Đặc điểm học sinh Trƣờng Tiểu học Ban Mai và vai trị của văn hóa đọc đố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 44)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3 Đặc điểm học sinh Trƣờng Tiểu học Ban Mai và vai trị của văn hóa đọc đố

đọc đối với học sinh của trƣờng.

1.3.1 Đặc điểm học sinh Trƣờng Tiểu học Ban Mai.

Học sinh Trƣờng Tiểu học Ban Mai là những học sinh có độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi, các em có nhu cầu đọc tƣơng đối rõ ràng phân theo từng lứa tuổi.

Với các em học sinh từ độ tuổi 6 đến 8 tuổi (Học sinh từ lớp 1 đến lớp 3): các em chủ yếu chƣa biết đọc họăc đọc chƣa tốt, vì vậy học sinh có nhu cầu đọc về những cuốn sách có hình ảnh là chủ yếu, từ việc thơng qua nắm bắt hình ảnh của sách, truyện cũng nhƣ qua lời kể của cô giáo và cha mẹ, các em sẽ nắm đƣợc phần nào nội dung của tài liệu mà mình đang tìm hiểu. Trong thời kỳ này, các em cũng chƣa hình thành hứng thú rõ ràng, kỹ thuật đọc mới đƣợc hình thành nên chƣa hoàn thiện nhƣng các em rất ham đọc sách. Trong giai đoạn này vai trị của cơ giáo và các bậc phụ huynh là rất quan trọng trong việc truyền đạt những kiến thức trong những cuốn sách đến các em. Đó là cách các em tiếp thu những kiến thức đầu đời của mình, tạo nền tảng cho việc tiếp thu những kiến thức khác nhiều hơn nữa trong tƣơng lai. Đồng thời, ở giai đoạn này, các em cũng bắt đầu chuyển từ nghe đọc sang tự mình đọc sách. Đây cũng là giai đoạn khó khăn và quan trọng trong việc hình thành hứng thú và thói quen đọc sách.

Với các em học sinh có độ tuổi từ 9 đến 10 tuổi (Học sinh lớp 4 và lớp 5): Lúc này các em đã có thể đọc, viết và nhận thức kiến thức một cách tƣơng đối đầy đủ. Vì vậy, nhu cầu đọc của các em đƣợc bộc lộ rõ hơn, đó khơng chỉ

là sự định hƣớng từ giáo viên và cha mẹ mà còn xuất hiện hứng thú đọc riêng, đó là nhu cầu tìm hiểu và khám phá tri thức mới của các em. Học sinh lúc này sẽ có nhu cầu về nhiều loại hình tài liệu khác nhau nhƣ: Văn học, lịch sử, toán học, khoa học khám phá, nghệ thuật, khoa học tự nhiên….các em khơng chỉ dừng lại ở việc đọc mà cịn biết nhận xét, đánh giá. Đặc biệt, trong môi trƣờng hiện đại, các em đƣợc tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa của nhà trƣờng, đƣợc hình thành các kỹ năng cần thiết cho việc học thì nhu cầu đọc cũng nhƣ cách sống chủ động, tự mình làm chủ, tự mình phải trau dồi kiến thức để có thể có những kiến thức đầy đủ cho việc học thì việc tìm hiểu tài liệu càng đƣợc phát huy mạnh mẽ hơn. Ở lứa tuổi này cũng cần có sự quan tâm, định hƣớng hứng thú đọc lành mạnh.

1.3.2 Vai trị của văn hóa đọc đối với học sinh Trƣờng Tiểu học Ban Mai.

Đọc sách là một nhu cầu thiết yếu của con ngƣời, là phƣơng thức tốt nhất để làm giàu kinh nghiệm và tri thức. Những thuộc tính đi liền với việc đọc nhƣ suy ngẫm, phân tích, tổng hợp thơng tin là cơ sở cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết tạo nên hệ thống kiến thức của mỗi ngƣời. Căn cứ vào đối tƣợng đọc là học sinh trƣờng tiểu học Ban Mai, tác giả luận văn đƣa ra vai trị chủ yếu của văn hóa đọc đối với các em trong giai đoạn đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay bao gồm:

Văn hóa đọc giúp các em tiếp thu và lĩnh hội các giá trị tri thức.

Học sinh Trƣờng Tiểu học Ban Mai đều là các em có độ tuổi cịn nhỏ, phạm vi hoạt động cịn bị hạn chế, điều đó khơng cho phép các em mở rộng thế giới quan và tích lũy vốn kinh nghiệm phong phú, do đó sách là phƣơng tiện tốt nhất giúp các em tiếp thu những tri thức cần thiết trong đời sống. Các em đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, vì vậy cần đƣợc

bổ sung tri thức hiểu biết ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống, tiếp xúc với nhiều dạng quan hệ xã hội khác nhau.

Văn hóa đọc giúp các em rèn luyện tư duy, chủ động tìm tịi bổ sung kiến thức.

Việc rèn luyện tƣ duy và tìm tịi kiến thức một cách chủ động giúp các em nâng cao chất lƣợng học tập ở trƣờng phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện tại. Văn hóa đọc giúp các em hiểu sâu hơn những tri thức đã đƣợc học ở trƣờng. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua, mà đọc từng câu từng chữ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận đƣợc nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Qua việc lĩnh hội giá trị thơng tin hữu ích trong sách các em có thể giải mã đƣợc thắc mắc của chính mình và tìm hiểu thêm đƣợc nhiều kiến thức phong phú khác từ những cuốn sách hay mà quý giá.

Văn hóa đọc giúp các em phát triển nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Những cuốn sách hay có thể trở thành ngƣời thầy dạy các em trở thành những cá nhân biết yêu thƣơng mọi ngƣời, trung thực, khiêm tốn, can đảm…đọc sách giúp giáo dục đạo đức để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Nhờ có kỹ năng hiểu và lĩnh hội đƣợc các giá trị thông tin trong sách mà các em sẽ tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức bổ ích, những khám phá thú vị trong cuộc sống. Từ cách hiểu giá trị nội dung của sách mà các em học tập, noi gƣơng và hình thành nên cách ứng xử thân thiện, lối sống đạo đức, nhân ái, tình yêu thƣơng quê hƣơng đất nƣớc, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, kính trọng và lễ phép với mọi ngƣời xung quanh, yêu mến đoàn kết với bạn bè, có sự cảm thơng với những ngƣời khơng đƣợc may mắn trong cuộc sống.

Nhƣ vậy, văn hóa đọc đã đóng một vai trị vơ cùng to lớn trong sự hình thành tính cách và tâm hồn trẻ nhỏ. Việc các em sẽ trở thành một ngƣời nhƣ

thế nào trong tƣơng lai, đối xử với mọi ngƣời nhƣ thế nào, hành động ra sao cũng là sự góp phần khơng nhỏ trong việc phát triển văn hóa đọc trong nhà trƣờng hiện nay.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC BAN MAI. 2.1 Khả năng định hƣớng đọc của học sinh.

Văn hóa đọc trƣớc hết đƣợc biểu hiện ở khả năng định hƣớng đọc của học sinh đƣợc phân tích, đánh giá căn cứ vào kết quả phiếu điều tra, tập trung vào các yếu tố: Nhu cầu về hình thức và nội dung tài liệu, nhu cầu về ngơn ngữ tài liệu; Thói quen, sở thích đọc của học sinh và kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn tài liệu của học sinh.

2.1.1 Nhu cầu đọc.

* Nhu cầu về hình thức tài liệu.

Nhu cầu đọc về hình thức tài liệu đƣợc thể hiện qua bảng số liệu dƣới đây.

Bảng 2.1 Nhu cầu đọc theo loại hình tài liệu.

Loại hình tài liệu

Tổng số Khối 1,2,3 Khối 4,5 SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) Sách giáo khoa 80 100 35 100 45 100 Sách tham khảo 57 71,25 24 68,6 33 73,3

Sách truyện thiếu nhi 80 100 35 100 45 100

Báo, tạp chí 80 100 35 100 45 100

Kết quả khảo sát cho thấy: học sinh có nhu cầu đọc về sách giáo khoa, sách truyện thiếu nhi và báo, tạp chí chiếm tỉ lệ tuyệt đối (100%). Việc đọc sách truyện thiếu nhi và báo, tạp chí chiếm tỉ lệ 100% ở các khối cũng là điều dễ hiểu khi các em vẫn đang ở lứa tuổi nhi đồng, nhu cầu đọc về sách có hình ảnh là tƣơng đối nhiều khi các em chƣa nhận biết tốt các mặt chữ và đọc chƣa thông thạo, bên cạnh đó vốn tài liệu của thƣ viện về truyện thiếu nhi cũng chiếm số lƣợng khá lớn so với các loại hình khác (24.730 cuốn). Nhu cầu đọc

sách tham khảo chiếm tỉ lệ 71,25%, đây không phải là một con số thấp nhƣng trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, hƣớng học sinh là trung tâm, giáo viên chỉ là ngƣời gợi mởi kiến thức thì việc các em tìm đọc sách tham khảo phục vụ cho nhu cầu học tập của mình là hết sức cần thiết. Tuy nhiên khơng thể phủ định tình trạng nhu cầu tin hiện tại của thƣ viện, khi học sinh đang chú tâm phần lớn vào việc đọc sách thiên về giải trí nhiều hơn. Đây là tình trạng đọc sách chung của các em học sinh tiểu học hiện nay và cần có đƣợc sự định hƣớng từ CBTV và các bậc phụ huynh.

* Nhu cầu về nội dung tài liệu.

Bảng 2.2 Nhu cầu đọc theo nội dung tài liệu

Nội dung tài liệu

Tổng số Khối 1,2,3 Khối 4,5 SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) Văn học 45 56,25 30 85,7 15 33,3 Toán học 19 23,75 4 11.4 15 33,3 Khoa học khám phá 47 58,75 22 62,8 25 55,5 Xã hội - chính trị 8 10 1 2,8 7 15,5 Nghệ thuật – thể thao 15 18,75 6 17,1 9 20 Lịch sử - địa lí 8 10 2 5,7 6 13,3

Bên cạnh đó, có thể thấy nhu cầu đọc về nội dung tài liệu của học sinh trong trƣờng cũng có những sự khác biệt khi những tài liệu về chủ đề khoa học khám phá chiếm tỉ lệ cao nhất (58,75%), tiếp đến là văn học (56,25%), toán học (23,75%) trong khi các chủ đề khác lại chiếm tỉ lệ thấp nhƣ xã hội - chính trị và lịch sử địa lí (10%). Việc xảy ra sự chênh lệch về lựa chọn sách đọc theo nhu cầu của học sinh hồn tồn có thể lý giải đƣợc, bởi hiện nay các loại sách khoa học khám và và văn học xuất bản cho thiếu nhi rất nhiều và

đƣợc minh họa bằng nhiều hình ảnh đặc sắc, nội dung hấp dẫn và hình thức lơi cuốn, đồng thời những sách về xã hội - chính trị và lịch sử - địa lí thƣờng khơ khan khơng hấp dẫn đƣợc các em. Ngoài ra, ở lứa tuổi các em đang rất tò mò về mọi thứ, nhƣ tại sao lại nhƣ thế này? tại sao lại nhƣ thế kia?, vì vậy mà nhu cầu tìm hiểu để khám phá mọi thứ là điều cần thiết. Bên cạnh đó, khối lƣợng sách về khoa học khám phá và văn học tại thƣ viện đƣợc bổ sung hàng năm nhiều nhất bởi NXB Kim Đồng nên không thể tránh khỏi việc các em lựa chọn đọc những chủ đề sách này nhiều nhất. Tuy nhiên, với số vốn tài liệu về lĩnh vực lịch sử - địa lí (3.574 cuốn) trong thƣ viện thì tỉ lệ đọc 10% là con số q ít. Đây là trách nhiệm thuộc về CBTV cũng nhƣ nhà trƣờng khi chƣa có định hƣớng cho các em trong việc lựa chọn sách dẫn đến tính trạng đọc một cách phiến diện và cảm tính.

Nhìn chung, nhu cầu đọc của học sinh nói chung cũng có những tích cực đáng kể nhƣ học sinh vẫn thích lên thƣ viện và tìm kiếm tài liệu để thỏa mãn nhu cầu đọc của mình, đây đƣợc xem là một yếu tố tích cực để kích thích nhu cầu đọc của học sinh. Nhƣng về hình thức tài liệu thì giữa các loại hình vẫn có sự chênh lệch khá cao khi những tài liệu mang tính chất giải trí lại đƣợc các em lựa chọn nhiều nhất, còn những tài liệu hỗ trợ việc học tập lại chiếm tỉ lệ thấp hơn (sách tham khảo 71,25%) . Bên cạnh đó, nội dung tài liệu cũng đƣợc các em lựa chọn đọc không đồng đều mà đây đều là những chủ đề các em cần phải quan tâm trong q trình học tập.

Có thể khẳng định, đây là hình thức đọc khá phiến diện và các em thƣờng đọc theo cảm xúc của mình vì vậy cần đƣợc điều chỉnh cho phù hợp, tránh trƣờng hợp các em bị thiếu hụt kiến thức về những chủ đề quan trọng nhƣ xã hội - chính trị hay lịch sử - địa lí. Đây cũng là một trong những vấn đề cần đƣợc Ban lãnh đạo nhà trƣờng cũng nhƣ Thƣ viện cần chú trọng để phát triển văn hóa đọc cho học sinh trong trƣờng.

* Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu

Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu của học sinh Trƣờng tiểu học Ban Mai đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây.

Bảng 2.3 Nhu cầu đọc theo ngôn ngữ tài liệu.

Ngôn ngữ tài liệu

Tổng số Khối 1,2,3 Khối 4,5 SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) Tiếng Việt 80 100 35 100 45 100 Tiếng Anh 24 30 9 25,7 15 33,3 Tiếng Nhật 2 2,5 0 0 2 4,4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Khối 1,2,3 Khối 4,5 Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Nhật

Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện nhu cầu đọc theo ngôn ngữ của học sinh

Qua bảng số liệu và biểu đồ chúng ta có thế thấy đƣợc nhu cầu đọc theo ngôn ngữ tài liệu của học sinh Trƣờng Tiểu học Ban Mai: 100% học sinh đều sử dụng tài liệu ngôn ngữ tiếng việt. Tiếp sau là tài liệu tiếng anh 24 lựa chọn (30 %). Chỉ có hai lựa chọn tiếng nhật (2,5 %) và khơng ai sử dụng các thứ tiếng khác. Tỉ lệ sử dụng tài liệu tiếng anh ở nhóm đối tƣợng khối 4,5 cũng cao hơn so với các lớp dƣới (33,3%). Đây cũng là điều dễ hiểu bởi các em lớp

lớn hơn thƣờng sẽ có nhu cầu tìm đọc những tài liệu tiếng anh nhiều hơn. Tuy nhiên, thực trạng này cũng là minh chứng cho số lƣợng vốn tài liệu hiện có tại thƣ viện khi số lƣợng tài liệu là tiếng việt chiếm số lƣợng lớn nhất (34.662 cuốn); tiếng anh chỉ chiếm (1.701 cuốn) nên các em tìm đọc sách tiếng Việt nhiều là điều hồn tồn hợp lý. Trong khi sách tiếng nhật có 33 cuốn và ngồi ra có 05 bản sách về những thứ tiếng khác. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng việt khi lựa chọn tài liệu là phù hợp với các em học sinh tiểu học, bởi ở bậc học tiểu học các em cũng đang làm quen và học với tiếng Việt, việc sử dụng tiếng Việt thành thạo cũng là một ƣu điểm của các em. Bên cạnh đó, có 30 % các em lựa chọn tài liệu là tiếng anh là một dấu hiệu hết sức đáng vui mừng bởi khi các em sử dụng đƣợc tài liệu ngơn ngữ nƣớc ngồi, các em sẽ có cơ hội đƣợc đọc nhiều hơn nữa các tài liệu có giá trị nội dung cao hỗ trợ cho việc học tập tại trƣờng khi mà yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi học sinh làm chủ, tự tìm hiểu, khám phá những cái mới, bổ sung kiến thức cho bản thân. Điều này sẽ giúp các em sống chủ động, tự tin, chăm chỉ, trở thành những cơng dân làm chủ tồn cầu.

2.1.2 Thói quen, hứng thú đọc.

Thói quen, hứng thú đọc của học sinh Trƣờng Tiểu học Ban Mai đƣợc tác giả luận văn đánh giá thơng qua việc học sinh có thƣờng xun đọc sách hay không và đọc trong khoảng thời gian bao lâu thơng qua bảng điều tra và q trình quan sát.

Bảng 2.4 Thời gian đọc sách trong ngày của học sinh. Thời gian Tổng số Khối 1,2,3 Khối 4,5 SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) Dƣới 30 phút 31 38,75 17 48,6 14 31,1 Trên 30 phút 40 50 17 48,6 23 51,1 Hơn 1 giờ 9 11,25 1 0,8 8 17,8 Tổng 80 100 35 100 45 100

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy học sinh đọc tài liệu trên 30 phút chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), trong đó tỉ lệ đọc của nhóm đối tƣợng khối 4,5 là cao nhất (51,1%). Học sinh đọc dƣới 30 phút (38,75 %) trong đó nhóm đối tƣợng khối 1,2,3 có tỉ lệ cao nhất (48,6%), điều này cũng dễ hiểu bởi với các em học sinh lớp 1 và 2 việc đọc sách của các em đang mang tính chất tƣợng hình nhiều hơn, sách các em đọc có nhiều hình ảnh minh họa và từ ngữ thì cơ đọng đơn giản, các em cũng chƣa cần đọc và phải hiểu sâu sắc nội dung tác phẩm giống các anh chị khối lớp 4 lớp 5, vì vậy việc ngồi lâu để đọc một cuốn sách với các em cũng là điều rất khó. Trong thời đại mà công nghệ thông tin phát triển với nhiều thiết bị nghe nhìn hiện đại thì việc dành thời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)