Đào tạo ngƣời dùng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 126 - 133)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2 Nhóm giải pháp đối với Thƣ viện

3.2.5 Đào tạo ngƣời dùng tin

3.2.5.1 Nâng cao kỹ năng lựa chọn sách và lập kế hoạch đọc sách.

Nâng cao kỹ năng lựa chọn sách và lập kế hoạch đọc sách không phải chỉ để giúp các em nắm đƣợc kỹ năng đọc sách đơn thuần, mà còn nhằm vào những mục tiêu giáo dục nhất định nhƣ giáo dục chính trị, giáo dục lao động, giáo dục thẩm mỹ…Tuy nhiên, không phải cuốn sách nào dành cho thiếu nhi cũng đều đảm bảo giá trị cả về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật. Việc lựa chọn những cuốn sách vừa có giá trị, vừa phù hợp với trình độ nhận thức cũng nhƣ thị hiếu thẩm mỹ, hứng thú cá nhân là vấn đề quan trọng và hồn tồn khơng đơn giản đối với bạn đọc ở lứa tuổi tiểu học.

Học sinh tiểu học chƣa có đủ kinh nghiệm và khả năng để chọn và tìm sách ở những lĩnh vực có liên quan đến nhu cầu, hứng thú đọc của mình cần phải đƣợc CBTV hƣớng dẫn cẩn thận, cụ thể trong q trình sử dụng thƣ viện. Có một số phƣơng pháp trong việc hƣớng dẫn các em lựa chọn sách nhƣng đối với trƣờng Tiểu học Ban Mai, với đặc thù là kho mở nên phƣơng pháp chủ yếu trong việc hƣớng dẫn từng em lựa chọn sách phù hợp là phƣơng pháp: Mạn đàm trao đổi trực tiếp.

Đây là phƣơng pháp CBTV trao đổi trực tiếp để hỗ trợ, giúp đỡ bạn đọc chọn sách phù hợp ngay từ khi bạn đọc bắt đầu đăng ký vào sử dụng thƣ viện.

Phƣơng pháp này nên đƣợc duy trì trong suốt quá trình cho mƣợn sách và nhận sách các em trả lại. CBTV nên thƣờng xuyên tổ chức các buổi mạn đàm nhỏ với các em về cách sử dụng thƣ viện ngay tại phịng đọc, có thể tổ chức định kỳ 1 tuần 1 lần hoặc theo tháng. Trong buổi mạn đàm, CBTV sẽ trình bày những kiến thức và kỹ năng cần thiết để các em biết cách sử dụng thƣ viện nhƣ cách tìm sách, chọn sách, đánh dấu sách hay để sách lên giá nhƣ thế nào cho đúng quy định.

Trong quá trình mạn đàm, CBTV cũng cần thu thập những thông tin về đặc điểm tâm sinh lý, về nhu cầu, hứng thú đọc của các em, từ đó làm cơ sở để giới thiệu, hƣớng dẫn các em lựa chọn sách phù hợp.

Với những em lớp 1 và 2 khi các em có nhu cầu đọc nhƣng chƣa có yêu cầu về một cuốn sách cụ thể, CBTV cần giúp các em lựa chọn hoặc giới thiệu những cuốn phù hợp với nhu cầu của các em nhƣng cần đảm bảo tính giáo dục.

Bên cạnh việc định hƣớng lựa chọn sách, việc giúp đỡ các em lập kế hoạch đọc sách cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hƣớng dẫn các em đọc sách. Việc đọc sách theo một kế hoạch nhất định giúp các em tận dụng đƣợc thời gian, đồng thời khả năng cảm thụ, lĩnh hội ngày càng đƣợc nâng cao nhờ tri thức đƣợc tích lũy dần.

Việc đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch đọc sạc là học sinh cần phải xác định rõ mục đích, yêu cầu đọc rõ ràng, cụ thể. Từ đó CBTV mới có thể hƣớng dẫn các em cách lựa chọn sách và xây dựng kế hoạch đọc sách.

Kế hoạch đọc sách cần đƣợc sắp xếp một cách hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo năng lực nhân thức và cảm thụ thẩm mỹ của từng em. Trong quá trình các em đọc sách, CBTV nhận thấy việc đọc sách của các em tùy tiện, khơng đúng mục đích thì cần giới thiệu với các em những cuốn sách theo lĩnh vực đề tài nhất định, tạo cho các em khả năng vạch ra kế hoạch đọc sách hợp lý và hiệu quả.

Trong năm học mới 2015 – 2016 Ban lãnh đạo nhà trƣờng cũng nhƣ đội ngũ cán bộ chuyên môn cũng đã ra chỉ đạo các GVCN tham gia tập huấn kỹ năng đọc sách hàng tuần cho học sinh vào thứ 5 hàng tuần trên các lớp học của từng khối, các GVCN là ngƣời lên bài giảng và danh mục đọc sách cũng nhƣ phiếu đọc sách của học sinh căn cứ vào kho tài liệu của thƣ viện, lựa chọn những cuốn sách phù hợp với từng nhóm đối tƣợng học sinh. Đây là một hoạt động thể hiện quan điểm của Ban lãnh đạo nhà trƣờng về việc cần nâng cao văn hóa đọc cho học sinh. Tuy nhiên, hoạt động này lại khơng có sự tham gia của CBTV mà CBTV chỉ là ngƣời cho các GVCN mƣợn sách khi họ đã có thống nhất về việc mƣợn cuốn nào, một số GVCN cũng chƣa thực sự hiểu rõ đƣợc vai trị của việc đọc sách và hình thành kỹ năng đọc cho các con học sinh nên đôi khi vẫn tỏ ra thờ ơ, chƣa thực sự quan tâm đến hoạt động này. Vì vậy, Ban lãnh đạo nhà trƣờng cần có những buổi gặp gỡ và trao đổi, thống nhất về tƣ tƣởng đối với các GVCN để họ có cái nhìn đúng hơn về việc tập huấn kỹ năng và giảng dạy cho các học sinh của mình. Đồng thời, cần bổ sung CBTV trong quá trình tham gia tập huấn kỹ năng đọc sách cho học sinh, bởi CBTV là ngƣời có trình độ chun mơn, nghiệp vụ và sẽ có những đóng góp tích cực trong q trình tập huấn kỹ năng đọc sách cho các giáo viên, từ đó GVCN có thể truyền dạy những kỹ năng lại cho học sinh của mình một cách tốt nhất.

3.2.5.2 Tăng cƣờng hƣớng dẫn cách đọc và hiểu nội dung sách.

Việc hƣớng dẫn học sinh cách đọc và hiểu nội dung sách là một trong những giải pháp nâng cao kỹ năng đọc cho các em. Vì vậy CBTV cần phải hƣớng dẫn các em cách đọc sách và cách thức ghi nhớ, vận dụng những điều đã đọc trong sách vào trong bài học và cuộc sống. Để có thể hiểu nội dung cuốn sách một cách đúng đắn, chính xác cần hƣớng dẫn các em tiến hành đọc sách theo hai bƣớc chính: đọc lƣớt và đọc trọn vẹn cuốn sách.

- Đọc lƣớt: giúp các em tìm hiểu sơ bộ nội dung cuốn sách, qua đó đánh giá mức độ phù hợp của cuốn sách với nhu cầu đọc của chính mình, trên cơ sở xây dựng kế hoạch đọc sách cho riêng mình một cách có hệ thống và phù hợp, cần hƣớng dẫn các em đọc lƣớt cuốn sách theo một trình tự nhất định.

+ Đọc bìa cuốn sách để nắm các yếu tố nhƣ tên tác giả, tên sách, tên NXB, năm xuất bản, ngƣời biên tập, phiên dịch…

+ Đọc mục lục sách, tìm hiểu ý chính và nội dung chủ yếu của cuốn sách qua tên chƣơng mục và sự sắp xếp các chƣơng mục trong sách.

+ Xem lƣớt qua lời tựa (lời nói đầu) của cuốn sách để nắm rõ hơn nội dung chủ yếu của cuốn sách.

+ Xem lƣớt qua một số đoạn có giá trị và lý thú nhất, làm tăng thêm hứng thú đọc.

+ Đọc phần kết hoặc phần tóm tắt ở cuối sách để hiểu đúng nội dung cuốn sách.

- Đọc trọn vẹn cuốn sách: là đọc chăm chú, đầy đủ tất cả các chƣơng mục, các chi tiết theo đúng trình tự sắp xếp trong sách, khơng bỏ qua chỗ nào, thậm chí đọc đi đọc lại những chỗ chƣa hiểu rõ. Đọc trọn cuốn sách đảm bảo tiếp thu nội dung cuốn sách một cách đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc.

Qua quá trình điều tra và quan sát thực tế tại thƣ viện, tác giả nhận thấy tuy rằng các em học sinh đã có thể lĩnh hội những giá trị nội dung tài liệu một cách tƣơng đối nhƣng để hiểu sâu sắc tác phẩm thì vẫn cịn ở mức chƣa cao và việc thực hiện đọc theo cách trên thì các em vẫn chƣa nắm đƣợc kỹ năng.

Vì vậy CBTV cần hƣớng dẫn các em rèn luyện thói quen tuân thủ theo những yêu cầu cơ bản của phƣơng pháp đọc sách đúng đắn, khoa học:

- Đọc đúng cách, tức là biết áp dụng hợp lý các phƣơng pháp đọc sách để hiểu đúng, hiểu sâu những điều đang đọc: Biết tìm ra những từ”then chốt”

quyết định ý nghĩa của từng câu, tim ý chính trong từng đoạn văn; Biết khái qt hóa các ý để tìm ra luận điểm, tƣ tƣởng của tác giả.

- Độc lập suy nghĩ về những điều đã đọc, kiên trì tìm hiểu những điều chƣa hiểu rõ.

- Ghi chép những điều cần thiết, những ấn tƣợng sâu sắc theo các hình thức khác nhau.

- Nhớ những điều cần thiết.

- Lĩnh hội sâu sắc những điều bổ ích trong sách và tìm cách vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.

3.2.5.3 Giáo dục học sinh thái độ ứng xử có văn hóa đối với tài liệu.

Sách báo nói chung và sách báo dành cho thiếu nhi nói riêng là sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội và cần phải đƣợc con ngƣời trân trọng, đối xử một cách có văn hóa.

Đầu tiên, cần phải giáo dục và bồi dƣỡng cho các em lòng yêu quý sách. Qua các cuộc nói chuyện với các em cũng nhƣ các hoạt động tập thể tại thƣ viện, cần làm cho các em hiểu rõ vai trị sáng tạo và cơng lao khó nhọc của các tác giả cuốn sách.

Lịng u q, sự tơn trọng đối với sách báo còn đƣợc thể hiện ở thái độ cƣ xử với sách trong quá trình đọc. Cần nhắc nhở thƣờng xuyên, kịp thời nếu các em vi phạm các quy định chung về vệ sinh đọc sách, tạo thành thói quen tốt trong khi tiếp xúc với sách của các em. Cần quy định cụ thể với các em những vấn đề sau:

- Chỗ ngồi đọc sách phải sạch sẽ, vệ sinh, yên tĩnh, có lợi cho làm việc trí óc và sự tiếp thu tri thức, tốt nhất các em nên ngồi vào bàn để đọc sách, tƣ thế ngồi ngay ngắn không vẹo vọ làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của hệ cơ và xƣơng.

- Không nên nằm đọc sách hoặc ngủ thiếp đi mà tay vẫn cầm sách, làm nhƣ vậy giấc ngủ của các em sẽ không đƣợc ngon đồng thời sách sẽ bị nhàu nát, quăn mép do ta vơ tình nằm phải, đồng thời đọc nhƣ vậy sẽ không tốt cho mắt.

- Tay bẩn không đƣợc cầm vào sách đọc, tránh bôi bẩn lên sách. Sau khi đọc xong cũng cần rửa tay cho sạch bụi bị dính ở cuốn sách vừa cầm.

- Không đánh dấu sách bằng bút mực hay bút bi, không bôi bẩn, vẽ bậy lên sách đang đọc, đặc biệt là với sách ở thƣ viện để không làm ảnh hƣởng đến việc đọc của ngƣời sau.

- Không làm nhàu, làm rách, làm cong mép sách. Nếu đang đọc dở mà có việc cần tạm dừng thì cần đánh dấu bằng một cái thƣớc mỏng hoặc thanh đánh dấu. Đối với việc dừng lại không đọc nữa và muốn hơm sau đọc tiếp, các em có thể ghi lại tên sách là số trang đang đọc dở vào sổ ghi nhớ của mình, nếu hơm sau cần đọc tiếp các em chỉ cần tìm theo số trang đã đƣợc ghi lại trong sổ ghi nhớ của mình. Tuyệt đối khơng nên dùng bút chì, bút mực, bút bi hay các đồ vật khác để đánh dấu sách. Không nên mở sách dƣới trời nắng gắt hay trời mƣa sẽ làm ảnh hƣởng đến tuổi thọ của sách.

Việc giáo dục, bồi dƣỡng thái độ ứng xử có văn hóa đối với sách báo là một quá trình sƣ phạm của ngƣời CBTV, địi hỏi CBTV cần phải có tri thức và kỹ năng thuyết phục, áp dụng sáng tạo các phƣơng pháp công tác trong thƣ viện, đồng thời nắm vững tâm sinh lý của học sinh để có thể đƣa ra lời khuyên, cách giáo dục các em đem lại hiệu quả tốt nhất.

3.2.5.4 Xây dựng các điều kiện giáo dục hành vi ứng xử của học sinh.

Bên cạnh việc giáo dục thái độ ứng xử văn hóa đối với sách báo, thƣ viện cũng cần phải xây dựng những điều kiện trong giáo dục hành vi ứng xử của học sinh nhƣ các nội quy, quy định cụ thể đối với các trƣờng hợp vi

phạm, hình thức có thƣởng có phạt đối với học sinh, đây là một trong những biện pháp hiệu quả trong công tác giáo dục các em.

Việc ban hành nội quy, quy định đối với các em học sinh khơng có ứng xử văn hóa với sách báo cần phải đƣợc cụ thể, rõ ràng theo từng mức độ vi phạm của học sinh với những hình phạt hợp lý để các em có thể hiểu đƣợc, nếu đối xử với sách báo nhƣ vậy thì các em sẽ bị xử phạt ra sao, từ đó các em mới có đƣợc nhận thức rõ ràng hơn về việc trân trọng đối với sách báo mà các em đƣợc tiếp xúc hàng ngày.

Trƣớc tiên, Thƣ viện cần xây dựng bảng nội quy Thƣ viện cụ thể, khi lên thƣ viện các em cần làm những thủ tục gì trƣớc khi vào đọc sách và những việc khơng nên làm trong q trình đọc sách. Điều này giúp các em nhận thức rõ hành động của mình.

Cịn đối với những học sinh khi đã đƣợc học và đọc nội quy của thƣ viện mà vẫn khơng thực hiện theo đúng quy định thì lúc đấy, CBTV cần áp dụng các biện pháp xử phạt đối với những hành vi khơng đúng với sách.

Ví dụ nhƣ đối với hành vi vứt sách bừa bãi sau khi đọc, các em sẽ bị xử phạt bằng hình thức 5 ngày sau mỗi giờ học các em sẽ lên giúp CBTV sắp xếp sách ngăn nắp về đúng vị trí.

Với những học sinh có những hành vi vi phạm nặng hơn nhƣ viết,vẽ bậy lên sách, xé sách, trộm sách thƣ viện…sẽ áp dụng các biện pháp nhƣ trừ điểm thi đua trong tuần, trong tháng, viết bản kiểm điểm. Nặng nhất sẽ là tƣớc quyền sử dụng thƣ viện. Tuy nhiên những biện pháp này chỉ mang tính chất răn đe và vai trò của CBTV là phải mềm mỏng để các em học sinh nhận ra đƣợc vai trò và tầm quan trọng của sách trong học tập cũng nhƣ giải trí của các em, từ đó các em sẽ có ý thức giữ gìn, bảo vệ và trân trọng sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 126 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)