Ảnh báo chí là sự thơng tin bằng hình ảnh, sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 29 - 31)

yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận

Trong các thể loại hình nhiếp ảnh như: ảnh sáng tác, ảnh nghiên cứu khoa học, ảnh sinh hoạt và dịch vụ lưu niệm khơng có lĩnh vực nào cả hai yếu tố thông tin và nghị luận lại được biểu hiện một cách chặt chẽ và tập

trung như ảnh báo chí. So với các loại hình khác, ảnh báo chí do tính mục đích của sự phản ánh nên hai yếu tố thông tin và nghị luận luôn gắn kết

chặt chẽ ngay trong bản thân sự kiện, sự vật, hiện tượng.

Yếu tố thông tin theo cách hiểu phổ thông và đơn giản chính là sự

tổng hợp các chi tiết cấu thành đối tượng, sự kiện, sự việc có chứa đựng những nội dung cần thông báo đến người đọc, người xem. Yếu tố thông tin mang đến cho công chúng những cứ liệu xác định về cuộc sống, con người, sự kiện, sự việc đang diễn ra trước sự chứng kiến của nhà báo. Yếu tố thông tin trong tác phẩm ảnh báo chí được tái hiện qua yếu tố hình ảnh. Lượng thông tin trong ảnh được chuyển tải qua nội dung và hình thức thể hiện bằng hình ảnh và ngơn ngữ văn tự diễn giải (chú thích ảnh).

Với ảnh báo chi, dù với bất kỳ thể loại nào như: tin, phóng sự, tường thuật, tài liệu, bình luận, yếu tố thơng tin cũng là cái có trước, nó mang tính trực tiếp và được thể hiện ở ngay tầng nhận thức thứ nhất. Đây là điểm mạnh riêng biệt mà chỉ nhiếp ảnh báo chí mới có. Và nếu hàm lượng thơng tin ấy mang đến cho người xem càng nhiều thông điệp, càng giải đáp được nhiều câu hỏi của độc giả, tấm ảnh sẽ càng có giá trị.

Những thơng tin trong hình ảnh và chú thích được tác giả phản ánh một cách chân thật khách quan, thể hiện đúng bản chất của sự kiện thông qua những thao tác đặc trưng, thời điểm điển hình của sự việc, hiện tượng.

Nếu thơng tin là yếu tố thứ nhất thì nghị luận là tầng nhận thức thứ

hai – những thơng tin mang tính triết luận. Đó là yếu tố lý tính, nó phản ánh tư duy chiều sâu của người cầm máy và tác phẩm. Nó chính là kết quả của

quan điểm tư tưởng, lập trường, thái độ của nhà báo trước các sự kiện, sự việc, hiện tượng trong đời sống chính trị, xã hội.

Yếu tố nghị luận không phải chỉ là biểu hiện thông qua ngơn ngữ

văn tự trong chú thích của tác phẩm ảnh mà cịn thể hiện qua cả hình ảnh, cấu trúc của nội dung thông tin, sự lựa chọn ý ảnh và việc sử dụng các yếu tố tạo hình như ánh sáng, màu sắc đường nét, nhịp điệu, sự tương phản... của ảnh. Như vậy, yếu tố nghị luận một mặt mang đến cho người xem sự nhận thức, thái độ của họ về sự kiện, hiện tượng bao hàm trong ảnh, mặt khác nó giúp người xem nhận biết được thế giới quan, nhân sinh qua của nhà báo. Trong các tác phẩm ảnh báo chí, yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận luôn thống nhất, biện chứng và không thể tách rời. Nếu thiếu vắng yếu

tố thông tin, bức ảnh sẽ khơng cịn là ảnh báo chí đích thực. Nhưng nếu xem thường yếu tố nghị luận, bức ảnh chỉ là một lát cắt tầm thường, vô

cùng tẻ nhạt và sớm bị lãng quên. Ngược lại, nếu nhấn mạnh yếu tố nghị luận bức ảnh sẽ mang nặng tính áp đặt, dàn dựng, mất đi độ tin cậy và tính

thuyết phục, khơng phản ánh đúng hơi thở cuộc sống.

Yếu tố thông tin mục đích trước nhất là trang bị cho độc giả một

khối lượng tri thức, sự nhận biết nhất định về đối tượng, sự kiện. Còn yếu tố nghị luận chính là thơng qua sự nhận thức lý tính để định hướng tư

tưởng, định hướng cách nghĩ, cách nhìn, cách hành động đối với bạn đọc, hoặc làm chuyển đổi nhận thức cũ thành sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về vấn đề mà ảnh phản ánh.

Tóm lại, có thể khẳng định, thực chất của ảnh báo chí khơng phải là cái gì khác mà là thơng qua những hình ảnh xác thực, ghi lại những lát cắt tiêu biểu của hiện thực cuộc sống với độ chính xác cao về mọi phương diện, nó nhằm cung cấp cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng, một sự nhận định về một sự kiện, vấn đề đang xảy ra, cần được thông báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)