Về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 121 - 122)

- Về hình khối ảnh, trong trình bày báo, khối ảnh được sử dụng phổ

3.3.1. Về cơ chế chính sách

Với sự phát triển khơng ngừng của báo chí trong thời gian qua cả về chất và lượng, đòi hỏi cơ chế chính sách phải có những điều chỉnh phù hợp để tạo điều kiện cho báo chí phát triển đúng hướng. Nếu cơ chế chính sách này có sự điều chỉnh chậm hoặc khơng đúng có thể trở thành rào cản cho sự phát triển của báo chí. Là một loại hình báo chí, đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng cấu thành nên một bài báo (báo in), ảnh báo chí cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Tuy nhiên, cơ chế chính sách đối với báo chí nói chung vẫn cịn nhiều bất cập, trong đó cơ chế hoạt động và sử dụng ảnh báo chí hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức khiến vẫn cịn tình trạng ảnh một đằng bài một nẻo, hay ảnh chỉ mang tính minh họa, chưa đủ tầm đứng độc lập, từ đó báo loạn màu sắc, thiếu tập trung... Tuy các tờ báo lớn đã dành nhiều “đất” hơn cho ảnh, tính thông tin của ảnh cũng được

quan tâm hơn nhưng xem ra số người chụp xuất sắc ảnh báo chí cịn ít và cũng khơng đều tay. Đó là cịn chưa kể đến thực trạng nhiều bài báo vi phạm bản quyền trong việc sử dụng tràn lan ảnh của nhau mà khơng xin phép, trong khi đó lại chưa có cơ chế cụ thể nào để xử lý hay bảo vệ quyền tác giả, tác phẩm. Do đó, để nâng cao chất lượng nội dung ảnh báo chí, mà cụ thể là ảnh thơng tin về lĩnh vực chính trị ngoại giao, trước hết cần hồn thiện cơ chế hoạt động và sử dụng ảnh để tạo hành lang pháp lý phù hợp, bắt kịp với xu hướng và thực tại.

Với quan niệm ảnh báo chí chỉ có ý nghĩa minh họa cho nội dung văn bản của bài báo, trong đó có nội dung thơng tin chính trị ngoại giao khiến việc đánh giá, chấm nhuận bút ảnh không sát với lao động sáng tạo của nhà báo. Có khơng ít tịa soạn trả vài chục nghìn cho một bức ảnh nhỏ của mục tin, thậm chí cả những bức ảnh cỡ lớn hơn của bài. Đôi khi mức nhuận bút được tính theo cỡ ảnh, vị trí đăng ảnh chứ khơng dựa vào giá trị và chất lượng của tác phẩm. Nhuận bút thấp là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến các nhà báo, phóng viên ảnh khơng đầu tư cho tác phẩm của mình hoặc chỉ làm cho xong việc, khiến chất lượng ảnh ngày càng đi xuống. Đôi khi ảnh chất lượng bị chấm nhuận thấp khiến nhà báo, phóng viên ảnh dễ nản lịng cho những lần tác nghiệp tiếp sau. Do đó, hồn thiện chính sách đãi ngộ với nhà báo, phóng viên ảnh; cơ chế trả nhuận ảnh, cơng tác phí cho phóng viên ảnh cũng cần nâng cao hơn để khuyến khích những tác phẩm tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)