Lĩnh vực chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 37 - 42)

Do sự bùng nổ thông tin và tác động của dư luận đối với việc hoạch định và thực thi chính sách, thơng tin tuyên truyền đối ngoại ngày càng đóng vai trị quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng và văn hóa trên phạm vi thế giới. Với tư cách là một bộ phận của công tác thông tin đối

ngoại, thơng tin chính trị ngoại giao có vai trị to lớn trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp, tối đa hóa nội lực, tranh thủ sức mạnh của sự hợp tác và hỗ trợ của quốc tế trên lĩnh vực chính trị để góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam “hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển”, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Thơng tin chính trị ngoại giao, trước hết đó phải là những thơng tin chính trị. Đó là thơng tin về các quan hệ chính trị, phản ánh các hoạt động của hệ thống chính trị, bao gồm cả hoạt động đối nội và đối ngoại. Thơng tin chính trị phục vụ trực tiếp cho hoạt động chính trị, tư tưởng và là vũ khí tinh thần của các Đảng phái chính trị vì mục tiêu chính trị nhất định.

Thông tin trong lĩnh vực ngoại giao là hoạt động thơng tin ra nước ngồi của một nhà nước, là hoạt động thông tin trong lĩnh vực đối ngoại. Thơng tin chính trị ngoại giao là hoạt động rất quan trọng trong công tác ngoại giao, là bộ phận cấu thành hoạt động đối ngoại của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Thông tin đối ngoại sử dụng mọi phương thức truyền thơng khác nhau, trong đó có các phương tiện thơng tin đại chúng, cụ thể là báo chí là phương tiện cơ bản nhất, hướng tới các đối tượng là công chúng quốc tế nhằm làm cho các quốc gia khác, người nước ngoài, người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngồi về hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam; đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu, tiềm lực, lợi thế của Việt Nam.

Thơng tin chính trị ngoại giao tập trung vào một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, thơng tin về chính sách đối ngoại và những thành tựu đạt

được trong công tác đối ngoại. Từ năm 1945 cho đến nay, chính sách đối ngoại của nước ta được đánh giá là tương đối mềm dẻo và linh hoạt trong từng thời kỳ để có thể đạt được những mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định. Trong bối cảnh đất nước phải đối phó với thù trong giặc ngồi, sách lược ngoại giao “hòa để tiến” đã tranh thủ thời gian cho Cách mạng

củng cố lực lượng, chuẩn bị trường kỳ kháng chiến. Và cũng chính trong giai đoạn vơ cùng khó khăn này của cách mạng Việt Nam, ngoại giao đã rút ra được những nguyên tắc đầu tiên, đó là “đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu”, về chủ trương “thêm bạn, bớt thù”, về phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, về sách lược “lợi dụng mâu thuẫn giữa kẻ thù” để từ đó đặt nền móng cho thắng lợi của các thời kỳ tiếp nối.

Sau chiến tranh, ngoại giao tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại, huy động các nguồn hợp tác, hỗ trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè quốc tế để tái thiết đất nước. Bước vào thời kỳ Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ động triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, mong muốn “sẵn sàng làm bạn với mọi nước dân chủ” trên tinh thần “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”.

Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong cuộc Đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả

các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển."

Đó là những nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại và là nội dung trọng tâm của thông tin chính trị ngoại giao. Làm tốt công tác thơng tin chính trị ngoại giao về chính sách đối ngoại của đất nước sẽ giúp thế giới hiểu rõ hơn về chính sách đối ngoại của nước ta, đồng thời vận động dư luận quốc tế ủng hộ quan điểm chính sách của ta, phản đối hoặc khơng đồng tình với những quan điểm chống đối, xuyên tạc về Việt Nam của các thế lực chống đối.

Thứ hai, thông tin về các hoạt động ngoại giao của Đảng, Nhà nước

và nhân dân. Đó có thể các hoạt động ngoại giao Nhà nước, ngoại giao giữa các Đảng phái chính trị hay ngoại giao nhân dân. Hoạt động ngoại giao Đảng và Nhà nước là các hoạt động do các cơ quan, các đại diện có thẩm quyền của Chính phủ, Nhà nước, các Đảng phái chính trị tiến hành, góp phần mang lại lợi ích cho các bên tham gia trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ..., đồng thời xây dựng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Bên cạnh đó, ngoại giao nhân dân do các tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện nhằm mang lại sự đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới.

Các hình thức của hoạt động ngoại giao cũng khá đa dạng: ngoại giao song phương, ngoại giao đa phương. Ngoại giao song phương là hình thức tiến hành đám phán, thương lượng giữa đại diện của hai quốc gia. Đây là hình thức ngoại giao khá phổ biến và đã ra đời từ rất lâu đời. Trong khi đó, ngoại giao đa phương là hình thức ngoại giao giữa ba bên trở lên. Trong xu thế hội nhập toàn cầu và khu vực ngày càng phát triển rộng khắp, các vấn đề mang tính chất tồn cầu được đặt ra mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết thì hình thức ngoại giao đa phương được khai thác và áp dụng một cách triệt để, nhằm hướng đến giải quyết các vấn đề chung dựa trên cơ sở của sự thống nhất, hợp tác và hịa bình, hữu nghị.

Các hoạt động ngoại giao của nước ta diễn ra sôi nổi từng ngày từng giờ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó hoạt động chính trị ngoại giao ln giữ vai trị đầu tàu trong cơng tác đối ngoại. Các hình thức ngoại giao cũng được vận dụng một cách linh hoạt nhằm mang lại hiệu cao nhất cho hoạt động ngoại giao. Do đó, thơng tin chính trị ngoại giao bằng bất kỳ phương thức nào cũng hướng đến lợi ích của các bên tham gia và tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thương lượng giải quyết các vấn đề chung. Thông qua những hoạt đông ngoại giao, chính sách đối ngoại của các nước tham gia được thể hiện và khẳng định tính nhất qn của nó. Đồng thời, hoạt động ngoại

chính là hình thức thể hiện chính sách đối ngoại của một nước ra bên ngồi. Vì vậy, thơng tin chinh trị ngoại giao ngoài việc tuyên truyền chủ trương, chính sách đối ngoại của đất nước cịn phải thơng tin sinh động, đầy đủ và chính xác về các hoạt động chính trị ngoại giao của đất nước, để từ đó các nước trên thế giới hiểu thêm về chính sách ngoại giao của cũng như đất nước và con người Việt Nam.

Thứ ba, thơng tin chính trị ngoại giao mang nội dung đấu tranh những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về Việt Nam, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Trong tình hình hiện nay, mặc dù hịa bình, hợp tác và cùng phát triển vẫn là xu thế hàng đầu trong quan hệ quốc tế, song trên thực tế các thế lực phản động quốc tế và chống đối trong nước không từ bỏ âm mưu lật đổ chế độ chính trị - xã hội ở nước ta, chiến lược “diễn biến hịa bình” vẫn đang được tiến hành với cường độ và tốc độ ngày càng lớn. “Diễn biến hịa bình” can thiệp vào tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa... đặc biệt là vào ý thức hệ tư tưởng. Những chiêu bài của thế lực này là bôi nhọ, xuyên tạc lịch sử, đề cao nhân quyền hơn chủ quyền, các chiêu bài dân tộc, tự do dân chủ, tự do tôn giáo... Đảng và Nhà nước đã xếp chiến lược “diễn biến hịa bình” là một trong bốn nguy cơ, thách thức nguy hiểm nhất của nước ta. Đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” đã và đang trở thành nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, cấp bách và lâu dài cho công tác thông tin đối ngoại nói chung và thơng tin chính trị ngoại giao nói riêng.

Bên cạnh việc cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác về chính sách đối ngoại Việt Nam cùng các thành tựu đạt được, thông tin chính trị ngoại giao cịn phải đấu tranh chống lại sự bơi nhọ hình ảnh đất nước, chống lại sự xuyên tạc lịch sử, các chiêu bài lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, chủ quyền lãnh thổ... để chống phá đất nước. Với vai trò đại diện cho tiếng nói của đất nước đối với quốc tế, nội dụng quan

trọng, tất yêu của thơng tin chính trị ngoại giao là kịp thời chủ động phê phán, phản bác những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc, thiếu thiện chí, sai trái, thù địch về Việt Nam, kịp thời giải tỏa những vấn đề mà dư luận quốc tế quan tâm, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa thơng tin như hiện nay, bên cạnh việc đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng thù địch thì việc chủ động thông tin giữ vai trò quan trọng. Trong đó, chủ động tuyên truyền mạnh mẽ các bước tiến bộ mới giữa ta với các nước bạn nhằm loại bỏ và giải quyết những vấn đề nhạy cảm giữa các bên. Trên mặt trận “khơng tiếng súng” chống diễn biến hịa bình, vài trị của hoạt động thơng tin ngoại giao, đặc biệt là thơng tin chính trị ngoại giao là vơ cùng to lớn, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã quyết tâm đi theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)