Với đặc trưng ghi thực, trực tiếp và tạo hình trong một thời điểm, ảnh báo chí thường có độ tin cậy cao và có sức thuyết phục đối với độc giả. Sự chính xác về mặt tạo hình của nhiếp ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng mà các ngành nghệ thuật tạo hình khác khó có thể đạt tới là cơ sở tạo ra tính tài liệu của ảnh. Xét trên mọi phương diện, tính tài liệu của ảnh báo chí phụ thuộc rất lớn vào con mắt chính trị, ý thức giai cấp và kỹ năng thể hiện của người làm báo nhiếp ảnh. Đó là lý do mà có rất nhiều cách hiểu khác nhau nếu chỉ nhìn vào bức ảnh do sự lựa chọn khoảnh khắc bấm máy.
Một tác phẩm ảnh báo chí được đánh giá là một tài liệu, bản văn minh chứng của lịch sử khi nó phản ánh đúng, trúng, khách quan, chân thật hiện thực trong quá trình vận động và phát triển. Ngược lại, khi bức ảnh làm biến đổi hoặc xuyên tạc bản chất của hiện thực thì tác hại của nó cũng rất lớn. Nó có thể gây ra hậu quả khơn lường.
Tính chất biên bản, tính ghi thực trực tiếp và tính tài liệu xác thực của ảnh báo chí được nhiều ngành khoa học sử dụng, đồng thời coi đó là cơ sở làm tài liệu chủ yếu phục vụ các hoạt động chuyên mơn.
Đứng trên góc độ nội dung thơng tin, tính tài liệu xác thực là một nguyên tắc tối thượng của ảnh báo chí. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị tài liệu của hình ảnh, người làm báo khơng những phải có quan điểm chính trị, nghiệp vụ đúng, phải biết phát hiện vấn đề, đề tài có ý nghĩa tin tức và ý nghĩa xã hội sâu sắc, mà hơn thế cần phải xác đinh rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa của sự kiện, sự việc cần phản ánh.
Với ảnh báo chí, tính tài liệu xác thực chính là hạt nhân bản chất của sự kiện, hiện tượng. Thiếu vắng nó ảnh chỉ là những tấm hình trang trí vơ hồn. Nhưng để có thể cảm hóa lịng người, làm rung động trái tim của độc
giả, tính tài liệu cũng phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với tính nghệ thuật – tính thẩm mỹ của ảnh. Tính tài liệu và tính nghệ thuật khơng hồn tồn đối lập với nhau như một số người vẫn lầm tưởng, mà hịa quyện vào nhau, nhiều khi ta khó phân biệt rạch rịi.