Khả năng tìm kiếm và lựa chọn tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 55 - 59)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1 Khả năng định hƣớng đọc của học sinh

2.1.3 Khả năng tìm kiếm và lựa chọn tài liệu

Khả năng tìm kiếm và lựa chọn tài liệu của học sinh Trƣờng Tiểu học Ban Ban Mai đƣợc thể hiện qua việc các em sử dụng những cách thức, phƣơng pháp nào để có đƣợc tài liệu mà mình cần hoặc tìm kiếm nhƣ thế nào nếu các em đến thƣ viện.

Bảng 2.6 Nguồn cung cấp tài liệu cho học sinh.

Nguồn cung cấp tài liệu Tổng số Khối 1,2,3 Khối 4,5 SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) Tự mua 35 43,75 10 28,5 25 55,6 Mƣợn bạn bè 8 10 1 2,8 7 15,6 Mƣợn thƣ viện trƣờng 12 15 6 17,1 6 13,3 Mƣợn ở các thƣ viện thiếu nhi 2 2,5 2 5,7 0 0 Bố mẹ, ngƣời thân mua tặng 45 56,25 16 45,7 29 64,4

Qua bảng thống kê có thể thấy đƣợc những nguồn cung cấp tài liệu chính cho học sinh nhƣ: bố mẹ, ngƣời thân mua tặng (56,25 %) trong đó nhóm đối tƣợng khối 4,5 chiếm tỉ lệ cao nhất (64,4%). Tiếp đó là các em tự mua tài liệu (43,75% và nhóm đối tƣợng khối 4,5 cũng chiếm tỉ lệ cao hơn khối 1,2,3 (55,6%).

Có thể thấy đƣợc phần lớn nhu cầu sử dụng và sở hữu của các em rất cao, một khi muốn sử dụng tài liệu sẽ xin bố mẹ, ngƣời thân mua tặng hoặc tự mình mua, khi đấy các em có thể tự mình sử dụng và bảo quản tài liệu. Trƣờng Ban Mai là một trƣờng dân lập nên kinh tế gia đình của các em cũng đầy đủ để đáp ứng những yêu cầu về tài liệu phục vụ việc học tập của con em mình. Vì vậy, khi có nhu cầu và mong muốn thỏa mãn nhu cầu của mình, hầu hết các bạn học sinh sẽ tìm phƣơng pháp nhanh nhất để có thể tìm kiếm đƣợc tài liệu mình cần. Đây cũng là một ƣu thế trong việc phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đấy, việc mƣợn tài liệu thƣ viện chỉ chiếm tỉ lệ 15 % thì CBTV cũng cần xem lại nguồn tài liệu của mình có đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các em hay không? Hay là học sinh khơng tìm thấy tài liệu mình cần trên thƣ viện hoặc khơng đƣợc sự hƣớng dẫn tìm kiếm từ CBTV trong khi nguồn tài liệu của thƣ viện rất dồi dào và các em nên đƣợc biết đến để sử dụng.

Bảng 2.7 Phương thức tìm kiếm sách của học sinh.

Phƣơng thức tìm Tổng số Khối 1,2,3 Khối 4,5 SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) SL (phiếu) Tỉ lệ (%) Nhờ cán bộ thƣ viện tìm 1 1,25 0 0 1 2,2 Tự tìm trên giá 63 78,75 27 77,1 36 80 Nhờ CBTV hƣớng dẫn tìm 16 20 8 22,8 8 17,8

Bảng số liệu cho thấy việc học sinh tự mình tìm tài liệu trên giá chiếm 78,75%, trong đó sự chênh lệch giữa hai nhóm đối tƣợng là khơng đáng kể, học sinh nhờ CBTV hƣớng dẫn tìm (20 %) và chỉ có 1,25 % nhờ CBTV tìm. Việc tự tìm kiếm cho thấy tinh thần tự giác, chủ động của học sinh trong việc lựa chọn và tìm kiếm tài liệu, cũng bộc lộ sự sáng tạo trong quá trình tìm kiếm sách của các em. Việc nhờ CBTV hƣớng dẫn tìm cũng đƣợc các em thực hiện tuy nhiên chỉ chiếm tỉ lệ thấp (20%), ngoài ra đối với các em học sinh khối 1,2,3 các em chƣa thể tự mình tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng và đúng nhu cầu vì vậy cần phải có sự hỗ trợ của CBTV trong việc tìm tài liệu nhƣng khơng có một học sinh nào cần đến sự trợ giúp của CBTV, nguyên nhân có thể là do tinh thần, thái độ phục vụ của CBTV chƣa tốt hoặc các em học sinh có tâm lý ngại hoặc sợ việc nhờ CBTV tìm hộ, hoặc khơng muốn nhờ đến CBTV tìm giúp. Thực trạng này sẽ dẫn đến học sinh tự mình lựa chọn tài liệu cảm tính nhƣ bảng 2.1 đã chỉ ra. Vì vậy, CBTV cần xem lại thái độ phục vụ của mình và cần chủ động hơn trong hƣớng dẫn, tƣ vấn cho học sinh trong việc lựa chọn sách có giá trị nội dung và nghệ thuật sao cho phù hợp với trình độ, khả năng đọc của mỗi học sinh.

Bên cạnh việc điều tra bằng bảng hỏi, trong q trình hồn thành luận văn tác giả cũng đã nhiều lần đến thƣ viện để quan sát trực tiếp quá trình các em đọc sách: Nhu cầu của các em về các loại sách, phƣơng thức lựa chọn sách và thái độ của học sinh đối với sách, báo trong quá trình đọc.

Tác giả thực hiện quan sát trong hai khoảng thời gian: trong giờ thƣ viện của các em theo chƣơng trình học chính khóa và trong giờ đọc sách tự do vào cuối mỗi buổi học tại thƣ viện.

Sau quá trình quan sát, tác giả cũng rút ra đƣợc kết luận sau khi quan sát 2 khung giờ đọc của các em trong ngày 23/08/2015:

Trong tiết thƣ viện lớp 3a5 vào 14h05 đến 14h40 ngày 23/08/2015 (sĩ số lớp 32 em): Các em học sinh nghiêm túc thực hiện theo hƣớng dẫn của GVCN và CBTV đƣợc 15 phút đầu. Đến khoảng thời gian tiếp theo đó, 25 trên tổng 32 bạn tự do đi đổi sách theo ý thích của mình khơng theo sự hƣớng dẫn của GVCN đồng thời các em cũng khơng nhờ hƣớng dẫn của CBTV, có 4/32 bạn vứt sách bừa bãi khơng đúng vị trí. Trong khi học sinh đi đổi sách GVCN ngồi trong phòng đọc dành cho giáo viên làm việc riêng, CBTV không thể quản lý và nhắc nhở đƣợc hết toàn bộ các em học sinh. Đây là thực trạng chung trong chƣơng trình mơn học thƣ viện đang thực hiện tại trƣờng Tiểu học Ban Mai, vì vậy mà việc đọc sách của các em tuy đƣợc đƣa vào chƣơng trình học nhƣng lại chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả học tập cao.

Trong giờ đọc sách tự do sau mỗi buổi học: Từ 16h20 đến 17h30 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6: Do CBTV không thể quản lý đƣợc tất cả học sinh các khối lên cùng 1 lúc nên đã phân công lịch lên đọc sách của mỗi khối nhƣ sau: Khối 1,2,3 có lịch lên thƣ viện từ thứ 2 đến thứ 4; khối 4, 5 có lịch lên thƣ viện vào thứ 5 và thứ 6.

Trong giờ đọc sách tự do tại thƣ viện vào các buổi chiều có thêm các bạn cộng tác viên của thƣ viện, mỗi buổi có khoảng 4,5 bạn trên thƣ viện, những bạn này vừa hỗ trợ CBTV quản lý bạn đọc, hỗ trợ việc sắp xếp sách, nhắc nhở các bạn đọc và cất sách đúng vị trí. Đồng thời đây là những bạn rất yêu sách, yêu thƣ viện nên các em lên thƣ viện cũng vì đƣợc đọc những cuốn sách mình u thích.

Theo quan sát của tác giả vào nhiều ngày trong cùng một khoảng thời gian từ 16h20 đến 17h30 tại thƣ viện, cụ thể vào ngày 23/08/2015: Có khoảng 120 bạn học sinh khối 4 lên thƣ viện đọc sách theo nhiều loại hình khác nhau, trong q trình đọc, có 10 bạn nhờ CBTV hƣớng dẫn tìm sách, khơng có bạn nào nhờ CBTV tìm hộ và 110 bạn cịn lại tự mình lựa chọn sách đọc.

Đây cũng chính là phản ánh tình trạng đọc sách theo cảm tính của các em, học sinh thƣờng đọc sách theo thói quen, đọc chủ yếu là các loại truyện tranh và chƣa có đƣợc sự định hƣớng cụ thể từ ngƣời lớn. Thực trạng này cần phải đƣợc thay đổi tại trƣờng Tiểu học Ban Mai, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay đang rất cần tới kỹ năng đọc một cách có định hƣớng từ CBTV, giáo viên chủ nhiệm và các bậc phụ huynh để giúp các em có đƣợc những kiến thức bổ ích từ việc đọc sách giúp nâng cao trí tuệ và tâm hồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 55 - 59)