Phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 133 - 134)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3 Phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, thƣ viện và các tổ chức xã hội trong

3.3.1 Phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình

Chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng là mối quan tâm của cả xã hội hiện nay. Việc đọc sách của các em chỉ thực sự hiệu quả khi có sự hƣớng dẫn, khơng chỉ của cơ quan thƣ viện mà cịn phải có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trƣờng và các tổ chức xã hội.

Nhà trƣờng là nơi các em tham gia học tập và tổ chức các hoạt động – vì vậy trƣờng học có ảnh hƣởng rất lớn đến q trình phát triển của các em. Vì vậy để phát triển văn hóa đọc cho học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động đọc sách giữa nhà trƣờng và thƣ viện với các tổ chức xã hội khác trong việc lựa chọn hình thức hƣớng dẫn và nội dung các hoạt động hƣớng dẫn tập thể…các em sẽ đƣợc hƣớng dẫn đọc thƣờng xuyên, đồng thời đƣợc theo dõi, giám sát việc đọc chặt chẽ bởi những ngƣời có kinh nghiệm và uy tín, chỉ bảo cho các em cách đọc cũng nhƣ cách ứng xử của các em đối với sách, bởi sách không chỉ là công cụ hỗ trợ học tập mà còn là ngƣời bạn, ngƣời thầy của các em.

Gia đình có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của trẻ. Bên cạnh những ảnh hƣởng khách quan do hoàn cảnh sống đem lại, sự quan tâm chăm sóc và giáo dục từ gia đình là yếu tố quan trọng nhất tác động đến nhu cầu, hứng thú đọc, khả năng cảm thụ sách và thái độ ứng xử của các em học sinh. Trong gia đình cha mẹ u thích đọc sách và khuyến khích và hƣớng dẫn con em mình đọc sách thì các em thƣờng dành nhiều thời gian đọc sách hơn. Nề nếp, quy tắc đƣợc thực hiện trong từng gia đình, quan điểm của bố mẹ…có ảnh hƣởng quyết định đến thói quen và hành vi khi đọc sách của các em.

Khuyến khích trẻ tham gia các câu lạc bộ ở nhà văn hóa chẳng hạn nhƣ: câu lạc bộ sách ở trƣờng, đƣa trẻ tới thƣ viện, tới các hiệu sách dịp cuối tuần, tham gia những cuộc thi đọc sách của lứa tuổi thiếu nhi ở các nhà văn hóa, hay của thƣ viện thiếu nhi. Mua cho trẻ những cuốn sách mà trẻ thích, khi vào nhà sách, cha mẹ nên hƣớng dẫn cho các em cách bài trí sách, cách sắp xếp và nhƣ vậy hình thành trong các em khái niệm cơ bản về cách phân loại sách, từ đó giúp các em dễ dàng tìm ra cuốn sách hay thể loại sách mình u thích.

Thƣ viện trƣờng học cũng có thể vận động cha mẹ, gia đình của học sinh tham gia vào các hoạt động của mình. Ví dụ: cộng tác viên của thƣ viện, trong đó sẽ có những ngƣời tình nguyện tham gia vào các hoạt động của thƣ viện nhƣ giới thiệu sách, triễn lãm, trƣng bày sách, giúp CBTV sắp xếp tài liệu thƣ viện và quản lý bạn đọc… vv. Tất cả những hoạt động này sẽ giúp cho thƣ viện trƣờng học và cha mẹ học sinh có sự gắn kết nhằm thúc đẩy niềm yêu thích, say mê đọc sách của các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 133 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)