm duyệt.

Ngƣời thực hiện tổ chức thảo luận sách có thể là CBTV hoặc thầy cơ giáo phải ghi nhớ đƣợc đầy đủ các chi tiết trong sách, từ đó nêu lên những câu hỏi cho các em thảo luận, phải lôi cuốn sự chú ý của các em.

Nhiệm vụ của ngƣời hƣớng dẫn là phải chọn đƣợc tác phẩm nào phản ánh đƣợc nội dung giáo dục quan trọng, có hình tƣợng nhân vật trong sáng, để

lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn các em, làm cho các em suy ngẫm muốn tranh luận và nói lên thái độ của mình.

Để cho việc thảo luận sách có hiệu quả tốt có thể tìm đọc một số tài liệu liên quan đến đề tài thảo luận nhƣ những bài phê bình về sáng tác của tác giả đƣợc đƣa ra thảo luận.

Dán thơng báo mới để các em có thể nắm đƣợc thông tin và thời gian tham gia thảo luận, trong đó nêu lên những vấn đề cần lƣu ý khi đọc tác phẩm. Có thể trong thời gian chuẩn bị thƣ viện tổ chức nói chuyện về những sáng tác của nhà văn, đọc một số trích đoạn của tác phẩm đó là những điều rất bổ ích cho cuộc thảo luận.

Ngoài những câu hỏi trong đề tài ngƣời hƣớng dẫn thảo luận cần đặt cho các em một số câu hỏi mới, bất ngờ để tranh luận. Điều này hồn tồn phụ thuộc vào sự khơn khéo nhanh trí và tế nhị của ngƣời hƣớng dẫn.

Trong những lần tổ chức thảo luận, thƣ viện có thể mời các tác giả của những cuốn sách mà thƣ viện có ý định đƣa ra thảo luận về gặp gỡ, trao đổi với bạn đọc của thƣ viện, nhƣ vậy sẽ làm các bạn nhỏ hứng thú hơn khi đƣợc trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với chính tác giả của cuốn sách (ví dụ: tác giả Trần Đăng Khoa). Hoặc cũng có thể mời những ngƣời am hiểu đọc sách (ví dụ nhƣ giám đốc các NXB, các nhà sách, các cán bộ đã về hƣu của các nhà xuất bản sách cho thiếu nhi…), những bạn đọc lớn tuổi của thƣ viện (nhƣ các giáo viên trong trƣờng hay ban lãnh đạo) trực tiếp gặp gỡ và thảo luận cùng các bạn học sinh.

Đây là một trong những hình thức tuyên truyền mà Thƣ viện trƣờng Ban Mai cần phải thƣờng xuyên áp dụng để thu hút bạn đọc nâng cao hiệu quả các hoạt động trong phát triển văn hóa đọc cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 114 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)