Ảnh báo chí phản ánh con người, sự kiện, sự việc trong trạng thái hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 31 - 33)

trạng thái hành động

Hành động là trung tâm phương pháp luận của ảnh báo chí. Hình ảnh khơng sống động sẽ không hàm chứa và biểu đạt đầy đủ yếu tố thông tin. Nhưng làm thế nào để bức ảnh chụp thật sống động, điều này lại phụ thuộc

hồn tồn vào cách nhìn và khả năng thể hiện của nhà báo. Bởi, thông thường trước khi bấm máy giới hạn một mảnh cắt của hiện thực, muốn hay không người làm báo phải động não, tư duy cao độ trước hàng trăm hàng nghìn động hình nối tiếp nhau, lần lượt xuất hiện. Thế nhưng, giá trị đích thực của vấn đề mà nhà nhiếp ảnh quan tâm đôi khi lại chỉ diễn ra trong khoảnh khắc nhất định, khoảnh khắc bộc lộ cái thần của đối tượng, sự kiện. Nếu không bấm máy đúng, sản phẩm được tạo thành sẽ chỉ là những bức ảnh vô hồn gượng ép hoặc nhạt nhẽo. Như vậy cũng có nghĩa ảnh báo chí là một tài liệu sống về hiện thực. Nó tác động rất mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận thực lý trí và tình cảm của người xem. Đây cũng là thế mạnh riêng biệt của nhiếp ảnh và ảnh báo chí. Thực tế cho thấy, có rất nhiều tác phẩm ảnh được chụp trong khoảng thời gian ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, lâu dài. Nói đến bức ảnh sống động cũng là nói đến cái chuyển động thực của cuộc sống thành hình ảnh tĩnh trên tác phẩm. Thơng qua hình ảnh tĩnh ở trạng thái động, người xem nhận thức được những hoạt động kế tiếp nhau, liên tục của sự kiện, sự việc, hiện tượng. Đây cũng chính là giây phút tạo ra nhận thức, thẩm mỹ duy nhất, khác hẳn hàng ngàn hàng triệu những giây phút ngẫu nhiên khác của đối tượng, hiện thực mà công chúng tiếp nhận.

Xem ảnh báo chí, độc giả ln địi hỏi ở nó phải đảm bảo tính khách quan, chân thật. Nếu vì bất cứ lý do nào đó mà nhà báo can thiệp vào đối tượng, sự kiện thì cũng sẽ gây cho đối tượng được chụp sự lúng túng, mất đi bản chất của sự kiện, làm cho thông tin của ảnh sẽ kém thuyết phục.

Đặc trưng của ảnh báo chí là khoảnh khắc, thời cơ bấm máy. Để diễn tả được những diễn biến của thực tiễn cuộc sống thông qua một lát cắt, ngoài việc phải kết hợp hết sức linh hoạt các yếu tố tạo hình như: ánh sáng, màu sắc, đường nét, hình khối, màu sắc..., nhiếp ảnh còn đòi hỏi cao sự nhạy cảm của nhà báo, phải tập trung cao độ năng lực tư duy để tìm ra đâu là khía cạnh bản chất, đâu là thao tác đặc trưng và đâu là thời điểm bấm máy điển hình – giây phút quyết định chất lượng, hiệu quả của tác phẩm.

Ghi nhận đúng và chính xác những cảnh trường đó, cũng có nghĩa là ảnh báo chí đã thực hiện chức năng phản ánh con người, sự kiện, sự việc trong trạng thái động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)