Những vấn đề đặt ra đối với thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 92 - 95)

- Về hình khối ảnh, trong trình bày báo, khối ảnh được sử dụng phổ

3.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày

bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày

Sự bùng nổ thông tin trong giai đoạn hiện nay tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh thông tin giữa các cơ quan báo chí, và nội dung thơng tin về chính trị ngoại giao cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Việc cạnh tranh thông tin không chỉ thể hiện nguồn tin, nội dung bài viết khai thác ở các góc độ khác nhau, đa dạng, nhiều chiều… mà cịn nằm ở tốc độ cập nhật thơng tin. Nếu như trước đây, tốc độ này được tính bằng từng ngày thì hiện nay dường như khốc liệt hơn khi phải cạnh tranh từng giờ, từng phút. Cùng nội dung thơng tin chính trị ngoại giao, cạnh tranh với báo mạng đang hàng ngày cập nhật thông tin hàng giờ, hàng phút, để tồn tại, báo giấy càng phải trăn trở tìm đề tài tốt; đào sâu, tổng hợp phân tích vấn đề. Sự ganh đua để khẳng định mình của các loại hình báo chí, các tờ báo khác nhau khiến cho

người đọc có được một “bữa tiệc” thịnh soạn về thông tin. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến thông tin mâu thuẫn, rối rắm, khiến cơng chúng khó phân định đúng sai.

Bên cạnh đó, khi mà tất cả đều được trình ra trước cơng chúng thì sự lựa chọn thơng tin lại được quyết định bởi hình thức thơng tin. Do đó, vấn đề đặt ra với thơng tin chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân hằng ngày là sự phát triển đa dạng hình thức thơng tin. Sự hấp dẫn, sinh động khi thơng tin chính trị ngoại giao bằng âm thanh của phát thanh, hình ảnh động của truyền hình hay đa phương tiện của báo mạng điện tử khiến thơng tin chính trị ngoại giao trên báo in bị lu mờ, thiếu hiệu quả.

Nhưng một thực tế hiện nay cho thấy, truyền thông thị giác đang được đề cao, đặc biệt là đối với báo in bởi thông tin trực diện, sinh động và khả năng khái quát lớn. Nếu một bài báo chỉ có đơn thuần dạng văn bản thì sẽ rất khơ khan, khiến người đọc khó tiếp nhận, đơi khi dẫn đến những hình dung khơng đúng với nội dung. Ảnh báo chí nói chung và ảnh chính trị ngoại giao nói riêng có vai trị to lớn, là vũ khí tun truyền sắc bén bởi chính chân thật, tính hấp dẫn và tính thuyết phục của nó. Cùng với thời gian, những đổi mới, tiến bộ như trình độ, năng lực, phương tiện, thiết bị của những người làm ảnh báo chí, trong đó có ảnh chính trị ngoại giao ngày càng được nâng lên, tính chuyên nghiệp, hiện đại ngày càng thể hiện rõ nét hơn, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực chính trị ngoại giao. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, ảnh chính trị ngoại giao ở nước ta cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập cần sớm được khắc phục.

Vấn đề đặt ra trước tiên đối với ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân là chất lượng nội dung và hình thức. Sự nhàm chán, nghèo nàn về nội dung thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí là tình trạng phổ biển khơng chỉ ở báo Nhân dân mà cịn là tình trạng chung ở nhiều tờ báo thông tin đối ngoại khác. Các sự kiện chính trị ngoại giao ở nước ta

hằng ngày diễn ra hết sức sôi nổi, quy mơ ngày càng mở rộng và hình thức ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là nội dung thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh trên báo Nhân dân lại chủ yếu là thông tin lễ tân, dẫn tới việc ảnh chỉ mang tính chất minh họa cho sự kiện, vấn đề mà tác giả đưa tin, phản ánh. Song song với việc nâng cao chất lượng nội dung là đổi mới cách thức thể hiện, trình bày của ảnh chính trị ngoại giao. Có như vậy, ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân mới đảm bảo tính thống nhất, nâng cao hiệu quả thơng tin và thu hút được sự chú ý của độc giả.

Để giải quyết được vấn đề trên thì vấn đế nhận thức vai trị, vị trí của ảnh báo chí trong cơng tác thơng tin đối ngoại nói chung và thơng tin chính trị ngoại giao nói riêng cần phải được giải quyết. Việc ảnh báo chí phản ánh, đưa tin về sự kiện gì, nhân vật nào và thể hiện điều đó ra sao đều xuất phát từ tơn chỉ, mục đích của tịa soạn báo đó. Rõ ràng, biên tập, phóng viên nhận thức được tầm quan trọng, sức ảnh hưởng cũng như hiệu quả thơng tin của ảnh báo chí trong lĩnh vực chính trị ngoại giao thì hoạt động sáng tạo, biên tập ảnh chính trị ngoại giao sẽ được đầu tư, quan tâm và chú ý hơn. Là một mảng thông tin hết sức quan trọng của thơng tin chính trị - thời sự, báo Nhân dân đã dành vị trí quan trọng cho việc trình bày ảnh chính trị ngoại giao, điều đó thể hiện bản báo đã có nhận thức đúng đắn về vài trị và vị trí của ảnh chính trị ngoại giao. Tuy nhiên, khơng nên chỉ dừng lại ở đó mà nhận thức ấy cần được phát huy và nâng cao hơn nữa trong hoạt động sáng tạo và biên tập ảnh chính trị ngoại giao. Việc chọn, sắp xếp, sử dụng ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân phải xuất phát từ tôn chỉ mục đích của tờ báo.

Ngồi ra, một vấn đề then chốt cần bàn tới đó là tính chun nghiệp trong hoạt động sáng tạo và biên tập tác phẩm ảnh báo chí thơng tin chính trị ngoại giao. Chất lượng đội ngũ phóng viên chụp ảnh và biên tập viên ảnh báo chí có một vai trị hết sức quan trọng. Nó được biểu hiện từ trình

độ chuyên môn, kiến thức về chụp ảnh và sự nhạy cảm chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, tính trung thực của từng phóng viên, biên tập viên. Đội ngũ này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ảnh báo chí, trong đó có ảnh chính trị ngoại giao. Điều đó địi hỏi phóng viên ảnh và người biên tập phải xem xét kỹ lưỡng nội dung thơng điệp mà mình chuyển đến cho bạn đọc qua bức ảnh. Nếu phóng viên ảnh báo chí và đội ngũ những người biên tập khơng có sự nhạy cảm chính trị, trình độ chun mơn sâu về ảnh và thơng tin ngoại giao, khơng có đầy đủ bản lĩnh trong nghề nghiệp trong tác nghiệp hằng ngày thì chắc chắn sẽ dẫn đến những thiếu sót khơng đáng có.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)