Môi trƣờng đọc của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 70 - 76)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4 Các yếu tố tác động đến phát triển văn hóa đọc của học sinh Trƣờng Tiểu học

2.4.2 Môi trƣờng đọc của học sinh

2.4.2.1 Hoạt động xuất bản sách thiếu nhi.

Hiện nay, thị trƣờng sách thiếu nhi trở nên phong phú đa dạng với nhiều ấn bản đẹp đƣợc phát hành rộng rãi là cơ hội để phụ huynh dễ dàng nâng cao văn hóa đọc cho con. Việc học sinh trƣờng Tiểu học Ban Mai có nhu cầu đọc và đƣợc thỏa mãn nhanh chóng khi việc tìm sách cũng nhƣ sở hữu một cuốn sách trở nên đơn giản hơn là một trong những thuận lợi tác động tích cực đến phát triển văn hóa đọc cho học sinh trong trƣờng. Thế nhƣng, nếu không đủ thời gian đọc kỹ nội dung từng cuốn, phụ huynh sẽ cực kỳ khó khăn để nhận biết đâu thực sự là sách tốt để chọn cho con em mình. Đi kèm với số lƣợng sách cho thiếu nhi đang tăng lên chóng mặt, ngƣời đọc phát hiện quá nhiều ấn phẩm có nội dung dễ dãi, nhảm nhí, phản cảm, ảnh hƣởng độc hại đến nhận thức của trẻ em.

Qua quan sát thực tế tại một số nhà sách trên địa bàn Hà Nội và thực tế nguồn tài liệu tại Thƣ viện Trƣờng Tiểu học Ban Mai, tác giả luận văn nhận thấy sách thiếu nhi hiện nay có những tồn tại cần đƣợc khắc phục.

Trong khi sách giáo khoa viết cho học sinh đƣợc kiểm duyệt một cách nghiêm ngặt bởi nhà xuất bản Giáo dục thì Sách hƣớng dẫn, tham khảo của một số NXB chuyên ngành nhƣ NXB Giáo dục cũng không tránh khỏi ngoại lệ với những sơ suất trong khâu biên soạn nhƣ trƣờng hợp cuốn Hƣớng dẫn học tiếng việt lớp 5, tập 2A khi đƣa đoạn văn của nhà văn Nguyễn Ðình Thi sáng tạo về nhân vật Thánh Gióng khiến nhiều phụ huynh, giáo viên và học sinh băn khoăn, thắc mắc.

Những sách truyện xuất bản dành cho thiếu nhi từ nhiều nhà xuất bản khác nhau đã và đang có dấu hiệu xuất bản tràn lan trên thị trƣờng, khơng có đƣợc sự kiểm duyệt ngiêm ngặt từ các nhà xuất bản và các cấp quản lý.

Quá nhiều truyện trong các cuốn cổ tích có những hạt "sạn" nhƣ bộ 99 truyện kể cho bé (NXB Ðồng Nai), Truyện tranh cổ tích Việt Nam chọn lọc (NXB Thanh Niên)… Hầu hết các truyện đều đƣợc vẽ bằng những đƣờng nét ma quái, mô tả chi tiết cảnh chặt đầu quái vật, mãng xà, trăn nuốt chửng ngƣời, quỷ nhập tràng giết ngƣời... Rất nhiều cuốn dạy trẻ những trị nghịch ngợm, khơn vặt, thói gian lận, đối phó ngƣời lớn.

Mảng sách kiến thức, giáo dục đạo đức, tâm lý lứa tuổi cũng khơng ít sai sót, lệch lạc về kiến thức, tƣ duy nhƣ các cuốn Phát triển tƣ duy toán học cho bé, tập 3 (NXB Ðồng Nai), Bé vui học toán (NXB Thời Ðại)... Ðiển hình, sách “Hỏi đáp nhanh trí” với nhiều phiên bản của các NXB Văn hóa - Thơng tin, Phụ nữ, Hồng Ðức, Hải Phòng... gắn mác trắc nghiệm IQ từng bị dƣ luận phản ứng vì có q nhiều thơng tin nhảm nhí, truyện tiếu lâm khơng phù hợp lứa tuổi đến nay vẫn đƣợc bày bán tại nhiều nơi. Có thể gặp trong đó rất nhiều những hỏi, đáp phản cảm, thiếu văn hóa và tính giáo dục nhƣ: "Niu-tơn nói gì khi phát hiện ra trái đất có lực hút?", đáp: "Á, đau chết đi đƣợc"; "Ai là ngƣời không chịu nghe lời?", đáp: "Ngƣời điếc"; "Làm thế nào để học sinh không ngủ gật trên lớp?", đáp: "Cho nghỉ học"; "Một ngƣời sau khi bị chặt đầu sẽ nhƣ thế nào?", đáp: "Biến đổi chiều cao"...

Bên cạnh đó, một số cuốn nhƣ: Kiến thức dành cho thiếu nhi từ 6-12 tuổi, Bách khoa thƣ đầu đời cho trẻ em, Tiếng Hoa dành cho trẻ em... đều có những sai lệch về văn hóa, lịch sử, địa lý, chủ quyền...

Hay những cuốn sách có ngơn từ thơ tục mà nhiều khi phụ huynh mua về cho con em mình khơng lƣờng trƣớc đƣợc những hậu quả nhƣ việc các con mình sẽ học những ngơn từ dung tục đó, nhƣ cuốn “Sh*t my dad says – lời

vàng của bố” – NXB Lao động xã hội. Cuốn “ Một ngày của bố” – NXB Phụ nữ hiện có tại thƣ viện, thống qua có thể thấy đây là tác phẩm nói về ngày bận rộn của ông bố nhƣng trong tác phẩm lại có nhƣng đối thoại rất dễ cho con trẻ hiểu nhầm nhƣ việc xƣng hô giữa bố và lãnh đạo của mình, bố gọi là “lão sếp của bố”, hay hình ảnh ơng bố rút tiền đút vào túi quần chú cảnh sát giao thông trƣớc mặt con mà bố gọi đấy là “cùng nói chuyện đàn ơng...”

Việc xuất bản quá nhiều sách thiếu nhi nhƣng nội dung và hình thức lại khơng có đƣợc sự kiểm duyệt sát sao từ lãnh đạo các ban ngành, vì lợi nhuận, một số nhà xuất bản dù khơng có kỹ năng nghiệp vụ làm sách thiếu nhi, đội ngũ biên tập viên cịn hạn chế và thƣờng phó mặc cho đối tác liên kết nên dẫn đến nhiều sai phạm về nội dung, cho ra đời những sản phẩm kém chất lƣợng, thậm chí độc hại đối với sự hình thành, phát triển tâm hồn, trí tuệ và nhân cách trẻ. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến việc phát triển văn hóa đọc của học sinh nói chung và học sinh trƣờng Tiểu học Ban Mai nói riêng.

2.4.2.2 Ảnh hƣởng của cơng nghệ thơng tin và truyền thông.

Hiện nay, với sự phát triển của CNTT và truyền thơng với nhiều cơng cụ tìm kiếm và sử dụng thơng tin nhƣ máy tính, mạng internet, máy tính bảng, điện thoại, tivi hay các chƣơng trình giải trí khác thì việc phát triển văn hóa đọc của học sinh bị ảnh hƣởng rất nhiều. Sự xuất hiện của các phƣơng tiện nghe nhìn hiện đại giúp các em có thể tìm kiếm đƣợc thơng tin mình cần một cách nhanh chóng, liệu sách có đang dần mất đi vị trí của nó trong nền văn hóa hay khơng? Khi mà đọc sách thƣờng phải tập trung tƣ tƣởng, trí óc cịn thƣởng thức nghệ thuật nghe nhìn con ngƣời vẫn có thể kết hợp với những việc khác theo một hình thức và mức độ nào đó. Làm việc hay ăn uống, hai việc chính của con ngƣời vẫn có thể phần nào kết hợp xem tivi hoặc nghe nhạc, nghe đài. Rõ ràng là so với việc đọc sách báo, phƣơng tiện nghe nhìn có những lợi thế và phù hợp, thuận tiện với nhịp sống hiện đại, khi mà đối với

con ngƣời hiện nay, quỹ thời gian dành cho việc nghỉ ngơi, giải trí sau những giờ lao động, làm việc căng thẳng cịn rất ít ỏi. Vậy văn hóa đọc của học sinh trong thời đại CNTT liệu có phát triển đƣợc khơng?

Sau khi khảo sát tại Thƣ viện trƣờng Tiểu học Ban Mai, trong tổng số 80 bạn đƣợc hỏi có thƣờng hay xem tivi khơng thì có tới 70 bạn trả lời “có” (chiếm 87.5%), chỉ có 10 bạn trả lời “khơng” (chiếm tỉ lệ 12.5%). Đây là con số thể hiện sự ảnh hƣởng của CNTT, các phƣơng tiện nghe nhìn tới học sinh một cách rõ nét. Trong số 70 bạn trả lời có thì có đến 51 bạn thƣờng xem phim hoạt hình (chiếm 63.75%), tỉ lệ giữa hai nhóm đối tƣợng khối 1,2,3 và khối 4,5 là tƣơng đối bằng nhau. Tiếp đến là xem các chƣơng trình khác (26.25% bao gồm xem phim, xem quảng cáo, xem thời sự….). Học sinh xem các chƣơng trình nhƣ: dạy tiếng anh cho thiếu nhi, kể chuyện cho thiếu nhi, các trò chơi cho thiếu nhi thì chiếm tỉ lệ thấp hơn (lần lƣợt là 2.5%; 6,25% và 1,25%). Đây là tình trạng chung của hầu hết các bạn học sinh ở lứa tuổi thiếu nhi, khi mọi thứ với các em còn rất mới và có nhu cầu tìm hiểu, đặc biệt là trong xã hội thông tin hiện đại đã bắt đầu tình trạng tràn ngập thế giới âm thanh và hình ảnh qua các phƣơng tiện nghe nhìn, trong đó một số chức năng của việc đọc đã đƣợc các màn hình và thùng loa đảm nhận. Thời gian đọc sách của học sinh đang bị co hẹp lại, dù chỉ là tƣơng đối.

Tuy nhiên, sách vẫn có những tính năng khơng thể thay thế đƣợc bằng các phƣơng tiện nghe nhìn và chúng ta cần tạo ra một nhận thức rộng rãi trong xã hội về sách và thƣ viện nhƣ một bộ phận hữu cơ của hệ thống thông tin và giao lƣu xã hội.

Chúng ta có thể nhận thấy hàng ngày, trên tivi, trên các băng video, VCD, DVD...chữ vẫn xuất hiện rất nhiều và do đó mà việc đọc vẫn đƣợc diễn ra, chúng ta cần hƣớng dẫn các em lựa chọn xem những chƣơng trình phù hợp với lứa tuổi của các em. Đồng thời, hƣớng dẫn và khuyến khích các em đọc

những cuốn sách có giá trị bởi khi đọc sách, ngƣời đọc là ngƣời tiếp nhận thông tin một cách chủ động trong q trình tự phân tích, chọn lọc, ghi nhận, một quá trình “đối thoại ngầm” ngay cả với chính tác giả của cuốn sách. Vì vậy, có thể khẳng định rằng cho dù mai sau, khi xã hội phát triển cao hơn, con ngƣời có thể đọc sách trong thƣ viện điện tử hay qua mạng internet thì sách vẫn khơng hề mất đi giá trị văn hóa truyền thống lâu đời vốn có của nó.

Nhìn chung có thể thấy dù CNTT và truyền thơng có ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc của học sinh trong xã hội hiện đại nói chung và học sinh trƣờng Tiểu học Ban Mai nói riêng, tuy nhiên theo ý kiến của tác giả luận văn, cần phải xem những ảnh hƣởng của CNTT đem lại mang tính tích cực hơn vì trong thời đại thơng tin hiện đại, các em cần phải đƣợc tiếp xúc với những phƣơng tiện truyền thông hiện đại để tiếp cận đƣợc những thông tin mới, bổ ích phục vụ cho việc học tập và cuộc sống nhiều. Bên cạnh đó việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc của học sinh cần đƣợc cả xã hội quan tâm để giúp văn hóa đọc trở thành một nét văn hóa khơng bị mai một trong nay mai, giúp các em nâng cao tri thức, bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức và tâm hồn qua những trang sách có giá trị nội dung và nghệ thuật cao. Đồng thời xem CNTT chính là cơng cụ hỗ trợ q trình đọc và phát triển văn hóa đọc trong mỗi nhà trƣờng.

2.4.2.3 Phƣơng pháp giảng dạy, học tập.

Trong năm học mới 2015 – 2016 là năm có nhiều thay đổi trong cách dạy và học của học sinh tiểu học nói chung và học sinh trƣờng Tiểu học Ban Mai nói riêng. Ban lãnh đạo nhà trƣờng cũng có những nhận thức đúng đắn trong việc nắm bắt nhiệm vụ và đƣa ra những định hƣớng trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện tại. Nhiệm vụ chính của nhà trƣờng trong năm học mới là tiếp tục chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hƣớng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học… Song song với đó, việc triển

khai đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tƣ 30 đƣợc thực hiện từ năm 2014 – 2015 sẽ tiếp tục đƣợc nhà trƣờng áp dụng linh hoạt và triệt để hơn.

Đây là năm thứ 3 nhà trƣờng tổ chức dạy học theo Mơ hình Trƣờng học mới Việt Nam (VNEN), đây là dự án về Sƣ phạm với trọng tâm đổi mới phƣơng pháp, tổ chức lớp học và đánh giá học sinh theo xu hƣớng của giáo dục hiện đại. Các giáo viên đổi từ vai trò giảng giải, truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hƣớng dẫn học sinh cách học, theo dõi kiểm soát học sinh tự học; đa số giáo viên đã tập trung vào nghiên cứu nội dung bài học, hoạt động học trong Tài liệu hƣớng dẫn học để điều chỉnh, dự kiến tình huống sƣ phạm, chuẩn bị đồ dùng dạy học… nhằm đạt đƣợc hiệu quả bài học cao nhất.

Học sinh biết cách tự học theo Tài liệu hƣớng dẫn học, với sự hƣớng dẫn hỗ trợ đúng lúc, kịp thời của giáo viên; chủ động, tích cực hoạt động học ở lớp và hoạt động ứng dụng ở nhà, có nhiều cơ hội để tham gia, bày tỏ ý kiến; học sinh yếu đƣợc quan tâm nhiều hơn, để tiến kịp các bạn. Học sinh học theo VNEN đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng; đồng thời mạnh dạn tự tin linh hoạt trong giao tiếp, hợp tác với bạn.

Nhà trƣờng cũng tiến hành triển khai phƣơng pháp “Bàn tay nặn bột” trên tinh thần khuyến khích giáo viên tổ chức các giờ học cho học sinh thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ thực hiện, hƣớng tới việc thành lập các phịng hỗ trợ thí nghiệm tại cụm trƣờng.

Bên cạnh đó, năm học 2015 – 2016 với chủ đề “Sống chủ động” là một bƣớc thay đổi trong công tác giáo dục đào tạo chung: Học sinh tự chủ động học tập, tự tin, tự chịu trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động của trƣờng và lớp... giúp các em hình thành và phát triển năng lực bản thân. Vì vậy trƣờng cần có một thƣ viện trƣờng thật tốt, trở thành khơng gian u thích

của các bạn học sinh và thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của bạn đọc trong trƣờng. Việc đổi mới phƣơng pháp giáo dục và học tập địi hỏi Thƣ viện cũng cần có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm về tài liệu của học sinh. Tổ chức các hoạt động góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của trƣờng giúp các em học sinh tăng sự hiểu biết, kỹ năng, có thêm sự tự tin khi đứng trƣớc tập thể nhƣ: giới thiệu sách, triển lãm sách, kể chuyện, trƣng bày sách, thi vui đọc sách…đây là những hoạt động nằm trong phát triển văn hóa đọc của Thƣ viện góp phần tích cực trong cơng tác dạy và học của nhà trƣờng. Việc tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc trong nhà trƣờng chính là nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với Thƣ viện trong giai đoạn đổi mới giáo dục tiểu học góp phần vào công tác đào tạo chung của trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường tiểu học Ban Mai (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)