Chức năng của văn hóa đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 28 - 30)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1 Những vấn đề lý luận chung về văn hóa đọc

1.1.2 Chức năng của văn hóa đọc

Văn hóa đọc là một trong những nhân tố cấu thành đời sống văn hóa của con ngƣời và xã hội. Đọc sách là một loại hoạt động tinh thần hết sức phức tạp của cá nhân, có sự tham gia của các yếu tố tâm lý: Cảm giác, tri giác, ngơn ngữ, biểu tƣợng, trí nhớ và tƣ duy. Trong đó, ngơn ngữ đóng vai trị cực kỳ quan trọng. Trong q trình đọc sách, ngƣời đọc cần hiểu, đào sâu, phân tích kỹ, ghi chép, nhớ, lĩnh hội các nội dung chuyển tải qua ngơn ngữ của tài liệu đó. Muốn một xã hội phát triển bền vững trong thời đại kinh tế tri thức cần vận động mọi ngƣời rèn luyện thói quen đọc sách, phƣơng pháp đọc sách, phải ra sức tích lũy tri thức một cách thực bổ ích.

Chức năng của văn hóa đọc thể hiện ở các nội dung nhƣ: Chức năng học tập và nghiên cứu; chức năng giải trí và chức năng phát triển cá nhân.

* Chức năng phục vụ cho học tập và nghiên cứu: Văn hóa đọc phục

vụ cho chức năng học tập, giúp con ngƣời tìm kiếm tri thức làm giàu thêm vốn kiến thức của mình, bởi vì thế giới nội dung đọc rộng lớn và phong phú, không phải tác phẩm nào cũng chuyển tải hết tri thức, vì vậy cần phải tìm tịi, học hỏi càng nhiều loại sách, đọc đƣợc nhiều lĩnh vực khác nhau càng tốt, khi đó trí tuệ của con ngƣời mới đƣợc mở mang thêm nhiều điều, giải thích đƣợc các hiện tƣợng xảy ra xung quanh chúng ta và giúp ích cho

những ngƣời khác, cho xã hội. Bên cạnh đó, văn hóa đọc cịn phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của bạn đọc nhƣ: phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ và quản lý của nhà trƣờng thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có trong Thƣ viện. Thể hiện qua các hoạt động phục vụ gồm: Thƣ viện cung cấp các nguồn tài nguyên thông tin nhƣ sách, báo – tạp chí, CD- ROM, … phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giáo viên và cán bộ của trƣờng. Thƣ viện hiện có nguồn tài ngun thơng tin phong phú về nội dung và các loại hình, tài liệu tại thƣ viện có cả ở dạng in ấn và ở dạng điện tử.

* Chức năng giải trí: Bên cạnh chức năng phục vụ cho học tập, văn

hóa đọc cịn có chức năng giải trí. Vì mục đích khám phá và tìm hiểu những điều chƣa biết phục vụ cho nhu cầu giải trí, chúng ta có thể tìm đọc nhiều loại hình khác nhau, trong đó bao gồm sách, báo các loại,.. những tác phẩm văn học nghệ thuật, triết học…vv chức năng của những tác phẩm này là khơi nguồn tƣ tƣởng, bồi dƣỡng tinh thần, thỏa mãn nhu cầu đọc, tìm kiếm cái đẹp và định hƣớng cuộc sống, phát triển nhân cách cho con ngƣời.

* Chức năng phát triển nhân cách cá nhân: Đối với cá nhân, văn hóa

đọc giữ chức năng định hƣớng, giúp hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi ngƣời. Đọc sách đem đến kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, tăng thêm cảm giác sống chung trong xã hội, hỗ trợ hƣớng đi cho đời sống hàng ngày, giúp con ngƣời nâng cao tri thức, hoàn thiện kỹ năng sống, trang bị đầy đủ kiến thức để làm việc và cống hiến cho gia đình, xã hội. Giáo dục văn hóa đọc cho học sinh, sinh viên, giúp tu dƣỡng và rèn luyện bản thân về nhiều mặt cả năng lực lẫn đạo đức. Đọc là phƣơng thức tốt nhất giúp tiếp thu tri thức, ngƣời có tri thức sẽ làm việc đạt hiệu quả cao hơn và dễ đạt đƣợc thành tựu về

mọi mặt trong cuộc sống bởi họ có tri thức và biết vận dụng chúng trong đời sống thực tế hàng ngày.

Đối với lứa tuổi thiếu nhi: Quá trình phát triển nhân cách thiếu nhi là quá trình lĩnh hội tri thức khoa học, kinh nghiệm xã hội và giá trị văn hóa của nhân loại thơng qua các hoạt động khác nhau, trong đó có hoạt động đọc sách. Việc hình thành thói quen đọc sách cho thiếu nhi giúp các em lĩnh hội nền văn hóa xã hội, biến năng lực của xã hội thành năng lực của bản thân, đồng thời hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời, tác động tích cực đến sự phát triển các phẩm chất đạo đức và các năng lực – hai mặt cơ bản của nhân cách con ngƣời. [16, tr.27 - 28].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 28 - 30)