Nhóm giải pháp đối với nhà trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 107 - 112)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1 Nhóm giải pháp đối với nhà trƣờng

3.1.1 Nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo nhà trƣờng về vai trò của Thƣ viện và cán bộ thƣ viện trong phát triển văn hóa đọc. của Thƣ viện và cán bộ thƣ viện trong phát triển văn hóa đọc.

Phát triển hệ thống Thƣ viện trƣờng phổ thông đều khắp trên phạm vi cả nƣớc là thành tựu đáng quý của ngành giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển về quy mô và số lƣợng, chúng ta cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến chiều sâu và hiệu quả hoạt động thƣ viện trong nhà trƣờng. Đó là yêu cầu của sự nghiệp giáo dục nƣớc nhà đang trên bƣớc đƣờng đổi mới giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học – thế hệ mầm non tƣơng lai của đất nƣớc, cũng là đòi hỏi cấp bách của thời đại.

Trƣớc hết, cần phải nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Ban lãnh đạo nhà trƣờng về vai trò của thƣ viện trong việc nâng cao chất lƣợng dạy và học và phát triển văn hóa đọc cho học sinh trong nhà trƣờng. Trên cơ sở đó, cụ thể hóa và từng bƣớc nâng cao các tiêu chuẩn thƣ viện trƣờng tiểu học cho phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới.

Thái độ, nhận thức của Ban lãnh đạo nhà trƣờng quyết định phần lớn đến hoạt động của thƣ viện. Từ công tác bổ sung vốn tài liệu, đầu tƣ trang thiết bị CSVC đến trình độ đội ngũ cán bộ thƣ viện.

Đội ngũ ban lãnh đạo nhà trƣờng cần có quan niệm đúng về vị trí, vai trị của thƣ viện trong phát triển văn hóa đọc, thực hiện các mục tiêu dạy học, giáo dục. Phải xem đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần nhằm giúp học sinh có thêm những cơ hội bổ ích để lĩnh hội, củng cố và mở rộng tri thức. Đó là nơi hình thành và phát triển văn hóa đọc, một yếu tố cấu thành nên diện mạo của văn hóa học đƣờng. Quan niệm đó cần đƣợc cụ thể hóa

trong chủ trƣơng, định hƣớng xây dựng kế hoạch của từng năm học , trong đó có những chỉ đạo tích cực trong hoạt động của thƣ viện.

Chỉ đạo tổ chức các hoạt động nhằm phát huy vai trị, tác dụng của thƣ viện, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học. Đây là hoạt động trọng tâm của công tác quản lý thƣ viện trƣờng học, hoạt động này có thể bao gồm các nội dung nhƣ:

+ Tổ chức các hoạt động tăng cƣờng nguồn lực sách báo, trang thiết bị thƣ viện.

+ Tổ chức các hoạt động khai thác sách, báo và tạp chí có hiệu quả, phục vụ nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh

+ Phục vụ giáo viên nâng cao chất lƣợng chuyên môn nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo nhà trƣờng cũng cần nhận thức rõ hơn nữa vai trò của ngƣời CBTV, họ không chỉ là ngƣời giữ sách mà còn là ngƣời truyền đạt, gắn kết bạn đọc với kho tàng tri thức của nhân loại. CBTV là ngƣời tổ chức các hoạt động nằm trong nội dung phát triển văn hóa đọc cho học sinh trong trƣờng, giúp các em hình thành đƣợc nhu cầu, thói quen, hứng thú đọc sách, kỹ năng lựa chọn và cảm thụ sách cũng nhƣ thái độ ứng xử đúng mực đối với tài liệu, giúp học sinh trau dồi cả về trí tuệ lẫn tâm hồn, thông qua việc tham gia vào các hoạt động của thƣ viện, học sinh cũng bộc lộ đƣợc năng khiếu cá nhân, thể hiện sự tự tin, bản lĩnh của bản thân.

Ngoài ra, cần nâng cao chất lƣợng CBTV của trƣờng: Cho CBTV tham gia tập huấn đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ định kỳ do sở giáo dục và đào tạo quyết định, tổ chức cho CBTV tham gia tập huấn nghiệp vụ sƣ phạm cho CBTV cùng với giáo viên để nâng cao khả năng sƣ phạm của CBTV và khả năng nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Đồng thời tạo điều kiện cho CBTV nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động thƣ viện.

Với nhận thức và sự chỉ đạo nhƣ trên từ Ban lãnh đạo nhà trƣờng, chắc chắn sẽ có tác động vơ cùng lớn đối với việc phát triển văn hóa đọc tại trƣờng Tiểu học Ban Mai, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.

3.1.2 Xây dựng môi trƣờng đọc thuận lợi cho học sinh.

3.1.2.1. Tạo mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa giáo viên với CBTV.

Hiện nay tại các trƣờng học, Thƣ viện ngày càng thể hiện rõ vai trị và tầm quan trọng của mình trong việc truyền bá và phục vụ cho việc học tập trong Nhà trƣờng. Trong đó, khơng thể khơng kể đến mối quan hệ giữa những cán bộ thƣ viện và cán bộ giáo viên trong trƣờng, tuy có những nhiệm vụ và vai trò nhất định nhƣng họ đều là những ngƣời truyền bá và làm giàu thêm vốn tri thức cho những học sinh của mình. Vì vậy, việc phối hợp giữa cán bộ thƣ viện và giáo viên là một điều thiết thực và quan trọng trong việc thực hiện chức năng giáo dục, văn hóa của Thƣ viện trong Nhà trƣờng.

Cán bộ thƣ viện là những ngƣời giữ gìn và truyền bá những thơng tin, tài liệu tri thức mới nhất của xã hội đến với bạn đọc, còn ngƣời giáo viên chính là những ngƣời truyền đạt trực tiếp những tri thức đấy đến với những học sinh của mình. Hiện nay tri thức đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ và hình thức khác nhau, có thể là thơng qua sách, báo, các thông báo, bảng biểu, danh mục, hay những nguồn thơng tin từ mạng internet. Vì vậy dƣới góc nhìn của một CBTV, họ có nhiệm vụ chọn lựa, thanh lọc những nguồn thơng tin có giá trị để cung cấp tới những ngƣời dùng tin của mình, mà cụ thể trong trƣờng học ngƣời dung tin là những giáo viên và học sinh.

Bởi vậy, CBTV cần phải tạo đƣợc sự thân thiện với giáo viên, thông qua họ để tiếp cận và quan sát, đánh giá từ đó nắm bắt nhu cầu hiện tại của giáo viên cũng nhƣ học sinh những yêu cầu về nguồn tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên cũng nhƣ phục vụ cho việc học tập của học sinh.

Cán bộ giáo viên cũng chính là những ngƣời dùng tin của Thƣ viện. Vì thế, việc nắm bắt đƣợc những nhu cầu hiện tại đó của giáo viên giúp cho ngƣời cán bộ có thể xây dựng đƣợc chính sách bổ sung tài liệu phù hợp với nhu cầu của ngƣời sử dụng cũng nhƣ tiết kiệm đƣợc kinh phí cho nhà trƣờng, tránh đƣợc trƣờng hợp bổ sung không đúng nhu cầu học tập mà lại tốn kém. CBTV khi bổ sung về những sách hay tài liệu mới, cũng cần phải giới thiệu ngay tới những giáo viên để họ kịp thời cập nhật những thông tin, tri thức mới nhằm phục vụ tốt hơn cho cơng tác giảng dạy của mình.

Bên cạnh đó, giáo viên trong trƣờng cũng cần tạo sự thân thiện và hợp tác tích cực với cán bộ thƣ viện trong nhà trƣờng, thể hiện những nhu cầu, mong muốn hiện tại cho cán bộ thƣ viện biết, hợp tác với nhau để xây dựng nên những chính sách bổ sung phù hợp nhất cho thƣ viện nhà trƣờng cũng nhƣ tạo nên một khơng khí học tập tƣ duy và sáng tạo cho học sinh và giáo viên trong nhà trƣờng.

Cùng nhau trao đổi về những nhu cầu và hợp tác với nhau tạo nên những giờ ngoại khóa cho học sinh hay tìm ra những hƣớng tiếp cận tri thức mới đến với học sinh nhƣ: Các hoạt động ngoại khóa: Tổ chức các cuộc thi trong các dịp lễ lớn nhƣ ngày 20/11, ngày thành lập đoàn 26/3; ngày sinh nhật Bác, tổ chức các cuộc thi kể truyện, thi đọc sách, các buổi giới thiệu sách hay kết hợp với cán bộ thƣ viện mời những tác giả của những cuốn sách hay , nổi tiếng về trƣờng giao lƣu với các em học sinh , giúp nâng cao hiểu biết của các em, giúp các em hiểu hơn về văn hóa của dân tộc cũng nhƣ thức say mê học tập, đồng thời tạo cho các em một sân chơi bổ ích ngay tại trong nhà trƣờng. Hay cũng có thể thơng qua những cuốn sách hay của Thƣ viện, giáo dục các em về kỹ năng sống – một kỹ năng quan trọng giúp các em có những định hƣớng và xác định đƣợc mục tiêu học tập của mình và phấn đấu học tập, đó là những hành trang quan trọng cho các em trong nhà trƣờng và trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, mối quan hệ hợp tác giữa cán bộ thƣ viện và giáo viên sẽ là cầu nối giúp các em học sinh cảm thấy quan tâm và thích thú khi đến với thƣ viện. Cùng nhau xây dựng những chƣơng trình giảng dạy ngoại khóa có tính giáo dục nhƣ: xây dựng các nội dung phát triển văn hóa đọc sát với chƣơng trình học của các em, xây dựng giáo án cho chƣơng trình mơn học thƣ viện một cách hiệu quả, giúp các em tiếp cận công nghệ thông tin một cách tích cực trong việc sử dụng và khai thác các nguồn thông tin trên các phƣơng tiện nghe nhìn… . Đó là một cách giúp các em tiếp cận đƣợc với những nguồn tri thức mới nhất khi mà thông tin đang thay đổi và cập nhật hàng ngày, hàng giờ.

Qua đây, chúng ta có thể thấy đƣợc mối quan hệ khăng khít giữa cán bộ thƣ viện và cán bộ giáo viên trong việc truyền bá và làm giàu thêm vốn tri thức cho học sinh của mình thơng qua sự thân thiện của họ. Sự thân thiện sẽ là cầu nối cho việc truyền bá tri thức, khai thác thƣ viện một cách hiệu quả nhất tới học sinh cũng nhƣ cùng nhau chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sƣ phạm và nhu cầu hiện tại giữa họ với nhau. Phục vụ ngày một tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục của Nhà trƣờng nói riêng và nền giáo dục của nƣớc nhà nói chung.

3.1.2.2 Nâng cao chất lƣợng nội dung sách tham khảo và sách truyện xuất bản cho thiếu nhi.

Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến việc tăng cƣờng các sản phẩm văn hóa phục vụ cho học sinh (đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học), trong đó có việc xuất bản và phát hành sách báo thiếu nhi.

Các cấp lãnh đạo ngành Văn hóa – thơng tin cần chỉ đạo xây dựng các quy chế quản lý, các chế tài nhất định trong việc xuất bản sách thiếu nhi đối với các nhà xuất bản. Đồng thời chỉ đạo xây dựng đội ngũ những nhà viết sách cho thiếu nhi có chất lƣợng cao, đồng thời có chế độ ƣu đãi đối với họ để có đƣợc những cuốn sách thanh thiếu niên đƣợc xuất bản đẹp, có giá trị nội dung cao mà giá thành hợp lý.

Hàng năm trao các giải thƣởng về sách cho các tác giả viết sách, họa sĩ trình bày, nhà in có sách đƣợc xuất bản trong năm đạt trình độ cao về nội dung và hình thức thuộc mọi lĩnh vực tri thức.

Cần phải xây dựng đƣợc một thị trƣờng sách thực sự lành mạnh, ổn định, đảm bảo chất lƣợng. Sách xuất bản phải đến đúng đối tƣợng và đơng đảo bạn đọc u cầu. Có nhƣ vậy, việc định hƣớng và tạo ra một nền văn hóa đọc cho cơng chúng nói chung và cho thiếu nhi nói riêng mới phát huy đƣợc hiệu quả xã hội cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh.

Các nhà xuất bản sách tham khảo và sách truyện cho thiếu nhi cần ý thức đƣợc trọng trách của mình trong việc tác động tới tâm hồn tình cảm của trẻ thơ để cải tiến nâng cao chất lƣợng xuất bản sách cho các em. Tỉ lệ các đề tài, các thể loại sách xuất bản cho thiếu nhi cần đƣợc điều chỉnh cân đối. Nội dung sách xuất bản cho thiếu nhi cũng cần phải đƣợc xem xét kỹ lƣỡng, đảm bảo tính giáo dục. Khơng nên chạy theo thị hiếu tầm thƣờng của một bộ phận bạn đọc mà xuất bản quá nhiều truyện tranh kém giá trị. Hình thức sách thiếu nhi cũng cần đƣợc cải tiến để hấp dẫn các em. Bên cạnh đó, cũng cần tổ chức các cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi thƣờng xuyên, nhằm lựa chọn, công bố kịp thời và tôn vinh các tác phẩm xuất sắc dành cho bạn đọc nhỏ tuổi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua đó thu hút nhiều tác giả tài năng hào hứng viết sách cho thiếu nhi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)