Về hình thức thơng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 78 - 91)

- Về hình khối ảnh, trong trình bày báo, khối ảnh được sử dụng phổ

2.4.2. Về hình thức thơng tin

Ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân hằng ngày chủ yếu là ảnh tin và ảnh minh họa kèm tin, bài. Chùm ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân cũng được sử dụng nhưng chưa thường xuyên. Ảnh phóng sự gần như khơng được sử dụng trên báo Nhân dân khi thông tin về lĩnh vực chính trị ngoại giao. Nguyên nhân là do cấu trúc và tổ chức tờ báo. Không chỉ ảnh chính trị ngoại giao mà ảnh báo chí nói chung trên báo Nhân dân vẫn chủ yếu là ảnh minh họa. Báo Nhân dân chỉ sử dụng một số ít ảnh báo chí độc lập (khơng đi kèm bài viết) và khơng thường xun.

Ảnh chính trị ngoại giao đăng trên báo Nhân dân hầu hết được trình bày đúng mục đích, tạo sự sang trọng trong hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội trong trình bày ảnh đảm bảo mục đích thơng tin chính trị, ngoại giao, việc trình bày ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân vẫn còn tồn tại một số hạn chế như vị trí ảnh đặt cịn dàn trải khiến thơng tin bị phân tán, độc giả mất tập trung khi tiếp nhận.

Ví dụ, báo Nhân dân số 20562, ra ngày 24/12/2011, trong tin “Chủ

tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đón, hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Thái Lan” có sử dụng chùm ảnh để

đưa tin về sự kiện. Tuy nhiên, cách trình bày chùm ảnh như Hình 2.14 khiến thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh bị phân tán khi bài viết bị cắt nhỏ thành 3 phần: phần 1 gồm đầu đề, chính văn, phần 2 và phần 3 là 2 ảnh minh họa kéo dài đến nửa trang dưới, đặc biệt là ảnh thứ 2 kèm bài gần như tách biệt với bài viết.

Việc trình bày ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân vẫn còn đơn điệu, tẻ nhạt, chưa nổi bật được các cấp độ thông tin bằng hình ảnh thơng qua kích cỡ ảnh. Tức là thể hiện thơng tin chính – phụ bằng ảnh trên trang báo chưa rõ ràng. Không thể phủ nhận ở một số tờ báo khi thông tin bằng ảnh về lĩnh vực chính trị ngoại giao, việc trình bày thành cụm ảnh đã mang lại những hiệu quả nhất định, tạo được tiêu điểm ảnh và thể hiện được tầm quan trọng của sự kiên.

Xét về góc độ chính trị, việc trình bày ảnh theo thứ tự chức danh và kích cỡ như nhau đảm bảo tính chính trị, tránh những vấn đề nhạy cảm dễ phát sinh. Nhưng xét về góc độ thơng tin, việc trình bày ảnh và kích cỡ như vậy sẽ không giúp làm nổi bật được nội dung thông tin quan trọng theo thứ bậc. Thông thường trên cùng một trang báo, sẽ có thơng tin quan trọng hơn, thông tin kém quan trọng. Bên cạnh việc sử dụng các yếu tố đậm, nhật để làm nổi bật thì việc trình bày vị trí và kích cỡ đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Trường hợp trên một trang báo có nhiều bức ảnh quan trọng, việc trình bày sao cho công bằng mà vẫn đảm bảo sự sinh động là điều khơng mấy dễ dàng. Ví dụ, trên trang nhất báo Nhân dân hằng ngày sử dụng nhiều ảnh chính trị ngoại giao liên quan đến hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Các bức ảnh được trình bày cũng kích cỡ, đều nhau, cùng là sự kiện lễ tân nên dễ gây cho người xem cảm giác đơn điệu, buồn tẻ. Trường hợp này có thể tổ chức thành chùm ảnh lễ tân thì hiệu quả thơng tin sẽ tốt hơn,

đồng thời vẫn thể hiện rõ mục đích thơng tin chính trị, ngoại giao, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của tờ báo.

Ngồi ra, cách trình bày, sắp xếp các ảnh chính trị ngoại giao chỉ dựa trên chức danh các nhân vật chính trị mà chưa chú ý đến logic thơng tin, gây ra tình trạng thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân khá lộn xộn. Điều này có thể dễ nhận thấy ở Hình 2.15 đăng trên báo Nhân dân số 21043, ra ngay 26/4/2013 và được đặt ở nửa trên trang nhất. Trong đó có sử dụng 2 ảnh chính trị ngoại giao nhưng do người trình bày đã dựa vào chức danh của nhân vật chính trị để sắp xếp ảnh, dẫn đến ảnh về hoạt động ngoại giao của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đặt ở hai bên trong khi ở giữa hai ảnh là ảnh thông tin thời sự chính trị trong nước về hoạt động của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Hình 2.15: Hai ảnh CTNG được trình bày tách biệt, xen giữa là ảnh thơng tin chính trị trong nước, đăng trên báo Nhân dân số 21043, ra ngay 26/4/2013.

Bên cạnh việc sử dụng cỡ ảnh như nhau, ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân thường xuyên sử dụng ảnh cỡ vừa và nhỏ, trong đó 85% ảnh sử dụng cỡ vừa (Biểu đồ 2.2). Tuy nhiên, khi so sánh với báo Thế giới và Việt Nam, khi trình bày ảnh chính trị ngoại giao trên trang nhất, báo thường dùng ảnh cỡ lớn hơn hẳn.

Ví dụ, Hình 2.16 đăng trên báo Thế giới và Việt Nam số ra từ 17/1 – 23/1/2013, ảnh chính trị ngoại giao trên trang nhất sử dụng cỡ ảnh 18 x 12.5 cm, và chỉ dùng duy nhất một ảnh cỡ lớn, được coi như ảnh chính của báo.

Một sự khác biệt là khổ giấy của báo Nhân dân sử dụng (A2) lớn hơn khổ giấy là báo Thế giới và Việt Nam (A3), nhưng ảnh chính trị ngoai giao trên báo Thế giới và Việt Nam lại trình bày ở cỡ lớn hơn nhiều so với báo Nhân dân. Việc sử dụng ảnh chính trị ngoại giao cỡ vừa và nhỏ, bên cạnh ưu điểm là đưa được nhiều tin bài ảnh cùng một lúc lên trang nhất thì cách trình bày này lại khiến trang nhất bị cắt nhỏ, gây mất tập trung cho thị giác của người đọc. Trong khi sử dụng ảnh cỡ lớn trên các trang báo sẽ giúp độc giả dễ dàng tiếp nhận thơng tin, phản xạ nhanh chóng được thơng tin quan trọng nhất và cần đọc trước. Nguyên nhân chủ yếu cho việc chỉ sử dụng cỡ ảnh vừa và nhỏ, không sử dụng cỡ ảnh lớn ở báo Nhân dân là do diện tích “đất” trên báo được ưu tiên cho các mục, chuyên mục cũng như các vấn đề khác nhau, trong đó lĩnh vực chính trị ngoại giao vẫn thuộc các vấn đề thời sự chính trị mà chưa có mục chun sâu cụ thể. Ngoài ra, việc sử dụng ảnh cỡ nhỏ còn là biểu hiện của khâu tổ chức tác phẩm chưa khoa học, các bài

Hình 2.16: Ảnh CTNG đăng trên trang nhất báo Thế giới và Việt Nam (số ra từ 17/1 – 23/1/2013)

viết vẫn còn dài. Mặt khác, do chất lượng nội dung, hình thức ảnh chưa đảm bảo, nếu trình bày kích cỡ ảnh lớn trên mặt báo càng làm lộ rõ những khuyết điểm. Trình bày tạo sự logic giữa hình ảnh với khổ giấy là tạo nên sự cân đối hài hòa các bức ảnh trên trang báo. Kết quả khảo sát cho thấy việc trình bày ảnh của báo Nhân dân chưa linh hoạt trong thay đổi cỡ ảnh, do đó chưa tạo được điểm nhấn cho hình ảnh trên từng trang báo. Điều này một phần là do họa sỹ chưa tạo được sự thay đổi linh hoạt về độ đậm, nhạt, kích cỡ, khối ảnh trên trang khi trình bày.

Ngồi vị trí và kích cỡ ảnh, yếu tố logic giữa ảnh, chú thích, đầu đề tác phẩm, lời dẫn, chính văn cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong trình bày báo. Qua khảo sát trên báo Nhân dân, các bức ảnh chính trị ngoại giao trình bày logic với chú thích, đầu đề tác phẩm, lời dẫn, chính văn. Bức ảnh là điểm đầu tiên thu hút thị giác độc giả khi đọc báo. Nội dung, hình thức ảnh hấp dẫn sẽ là chất gắn kết, lôi cuốn độc giả tiếp tục đọc bài viết. Chú thích ảnh được trình bày hợp lý là phải đặt phía dưới bức ảnh, sử dụng kiểu chữ, cỡ chữ dễ đọc. Theo tâm lý đọc, độc giả bảo giờ thường có thói quen xem các bức ảnh trước tiên, sau đó mới đọc các con chữ, do đó người trình bày phải hiểu được tâm lý này để trình bày ảnh và chú thích hợp lý. Trình bày chú thích ảnh chính trị ngoại giao của báo Nhân dân có ưu điểm lớn khi sử dụng chữ thường in đậm, cỡ 14pt, phông chữ Times New Roman giúp thu hút thị giác độc giả. Chú thích màu đen, cùng màu chữ với tiêu đề và nội dung bài viết, tạo sự nhất quán. Thêm vào đó, chú thích của ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân phần lớn được đặt dưới ảnh, nổi bật trên nền giấy trắng giúp độc giả dễ nhìn, dễ đọc và dễ nhớ.

So với báo Thế giới Việt Nam, báo Nhân dân có ưu điểm trong việc trình bày chú thích. Báo Thế giới và Việt Nam ở một số ảnh vẫn đặt chú thích vào trong ảnh, dễ bị chìm cùng nền ảnh, vừa khó đọc vừa làm cho bức ảnh trở nên rối mắt. Ví dụ, Hình 2.17 đăng trên báo Thế giới và Việt Nam số ra ngày 24/5/2013.

Hình 2.17: Chú thích ảnh trên báo Thế giới và Việt Nam ngày 24/5/2013 bị chìm trong nền ảnh dù màu chữ đối lập.

Nhìn ảnh chúng ta sẽ nhận ra, dù đã in chữ trắng để tạo sự khác biệt với nền ảnh nhưng cách trình bày chú thích đề lên ảnh như vậy khiến người đọc gần như phải đi tìm chú thích, rất khó nhìn và khơng dễ nhớ.

Việc trình bày ảnh đảm bảo tính logic với các yếu tố cấu thành trang báo là rất cần thiết, nó thể hiện tính khoa học trong trình bày báo. Những trang báo trình bày chưa logic với các yếu tố cấu thành nội dung, hình thức tờ báo thường gây khó khăn cho độc giả khi tiếp nhận thông tin, làm giảm giá trị thơng tin của hình ảnh.

Ví dụ, trong bài “Vương quốc Camphuchia Nơ-rơ-đơm Xi-ha-mơ-ni

đón, hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” đăng trên báo Nhân dân

số 20545, ra ngày 7/12/2011, khi sử dụng chùm ảnh chính trị ngoại giao, chú thích của 2 ảnh được đặt chung dưới chân trang ảnh thứ 2, khiến độc

giả phải đi tìm chú thích cho ảnh thứ nhất, đồng thời việc tiếp thu chú thích cũng khá khó khăn khi hai chú thích được viết khá gần nhau mà khơng xuống dịng để tạo sự tách biệt.

Về khung ảnh, qua khảo sát cho thấy báo Nhân dân rất chú trọng đến việc sử dụng khung bo cho ảnh, làm cho bức ảnh nổi bật, thu hút thị giác của độc giả. Việc sử dụng khung bo cỡ 0.3 – 0.5pt cho các ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân rất linh hoạt. Tùy thuộc vào độ đậm nhạt của nền ảnh mà họa sỹ báo sử dụng khung bo kích cỡ khác nhau, đơi khi là không sử dụng để tạo độ rộng mở cho khn ảnh. Ví dụ, như trong bài “Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN

Hình 2.18 Chú thích đặt q xa ảnh và trình bày rối mắt. Nguồn: Báo Nhân dân ngày 7/12/2012

lần thứ 22” (Hình 2.19) đăng trên báo Nhân dân số 21042, ra ngày 25/4/2013, màu nền của ảnh trùng với màu nền trang báo, việc sử dụng khung bo đã giúp tách bạch hình ảnh, giúp bức ảnh nổi bật hơn.

Với ảnh chính trị ngoại giao trên báo Thế giới và Việt Nam, thường được trình bày ảnh khơng có khung. Có hay khơng sử dụng khung ảnh trong trình bày ảnh chính trị ngoại giao không quá ảnh hưởng đến chất lượng hình thức của ảnh. Nhưng qua đó để thấy, vấn đề trình bày ảnh chính trị ngoại giao nói riêng và ảnh báo chí nói chung trên báo Nhân dân rất được coi trọng. Một chi tiết nhỏ như khung ảnh nếu sử dụng một cách hợp lý tùy từng trường hợp sẽ mang đến hiệu quả thị giác cho độc giả.

Về khối ảnh, dễ dàng nhận thấy ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân thường sử dụng các khối ảnh chữ nhật nằm ngang đều nhau, trình bày tương xứng trên trang nhất, chủ yếu là cỡ 9 x 12 cm hoặc 12.5 x 7 cm. Việc sử dụng nhiều khối ảnh đều nhau, nếu trình bày phối hợp với các chất liệu khác không khéo léo, rất dễ tạo ra sự đơn điệu về hình ảnh trên mặt báo. Mặt khác, sự trùng lặp hình dạng, kích cỡ, khối ảnh sẽ khơng có tác dụng biểu đạt các cấp độ quan trọng của sự kiện, nhân vật trong mỗi bức ảnh. Việc trình bày ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân thường mắc phải lỗi này, có thể thấy qua ví dụ ở Hình 2.20.

Hình 2.20: Hai ảnh CTNG đặt cạnh nhau sử dụng kích cỡ, khối ảnh giống nhau.

Hình 2.20 được đăng trên báo Nhân dân số 20954, ra ngày 24/1/2013, hai ảnh chính trị ngoại giao được trình bày trên trang nhất đều có khối ảnh giống nhau và bằng nhau, làm cho thông tin bị dàn trải, khơng phân định rõ chính – phụ. Trong trường hợp này, nếu các bức ảnh có mức độ quan trọng khác nhau mà lại sử dụng khối ảnh đều nhau để trình bày thì sẽ làm giảm mức độ quan trọng của những bức ảnh trên mặt báo.

Tóm lại, những ưu điểm có thể rút ra từ hoạt động trình bày ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân:

- Tòa soạn báo Nhân dân rất chú trọng trình bày hình ảnh đúng với mục đích thơng tin chính trị ngoại giao, đảm bảo đúng vị trí, tầm quan trọng của các sự kiện, các nhân vật chính trị ngoại giao trên mặt báo.

- Tờ báo đã cơ bản áp dụng biện pháp trình bày ảnh chính trị ngoại giao đảm bảo tính logic với các yếu tố khác, giúp độc giả tiếp nhận thông tin mạch lạc. Cụ thể là logic giữa hình ảnh với đầu đề tác phẩm, lời dẫn và chính văn.

- Họa sỹ trình bày báo cũng đã áp dụng các biện pháp tạo hình trong trình bày ảnh chính trị ngoại giao để đảm bảo tính nghệ thuật như cân đối, hình khối, đường nét, màu sắc, độ đậm nhạt.

Bên cạnh những ưu điểm, hoạt động trình bày ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân vẫn tồn tại một số hạn chế:

- Báo mới chỉ chú trọng trình bày ảnh chính trị ngoại giao đảm bảo nguyên tắc đúng mà chưa linh hoạt thay đổi hình dạng, kích cỡ, khối ảnh trên trang báo để đảm bảo tính khoa học và tính nghệ thuật. Do đó, hình ảnh trình bày trên trang có nội dung thơng tin chính trị ngoại giao cịn đơn điệu, chưa thu hút sự chú ý của độc giả.

- Trình bày ảnh chính trị ngoại giao chưa logic với chú thích, đầu đề, lời dẫn và chính văn... làm cho kết cấu của tờ báo lộn xộn, độc giả khó tiếp nhận thơng tin.

- Nhìn chung ảnh chính trị ngoại giao đơn điệu về mảng khối, đường nét, chưa tạo được các sắc độ đậm nhạt hình ảnh, màu sắc chưa đẹp.

Nguyên nhân của những hạn chế trên có thể kể đến là:

- Tịa soạn chưa lập được kế hoạch ảnh cụ thể, chi tiết, nhất là việc phân định các cấp độ quan trọng của sự kiện chính trị ngoại giao được thể hiện bằng hình ảnh trên trang báo. Do vậy, người trình bày thường bị động trong việc thực hiện đảm bảo tính hài hịa giữa tính chính trị và tính nghệ thuật trong trình bày ảnh chính trị ngoại giao.

- Do trình độ của các họa sỹ cịn chưa đồng đều, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trình bày ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân. Họa sỹ ở báo Nhân dân đều rất am hiểu kỹ mỹ thuật trình bày báo, nhưng lại hạn chế về kiến thức báo chí, tâm lý.. dó đó, việc trình bày ảnh chính trị ngoại giao đảm bảo hài hịa giữa tính chính trị, khoa học và nghệ thuật cịn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 78 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)