Chuyên nghiệp hóa đội ngũ phóng viên, biên tập viên ảnh chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 117 - 121)

- Về hình khối ảnh, trong trình bày báo, khối ảnh được sử dụng phổ

3.2.4. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ phóng viên, biên tập viên ảnh chính trị ngoại giao

chính trị ngoại giao

3.2.4.1. Mở các lớp bồi dưỡng chính trị, chun mơn nghiệp vụ ảnh báo chí

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc bắt kịp các xu hướng của ảnh báo chí thế giới cũng như thiết bị nhiếp ảnh hiện đại là vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí mà cịn tác động rất lớn đến hiệu quả thông tin, đặc biệt là thơng tin chính trị ngoại giao. Trong hoạt động sáng tạo ảnh báo chí, máy ảnh là phương tiện không thể thiếu khi tác nghiệp. Cùng với sự tiến bộ và phát triển của khoa học kỹ thuật, máy ảnh cũng được cải tiến để phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người và mang đến những bức ảnh với chất lượng cao hơn. Do đó để nâng cao chất lượng thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí bên cạnh đổi mới trang thiết bị, phóng viên ảnh cũng cần được thực hành và làm quen với chúng. Tòa soạn nên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về nhiếp ảnh, hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật nhiếp ảnh hiện đại và cập nhật những xu hướng mới mới của ảnh báo chí trên thế giới. Tịa soạn nên mời các chuyên gia về nhiếp ảnh đến để nói chuyện, trao đổi nghiệp vụ về các chủ đề liên quan đến việc nâng cao chất lượng ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân.

Song song với việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ảnh báo chí, nâng cao hiểu biết và bản lĩnh chính trị là yêu cầu cấp thiết đối với phóng viên ảnh, đặc biệt là phóng viên ảnh hoạt động trong lĩnh vực chính trị ngoại giao. Phóng viên ảnh bên cạnh việc tự trau dồi, cần được tòa soạn định hướng thơng tin chính trị ngoại giao thông qua các lớp bồi dưỡng chính trị. Mọi sự thay đổi, bổ sung trong các nghị quyết, công văn, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại, phóng viên, biên tập viên của tịa soạn trong đó có các phóng viên ảnh phải là những người nắm rõ và trước nhất. Có như vậy, thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo

chí trên báo Nhân dân mới thật sự nóng hổi, thời sự và bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đáp ứng được sứ mạng “Là tiếng nói của Đảng, Nhà nước”.

Từ 13/7/2010, Câu lạc bộ nhiếp ảnh báo Nhân dân được thành lập. Đây cũng là một hướng tốt để phóng viên giao lưu, trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng chụp ảnh báo chí nói chung và ảnh chính trị ngoại giao nói riêng. Từ đó nâng cao tay nghề và tiến tới là cho ra đời những tác phẩm ảnh thơng tin đối ngoại chất lượng, có sức thuyết phục và hiệu quả.

Việc mở các lớp bồi dưỡng chính trị và chuyên môn nghiệp vụ bên cạnh yếu tố lý thuyết cũng cần chú ý đến yếu tố thực hành. Trên cơ sở dàn dựng, kịch bản giả thiết các sự kiện chính trị ngoại giao để các thành viên tham gia tiến hành tác nghiệp. Từ đó nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm khi tác nghiệp thực tế. Lớp có thể tổ chức các cuộc thi hay triển lãm ảnh chính trị ngoại giao sau mỗi khóa bồi dưỡng. Có như vậy các lớp học bồi dưỡng mới thu hút được sự quan tâm, chú ý của học viên, sau đó là các học viên sẽ tự bộc lộ được mình để tìm ra những ưu điểm và hạn chế để phát huy và khắc phục.

3.2.4.2. Xây dựng đội ngũ phóng viên chính trị ngoại bằng ảnh báo chí chun nghiệp trong tịa soạn

Với đặc thù đưa tin chính trị ngoại giao theo 4 vị nguyên thủ quốc gia nên tịa soạn báo Nhân dân khơng sử dụng cộng tác viên trong đội ngũ phóng viên và biên tập viên ảnh trong lĩnh vực thông tin này. Bởi vậy, cần xây dựng được lực lượng nòng cốt là các phóng viên, biên tập viên ảnh chính trị ngoại giao chuyên nghiệp, bài bản. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên ảnh là lực lượng quan trọng quyết định phần lớn chất lượng ảnh chính trị ngoại giao trên báo. Lực lượng này cần được tuyển chọn và sử dụng hợp lý bằng cách tổ chức các cuộc thi tuyển đầu vào phóng viên, biên tập viên ảnh, thử việc một thời gian nhất định trước khi tuyển chính thức. Cần xây

dựng một hệ thống các tiêu chí tuyển chọn phóng viên, biên tập viên ảnh chính trị ngoại cả về khả năng và kinh nghiệm. Trên cơ sở đó lựa chọn các ứng viên để tiếp tục phỏng vấn và thi thực hành sáng tác ảnh báo chí. Nên ưu tiên những ứng viên được đào tạo, bài bản, chính quy, cộng thêm có nhiều năm kinh nghiệm tích lũy. Với phóng viên, biên tập viên ảnh chính trị ngoại giao thì một tiêu chí quan trọng và khơng thể bỏ qua là kiến thức nền về chính trị, ngoại giao. Điều này sẽ giúp phóng viên xử lý linh hoạt khi các tình huống chính trị ngoại giao bất ngờ xảy ra mà vẫn đảm bảo hoạt động tác nghiệm, thu về tác phẩm ảnh chất lượng và đảm bảo tính chính trị. Tịa soạn có thể tổ chức thi viết bài luận để đánh giá kiến thức nền về chính trị, ngoại giao.

Sau khi tuyển dụng thành cơng, tịa soạn cần có chính sách đãi ngộ tương xứng với năng lực chuyên môn và cơng sức lao động mà các phóng viên, biên tập viên bỏ ra, trong đó có các phóng viên, biên tập ảnh chính trị ngoại giao. Tịa soạn cần cải tiến, sử dụng linh hoạt chế độ tiền thưởng, tiền lương và nhuận bút đối với tác giả và tác phẩm ảnh để khuyến khích lao động báo chí đạt hiệu quả cao. Có như vậy, họ mới đầu tư hết tâm huyết và sức lực cho hoạt động báo chí, từ đó cho ra đời các tác phẩm chất lượng. Việc sử dụng đội ngũ phóng viên, biên tập viên ảnh chính trị ngoại giao cần có sự phân cơng cơng việc, đúng vị trí và năng lực của mỗi người. Cần phát huy tính tích cực, sở trường của cá nhân phóng viên, biên tập viên ảnh, giáo dục ý thức trách nhiệm của họ trong thực hiện kế hoạch xuất bản báo.

Một điều dễ nhận thấy là nguồn ảnh chủ yếu khi thơng tin chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân là từ TTXVN. Một trong những nguyên nhân lý giải đã được đề cập ở Chương 2 là báo Nhân dân khơng có phóng viên ảnh mà chỉ có phóng viên viết tháp tùng các vị nguyên thủ cấp cao. Do đó với những sự kiện chính trị ngoại giao hạn chế phóng viên đi theo đưa tin thì những phóng viên viết tháp tùng cần trở thành một “nhà báo đa nhiệm”, tức là vừa viết bài và vừa chụp ảnh. Hiện nay, ở các báo và ở nhiều lĩnh

vực, hầu hết các phóng viên viết kiêm ln chụp ảnh. Tuy nhiên, ảnh chính trị ngoại giao có những đặc thù riêng đòi hỏi người phóng viên ảnh bên cạnh chun mơn báo chí, phải có hiểu biết về nhiếp ảnh và đặc biệt là tư duy chính trị khi tác nghiệp. Do đó, phóng viên viết kiêm chụp ảnh khi thơng tin chính trị ngoại gia khơng chỉ đơn thuần là bấm máy để minh họa cho bài viết mà phóng viên viết phải hoạt động như một phóng viên ảnh thực thụ, có như vậy thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí mới đạt hiệu quả cao. Tịa soạn cần xây dựng đội ngũ “nhà báo đa nhiệm” thông qua hợp tác với cơ sở đào tạo để có kế hoạch đào tạo và tuyển chọn phóng viên, biên tập viên ảnh đáp ứng nhu cầu sử dụng; hoặc cử các phóng viên viết học thêm các khóa học cơ bản và nâng cao về nhiếp ảnh, đặc biệt là ảnh chính trị ngoại giao ở các cơ sở đào tạo ảnh báo chí chuyên nghiệp trong nước và quốc tế.

3.2.4.3. Đào tạo chuyên sâu đội ngũ phóng viên, biên tập viên ảnh chính trị ngoại giao

Đội ngũ phóng viên là người trực tiếp tạo ra những tác phẩm ảnh chính trị ngoại giao. Thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí có hiệu quả hay khơng phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ phóng viên, biên tập viên ảnh. Do đó cái gốc của việc chuyên nghiệp hóa đội ngũ phóng viên, biên tập viên ảnh chính trị ngoại giao là đào tạo được đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp cả về kỹ năng và nghiệp vụ, bên cạnh đó phải am hiểu lĩnh vực thơng tin chính trị ngoại giao.

Hiện nay, cơ sở đào tạo đội ngũ nhiếp ảnh và ảnh báo chí ở Việt Nam vẫn cịn chưa đáp ứng kịp nhu cầu thực tiễn địi hỏi. Đó cũng chính là một trong những ngun nhân phóng viên, biên tập viên ảnh nói chung và ảnh chính trị ngoại giao cịn thiếu và yếu, mặt bằng chung về ảnh báo chí ở nước ta cịn thấp. Để nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên, biên tập ảnh chính trị ngoại giao, các cơ sở đào tạo chuyên ngành ảnh báo chí cần đổi mới khung chương trình dạy. Nên tách nội dung thơng tin chính trị ngoại

giao bằng ảnh báo chí thành những buổi lên lớp riêng với kế hoạch giảng dạy rõ ràng, đồng thời mời các chuyên gia về ảnh báo chí, những phóng viên ảnh chun nghiệp trong lĩnh vực thơng tin chính trị ngoại giao đến nói chuyện và truyền đạt kinh nghiệm. Bên cạnh lý thuyết, sinh viên cần được thực hành nhiều hơn với các buổi đi thực tế. Để làm được điều đó, các cơ sở cũng cần được đầu tư trang thiết bị hiện đại, bắt kịp với thực tế làm việc bên ngồi để sinh viên ra trường khơng bị bỡ ngỡ khi hoạt động báo chí.

Kiến thức về chính trị cần được quan tâm và đưa vào nội dung đào tạo chuyên ngành ảnh báo chí sâu rộng hơn nữa. Giáo trình về chính trị khơng nên chỉ máy móc theo sách vở mà nên đưa các sự kiện chính trị ngoại giao thường ngày nóng hổi vào nội dung giảng dạy, để sinh viên cảm thấy gần gũi, thu hút hơn, từ đó nâng cao bản lĩnh chính trị, tăng cường khả năng phán đốn cũng như nhạy bén về chính trị sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)