Kỹ năng đọc của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 59 - 63)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2 Kỹ năng đọc của học sinh

Việc đánh giá thực trạng kỹ năng đọc và hiểu nội dung của học sinh trƣờng Tiểu học Ban Mai đƣợc tác giả đánh giá bằng việc khảo sát bảng hỏi cũng nhƣ quan sát thực tế tình hình đọc sách của các em tại thƣ viện. (bao gồm cả trong tiết học thƣ viện và giờ đọc sách tự do sau mỗi buổi học của học sinh).

2.2.1 Kỹ năng lĩnh hội các giá trị nội dung trong tài liệu.

Kỹ năng đọc là khả năng hiểu, cảm thụ và lĩnh hội tác phẩm, biến tri thức, kinh nghiệm trong sách thành tri thức, kinh nghiệm của chính mình để có thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn trong khi tiến hành các hoạt động sống khác nhau. Kĩ năng đọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tri thức, kinh nghiệm, năng lực và tính chất các q trình tâm lý trong mỗi cá nhân- chủ thể của hoạt động đọc, đồng thời cũng là kết quả của quá trình rèn luyện lâu dài của chính họ.

Kỹ năng lĩnh hội các giá trị của tài liệu đƣợc đánh giá theo cấp độ tăng dần đƣợc thể hiện ở bảng sau.

Bảng 2.8 Kỹ năng lĩnh hội giá trị nội dung tài liệu của học sinh Kỹ năng lĩnh hội Tổng số Khối 1,2,3 Khối 4,5 SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%)

Ghi nhớ tên cuốn sách, tên tác giả, tóm tắt ND 22 27,5 11 31,4 11 24,4 Ghi nhớ những chi tiết ấn tƣợng 26 32,5 8 22,8 18 40

Hiểu và ghi nhớ nội dung cuốn sách

20 25 7 20 13 28,9

Hiểu, nhớ và vận dụng những điều trong sách vào bài học

20 25 6 17,1 14 31,1

Theo số liệu khảo sát học sinh Trƣờng Tiểu học Ban Mai thì đa số các em sau khi đọc đều có những lĩnh hội nhất định với cuốn sách mình mới vừa đọc từ mức độ thấp nhất là ghi nhớ tên cuốn sách, tên tác giả (27,5%), đến ghi nhớ những chi tiết ấn tƣợng (32,5%), trong đó khối 4, 5 chiếm tỉ lệ cao nhất (40%); ở mức độ hiểu và ghi nhớ nội dung cuốn sách có 20 bạn trả lời chiếm 25%, trong đó học sinh khối 4,5 chiếm tỉ lệ cao hơn (28,9%). Ở mức độ lĩnh hội cao nhất là hiểu, nhớ và vận dụng những điều trong sách vào bài học có 10 bạn đƣợc hỏi trả lời, chiếm 25% và mức độ chênh nhau giữa 2 nhóm đối tƣợng bạn đọc tƣơng đối rõ nét với nhóm học sinh khối 1,2,3 (17,1%), nhóm học sinh khối 4,5 (31,1%), điều này tỉ lệ thuận với các mức độ lĩnh hội của học sinh theo mức độ tăng dần từ thấp đến cao . Tuy mức độ ghi nhớ những

chi tiết ấn tƣợng chiếm tỉ lệ cao nhất (32,5%) nhƣng cũng cho thấy mức độ tiếp thu và lĩnh hội tri thức từ sách của các em rất đáng khích lệ. Chứng tỏ các em đã biết lĩnh hội những điều đã đọc vào bài học cũng nhƣ cuộc sống ở một mức độ nhất định tuy chƣa phải là mức cao. Nhƣng với các em tiểu học thì tỉ lệ nhƣ vậy là đáng khen ngợi, vì vậy CBTV cũng nhƣ GVCN cần hƣớng dẫn, giúp đỡ các em để các em có thể hình thành những kỹ năng đọc và khả năng lĩnh hội những điều đã đọc trong sách vào bài học một cách tốt nhất.

2.2.2 Kỹ năng vận dụng tri thức đã đọc vào thực tế.

Kỹ năng vận dụng tri thức đã đọc vào cuộc sống của học sinh là khả năng các em trao đổi, bình luận với bạn bè về những điều đã đƣợc đọc từ sách hay những hoạt động các em tham gia có liên quan đến hoạt động đọc sách trong thƣ viện và nhà trƣờng. Kỹ năng vận dụng tri thức đã đọc vào cuộc sống của các em còn đƣợc thể hiện ở kết quả học tập, q trình tích lũy kiến thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức. Đây cũng chính là kỹ năng lĩnh hội cao nhất trong văn hóa đọc.

Bảng 2.9 Kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh

Kỹ năng vận dụng Tổng số Khối 1,2,3 Khối 4,5 SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%)

Ghi lại những thông tin về cuốn sách

14 17,5 5 14,2 9 20

Vẽ tranh theo nội dung sách

5 6,25 2 5,7 3 6,7

Kể lại cho bạn bè, ngƣời thân nghe

35 43,75 17 48,5 18 40

Ghi lại những cảm xúc, cảm nhận về cuốn sách

Bên cạnh việc hiểu và lĩnh hội các giá trị của tài liệu thì việc ghi chép cũng góp phần quan trọng giúp học sinh ghi nhớ và hiểu sâu hơn những điều đã đọc.

Việc ghi chép giúp các em luyện tập kỹ năng lựa chọn thông tin cần thiết để đƣa vào bộ nhớ, biết cách chắt lọc những thông tin cần thiết và cô đọng, đây là một trong những kỹ năng cần thiết của học sinh trong quá trình đọc.

Đây là những kỹ năng của học sinh sau khi các em đã đọc xong cuốn sách và cảm nhận sâu sắc. Không dừng lại ở mức ghi nhớ những chi tiết ấn tƣợng hay nội dung mà là áp dụng các bài học, những cảm nhận sau khi đọc vào thực tế nhƣ ghi chép lại thông tin hay vẽ tranh theo sách, kể lại cho mọi ngƣời nghe và ghi lại những cảm xúc, cảm nhận về sách.

Hầu hết các em học sinh trƣờng Tiểu học Ban Mai sau khi đọc xong sách đều có ghi lại những thông tin nhất định về tác phẩm đã đọc. Tuy nhiên hoạt động sau khi đọc sách của các em có các mức độ khác nhau. Trong đó Kể lại cho bạn bè, ngƣời thân chiếm tỉ lệ cao nhất (43,75%), mức độ này chiếm tỉ lệ cao nhất ở khối 1,2,3 (48,5%); tiếp đến là hoạt động ghi lại những thông tin về cuốn sách (17,5%), hoạt động này chiếm tỉ lệ cao nhất ở khối 4,5 (20%). Tuy nhiên, hoạt động khơng làm gì cả của học sinh cũng đang chiếm một tỉ lệ khá cao (30%), và khối 1,2,3 chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm đối tƣợng khối 4,5 (31,4%).

Có thể thấy hoạt động chủ yếu của các em sau khi đọc sách là kể lại cho ngƣời thân và bạn bè nghe. Khi các em kể lại cho ngƣời thân và bạn bè nghe, chính các em sẽ có những nhận xét và những quan điểm riêng của mình về tác phẩm, đối chiếu với ý kiến của bạn bè và ngƣời thân, từ đó mở rộng hơn tầm hiểu biết, biết vận dụng cái hay cái đẹp vào cuộc sống và tránh xa những thói hƣ tật xấu. Do vậy, việc rèn luyện cho các em phát triển kỹ năng

ghi nhớ và vận dụng những điều đã tiếp thu đƣợc trong sách vào cuộc sống là hết sức cần thiết và quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 59 - 63)