Ghi hình là cơng việc biến những hình ảnh trong tư duy, hình ảnh cịn mang tính kế hoạch, tính dự định thành các tác phẩm trên phim chụp, trong máy số. Đây là công đoạn lao động vất vả nhất, bởi cùng một lúc phóng viên phải vận dụng tổng hợp cả trí lực, vật lực, khả năng thẩm mỹ và sự vận dụng các yếu tố hình họa để ghi lại khoảnh khắc “có một khơng hai” của đối tượng, sự kiện. Đây cũng là giai đoạn quyết định trực tiếp đến sự thành công, thất bại của tác phẩm ảnh báo chí.
Đơi khi tác phẩm báo chí được thể hiện bằng ngơn ngữ văn tự, phóng viên khơng nhất thiết phải có mặt tại nơi xảy ra sự kiện, tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cần phản ánh thì tác phẩm ảnh lại là sự tổng hợp giữa hình ảnh và chú thích hoặc bài viết vào giây phút điển hình của sự kiện. Để sáng tạo những hình ảnh nhiếp ảnh đúng với bản chất của nó, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo, phóng viên khơng chỉ có mục tiêu, ý đồ và phương pháp sáng tạo là đủ àm cịn phải có năng lực chuyển hóa ý đồ, mục tiêu thành kết quả cụ thể.
Để nêu bật được chủ đề của tác phẩm, trước khi bấm máy giới hạn một mảnh cắt về không gian, thời gian xảy ra sự kiện, sự việc, người phóng viên phải tính tốn và hình dung những bức ảnh mình sẽ chụp là bức ảnh như thế nào, đường nét, ánh sáng, mảng khối sắc độ của nó ra sao? Nếu đói tượng phản ánh là một chuỗi các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong một không gian, thời gian xác định, giữa chúng có một sự ràng buộc, quy định lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất, có ý nghĩa sâu sắc thì người chụp khơng thể chỉ thực hiện một tin bằng ảnh mà cần phải có nhiều hình ảnh phản ánh khá đầy đủ những đặc trưng cơ bản trong quá trình diễn biến của đối tượng, sự kiện.
Việc ghi hình bấm máy của phóng viên khơng phải là sự sao chép nguyên mẫu thực tại, mà là sự phản ánh sáng tạo có chọn lọc những đối tượng, những chi tiết đặc trưng, những giây phút điển hình.
Về bản chất, những hình ảnh được ghi lại qua ống kính của nhà nhiếp ảnh khơng hồn tồn giống những hình ảnh nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy, để thể hiện được hình ảnh như ý muốn, phóng viên phải nhìn bằng “cách nhìn của ống kính” tức là cùng lúc phóng viên phải nhìn thấy cái tổng thể cũng như cái chi tiết, những cái cần đưa vào trong ảnh. Cố gắng loại bỏ những chi tiết thừa, bối cảnh không liên quan đến chủ đề tác phẩm.
Cũng cần phải làm rõ, sự sáng tạo của nhà báo khơng có nghĩa là biến đổi thực tế cho trùng khớp với ý muốn chủ quan, sự áp đặt của người cầm máy. Phương pháp thể hiện của bài báo phải gắn với tính chất đặc điểm của từng đối tượng cụ thể, phải thể hiện đối tượng trong hoàn cảnh, bối cảnh của nó. Cái sáng tạo, cái linh hoạt của người cầm máy là ở chỗ, biết nắm bắt và xử lý tốt nhất hiệu quả ánh sáng, đường nét, màu sắc, góc độ để “chớp” đúng giây phút điển hình của đối tượng.
Xét về mặt cơ học, bấm máy ghi hình chỉ là một động tác hết sức đơn giản, ai cũng có thể làm được. Song đối với nhà báo nhiếp ảnh, giây phút bấm máy là thao tác của trí tuệ, là kết quả của q trình tư duy nghiêm túc, sâu sắc theo một quan điểm, ý thức chính trị nhất định. Mặc dù trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, có những loại máy ảnh sau mỗi lần bấm chụp có thể “sản sinh” ra hàng loạt ảnh kế tiếp nhau. Tuy vậy xác định thời cơ bấm máy vẫn là môt thao tác quyết định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bởi lẽ thời cơ bấm máy tuy có phụ thuộc rất nhiều vào thực tế khách quan nhưng nó lại có thể bị quy định bởi cái chủ quan, ý thức chính trị của người chụp. Chủ quan ở đây không hẳn là chủ quan của cá nhân phóng viên mà là tính quy định, tính định hướng chính trị của mỗi giai cấp, mỗi hệ thống tư tưởng giữ vai trò lãnh đạo, chi phối tồn thể xã hội. Chính vì lẽ ấy mà chúng ta có thể nói khơng q rằng: Xác định thời cơ bấm máy cho mỗi bức ảnh phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và phẩm chất chính trị của phóng viên.