Nâng cao chất lượng nội dung thông tin của ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 98 - 110)

- Về hình khối ảnh, trong trình bày báo, khối ảnh được sử dụng phổ

3.2.2. Nâng cao chất lượng nội dung thông tin của ảnh

3.2.2.1. Mở rộng phạm vi đề tài phản ánh

Hiện nay, đề tài thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí Nhân dân chủ yếu xoay quanh các buổi chuyến viếng thăm, đón tiếp của các vị nguyên thủ quốc gia, các buổi làm việc, hội đàm, hội nghị song phương, đa phương giữa các quan chức cấp cao. Cùng một sự kiện chính trị ngoại giao

là chuyến thăm và làm việc của các vị nguyên thủ quốc gia, nội dung thơng tin bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân thường chỉ dừng lại ở thơng tin đón tiếp hoặc hội nghị, hội đàm. Trong khi các chuyến thăm hỏi hỏi ngoại giao và làm việc đó, các bên thường có các hoạt động chiều sâu song song như các buổi làm việc giữa các bên để ra tuyên bố chung, các lễ ký kết hợp tác giữa các bên.

Ví dụ, trong sự kiện chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Nga (từ ngày 12-15/5/2013), báo Nhân dân chọn đưa tin về cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Nga V.Putin, đăng trên trang nhất số 21062, ra ngày 16/5/2013. Ảnh kèm bài là ảnh mang tính chất lễ tân ngoại giao, được sử dụng rất khổ biến trên báo Nhân dân. Với sự kiện này, báo có thể chọn một góc độ thơng tin khác để đưa tin, mang đến cho độc giả thơng tin mới mẻ và hấp dẫn hơn.

Hình 3.1: Ảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thống Nga, đăng trên báo Nhân dân tháng 5/2013

Hình 3.2: Ảnh CTNG đăng trên báo Thế giới và Việt Nam cùng sự kiện Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nga

Ví dụ, cũng về sự kiện này, Báo Thế giới và Việt Nam số ra 1002 (16/5 – 22/5/2013) đã lựa chọn thông tin cùng ảnh kèm bài về chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Tập đồn Dầu khí Zarubeznhev tại Nga. (Hình 3.2). Với cách khai thác góc độ thơng tin này, độc giả không bị phải tiếp nhận những thơng tin chung chung, dập khn theo lối mịn như trước nữa.

Bên cạnh việc khai thác góc độ thơng tin mới, báo cần làm phong phú hơn nữa nội dung thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân bằng cách mở rộng phạm vi đề tài. Hiện nay, mảng nội dung thông tin đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch vẫn đang bị ngỏ, khơng ở các bài viết mà cịn ở các các tác phẩm ảnh báo chí.

Trong tháng 5 và 6 năm 2011, tình hình Biển Đơng trở nên phức tạp khi xảy ra liên tiếp các vụ cắt cáp, phá hoại của tàu Trung Quốc đối với tàu thăm dò Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Trao đổi với báo chí ngay sau khi nhậm chức, 25/7/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định, chủ quyền quốc gia là

thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bất cứ công dân ở quốc gia nào, dù nhỏ hay lớn đều có nhận thức như vậy. Hay khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII ngày 25/11/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình. Nếu những thơng tin này nếu được khai thác, đưa tin và cụ thể hóa bằng tin, bài và ảnh trên báo Nhân dân thì đó sẽ là tiếng nói đanh thép chống lại những luận điệu sai trái, chống phá, phá hoại của các thế lực thù địch. Tuy nhiên, trong các khoảng thời gian phát ngôn của các vị nguyên thủ quốc gia này, khơng có thơng tin liên quan được đăng tải trên báo Nhân dân mà chủ yếu chỉ được đăng tải trên báo Thanh niên, Tuổi trẻ, An ninh Thủ đô, Người lao động....

Với khả năng vượt qua hàng rào ngôn ngữ, cộng với các yếu tố thẩm mỹ, bắt mắt, dễ tiếp nhận và hiệu quả thông tin đối ngoại cao, nếu sử dụng khéo léo, hợp lý, ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân sẽ phát huy hiệu quả, góp phần vào cuộc đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

3.2.2.2. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch ảnh chính trị ngoại giao bài bản, chuyên nghiệp

Việc xây dựng kế hoạch ảnh có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nội dung thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh trên báo Nhân dân. Điều này sẽ giúp Ban biên tập, thư ký tòa soạn và phóng viên chủ động trong hoạt động sáng tạo, biên tập và sử dụng ảnh chính trị ngoại giao. Với đặc thù ảnh chính trị ngoại giao luôn gắn liền với các sự kiện chính trị ngoại giao, và các sự kiện này ln chứa đựng những thơng tin nóng hổi, do vậy rất khó để có thể lên được một kế hoạch chi tiết cụ thể. Tuy nhiên, việc chủ động lên kế hoạch ảnh từ trước sẽ giúp quá trình sáng tạo diễn ra sn sẻ, từ đó, hoạt động biên tập cũng thuận lợi hơn.

Có thể xây dựng kế hoạch ảnh ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Kế hoạch ngắn hạn cần bám sát chủ đề thông tin chính trị ngoại giao trong từng số báo xuất bản và triển khai phân cơng cụ thể cho phóng viên, cộng tác viên thực hiện. Kế hoạch trung hạn cần bám sát các đợt tuyên truyền chung của tòa soạn, đặc biệt chú ý đến các sự kiện, vấn đề chính trị ngoại giao được cơng luận quan tâm. Tịa soạn cần có định hướng thơng tin chính trị ngoại giao trong mỗi đợt tuyên truyền, từ đó xây dựng kế hoạch ảnh trung hạn cụ thể, chi tiết; đồng thời có kế hoạch phân cơng, phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận. Đối với kế hoạch ảnh dài hạn, tòa soạn cần xây dựng chiến lược sử dụng hình ảnh trên báo có mục đích rõ ràng. Kế hoạch này cần bám sát chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền của từng tòa soạn. Trong chiến lược sử dụng ảnh, việc tổ chức hệ thống ảnh tư liệu minh họa có vai trị quan trọng.

Đối với phóng viên, việc xây dựng kế hoạch ảnh còn đồng nghĩa với việc tạo kịch bản ảnh trước khi ghi hình hiện trường. Phóng viên cần tìm hiểu để nắm được thơng tin cơ bản trước sự kiện ghi hình như địa điểm, các nhân vật tham gia, thời gian, bối cảnh. Càng chuẩn bị kỹ, phóng viên sẽ càng chủ động hơn trong quá trình tác nghiệp. Khác với việc ghi hình ở các sự kiện khác, sự kiện chính trị ngoại giao mà báo Nhân dân đưa tin là các sự kiện liên quan đến các vị nguyên thủ quốc gia, địi hỏi sự cẩn trọng, chính xác, chỉ cần một sai sót nhỏ có thể để lại hậu quả khôn lường. Khoảnh khắc và góc máy là một trong hai yếu tố quan trọng làm nên sự thành cơng của một tác phẩm ảnh chính trị ngoại giao. Và chính việc lên kế hoạch, chuẩn bị từ trước sẽ giúp phóng viên tiến gần hơn đến thành cơng.

Do đặc thù của một tờ báo Đảng nên một điều dễ nhận thấy là trên trang nhất báo Nhân dân sử dụng khá nhiều hình ảnh lễ tân liên quan đến hoạt động chính trị ngoại giao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Để những bức ảnh lễ tân thực sự có chất lượng, hiệu quả khi được lựa chọn và trình bày trên mặt báo, tịa soạn báo cần định hướng cho phóng viên, biên tập

viên linh hoạt, sáng tạo, khắc phục những mô tuýp chụp khuôn mẫu, nhàm chán và tổ chức hình ảnh liên quan đến các sự kiện lễ tân. Sự cải tiến bắt nguồn từ việc xây dựng kế hoạch ảnh cho mỗi sự kiện lễ tân được tổ chức trên mặt báo. Phóng viên ảnh cần tơn trọng kế hoạch ảnh của tịa soạn đặt ra và trên cơ sở đó đưa ra các ý tưởng sáng tạo để có được những tác phẩm ảnh sinh động, thực sự là ảnh báo chí, như vậy mới đem lại hiệu quả thơng tin bổ ích cho độc giả.

Tịa soạn cũng khơng nhất thiết phải tổ chức ảnh theo mô thức 1 tin (bài) có 1 ảnh đi kèm. Tùy vào từng trường hợp có thể dùng 2 đến 3 ảnh hoặc nhiều hơn để minh họa cho tin, bài. Sử dụng nhiều ảnh sẽ giúp cho độc giả được đọc và xem một câu chuyện sinh động về sự kiện chính trị ngoại giao bằng ảnh. Cách tổ chức này còn có tác dụng làm cho tin, bài thể hiện bằng văn tự càng có sức thuyết phục độc giả.

3.2.2.3. Chú trọng cải thiện chất lượng ảnh ở các mặt, đặc biệt là lựa chọn góc độ chụp và thời cơ bấm máy

Lựa chọn góc máy là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí khi ghi hình tại hiện trường. Lựa chọn góc máy từ đâu, như thế nào sẽ quyết định phần lớn đến kết quả sáng tạo ảnh báo chí. Nhất là đối với ảnh chính trị ngoại giao, việc lựa chọn góc máy cịn là cách thể hiện ý đồ của tác giả thơng qua góc độ của bức ảnh. Với việc sử dụng phần lớn ảnh chân dung các chính khách khi thơng tin các sự kiện chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân, phóng viên ảnh phải thể hiện được mối quan hệ giữa các bên thơng qua góc máy của mình. Hầu hết đó là các mối quan hệ hữu hảo, bạn bè trên cơ sở hợp tác đúng như chính sách đối ngoại của nước ta “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế”. Do đó ảnh chính trị ngoại giao phải thể hiện được sự vui tươi, niềm nở trong các cuộc tiếp đón, đồng thời qua những bức ảnh cũng phải thể hiện được sự ngang bằng về lợ ích và nghĩa vụ trong quan hệ quốc tế.

Một vướng mắc dễ nhận thấy khi chụp chân dung các nguyên thủ quốc gia là sự chênh lệch về ngoại hình, dẫn đến cảm giác đại diện Việt Nam bé nhỏ khi đi cạnh các lãnh đạo nước lớn. Phóng viên nếu khơng có kinh nghiệm hoặc vô ý thường sẽ mắc phải lỗi này. Như vậy, ảnh đăng trên báo vừa không đẹp lại có thể làm giảm vị thế của nhân vật đại diện quốc gia.

Hình 3.3: Lựa chọn góc máy từ phía Thái tử Anh làm mất sự cân đối của hai nhân vật chính trị.

Ví dụ, trong bức ảnh “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Liên hiệp châu Âu, Vương quốc Bỉ, Cộng hịa Italia và Vương quốc Anh” như Hình 3.3 đăng trên báo Nhân dân số 20955, ra ngày

25/1/2013, ta nhận thấy sự mất cân đối rõ nét giữa hai nhân vật chính trị là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thái tử Anh Sec-lơ. Trên thực tế là Thái tử Sec-lơ có ngoại hình to lớn hơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Việc lựa chọn góc chụp từ phía bên phải Thái tử Sec-lơ dẫn đến Thái tử vốn đã to lớn lại càng trở nên nổi bật, lấn át ngoại hình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Hình 3.3)

Trong trường hợp này, nếu phóng viên có sự chuẩn bị từ trước, cộng với quan sát nhanh nhạy khi tác nghiệp hiện trường sẽ lựa chọn chỗ đứng và góc máy từ phía Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để thu hẹp khoảng cách ngoại hình giữa hai nhân vật mà khơng cần đến can thiệp bên ngồi để tạo sự cân cân bằng, đối xứng trong cuộc gặp gỡ giữa hai bên.

Tương tự như vậy, nếu có sự chênh lệch về chiều cao, phóng viên ảnh có thể lựa chọn các góc chụp từ dưới lên hoặc lệch sang trái hoặc sang phải thay vì chụp chính diện để che khuyết điểm của người còn lại, tạo sự hài hòa cho hai nhân vật.

Với các sự kiện lễ tân diễn ra ở phịng ốc, phóng viên có thể chọn thêm các góc cảnh bên ngồi có liên quan đến sự kiện để diễn tả, làm tăng tính đa dạng hình ảnh cho sự kiện. Ví dụ, sự kiện hội đàm giữa hai đoàn cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc, khơng nhất thiết phóng viên phải chụp một mô tuýp quang cảnh hội nghị như Hình 3.4 đăng trên báo Nhân dân số 20874 ngày 5/11/2012. Đây chỉ là một cảnh trong hàng loạt các bức ảnh liên quan đến sự kiện này. Đồng thời cách thể hiện này dễ gây nhàm chán cho độc giả vì thơng tin hình ảnh thường chung chung.

Hình 3.4: Ảnh quang cảnh hội nghị thường thấy khi thông tin CTNG trên báo Nhân dân ra ngày 5/11/2012.

Hình 3.5: Sử dụng chùm ảnh ở các góc độ khác nhau khiến thơng tin sinh động và hấp dẫn hơn. Báo Nhân dân ngày 3/5/2013.

Ở ảnh chính trị thời sự, gần đây khi đăng ảnh các kỳ họp Quốc hội báo Nhân dân có sử dụng 2 ảnh đặt cạnh nhau có tác dụng bổ trợ thơng tin khi đưa tin về sự kiện này bao gồm ảnh chụp quang cảnh hội nghị và ảnh phát biểu của vị chủ trì hội nghị đó như Hình 3.5, trong bài “Khai mạc Hội

nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI”.

Đây cũng là một cách làm để tăng hiệu quả thơng tin cho ảnh. Do đó, ảnh chính trị ngoại giao khi đưa tin hội nghị, hội đàm ngoại giao giữa hai nước cũng có thể học tập cách làm này để ảnh thêm sinh động, hấp dẫn và bớt nhàm chán theo mô tuýp dập khuôn.

3.2.2.4. Cải tiến việc đặt chú thích

Dù đã khá được chú trọng nhưng vấn đề đặt chú thích ở ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân vẫn cần phải được cải thiện. Bất cứ ảnh chính trị ngoại giao nào cũng nên đặt chú thích. Tịa soạn khơng nên quan niệm bản thân bức ảnh đã nói lên tất cả, hoặc tiêu đề bài viết chính là chú thích ảnh. Nếu khơng có chú thích người xem khơng thể tiếp nhận thơng tin một cách đầy đủ, chính xác những sự kiện, vấn đề mà bức ảnh đề cập. Nhất là đối với cách trình bày tin bài nói chung và tin bài chính trị ngoại giao nói riêng trên trang nhất như báo Nhân dân, chủ yếu là tít và lời dẫn để vào bài trong khi phần chính văn ở các trang ruột thì việc chỉ có ảnh khơng chú thích cùng tiêu đề, đôi khi là lời dẫn khiến độc giả không thể tiếp nhận thông tin trọn vẹn. Việc đặt chú thích sẽ làm cho bức ảnh đầy đủ thơng tin,

tăng sức thuyết phục với độc giả. Một bức ảnh tốt sẽ móc nối các chi tiết sự kiện, vấn đề của tác phẩm chữ viết với hình ảnh, hỗ trợ thơng tin cho hình ảnh. Do đó, bất cứ ảnh chính trị ngoại giao hay ảnh báo chí nào cũng nên có chú thích.

Tuy nhiên, đặt chú thích như thế nào mới là vấn đề. Nhiều chú thích ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân lặp lại hồn tồn thơng tin ở tiêu đề. Như vậy khơng chỉ thừa thơng tin một cách vơ ích mà cịn bắt độc giả đọc đến 2 lần, mất thời gian mà không thu được thông tin mới, cần thiết. Do đó, thơng tin chú thích cần tránh lặp lại hồn tồn thơng tin ở tiêu đề. Trong trường hợp tiêu đề đã đề cập đến các nhân vật chính trị ngoại giao và nội dung sự kiện như tiếp đón, hội nghị, hội đàm thì ở phần chú thích cần tránh lặp lại bằng cách thay chức danh của nhân vật chính trị bằng tên của họ hoặc ngược lại. Với nội dung sự kiện, chú thích cần làm rõ chi tiết sự kiện như thời gian, địa điểm, kết quả ra sao. Cách chú thích hiệu quả là người đặt cần đưa ra những thơng tin cụ thể hóa sự kiện trong ảnh. Chú tích cụ thể sẽ trả lời được những câu hỏi đằng sau những hình ảnh mà người xem nhìn thấy nhưng chưa hiểu rõ bản chất của nó.

Tuy nhiên, chú thích cụ thể hóa sự kiện trong ảnh khơng có nghĩa là sa đà vào các chi tiết khơng liên quan đến bức ảnh. Chú thích đi quá xa so với sự kiện, vấn đề mà bức ảnh đề cập sẽ dẫn đến phần lời không ăn nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 98 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)