Về nội dung thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 69 - 78)

- Về hình khối ảnh, trong trình bày báo, khối ảnh được sử dụng phổ

2.4.1 Về nội dung thông tin

Là tờ báo đi đầu trong công tác thông tin tuyên truyền chủ chương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, báo Nhân dân luôn đặt yếu tố chính trị - thời sự lên hàng đầu. Với ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân, bên cạnh việc phản ánh các thơng tin mang tính thời sự, chính trị cũng phải đảm bảo yếu tố ngoại giao với các nước trên thế giới khi đăng tải. Qua khảo sát cho thấy, ảnh sử dụng trên báo Nhân dân hằng ngày có nội dung thơng tin phù hợp với lĩnh vực chính trị ngoại giao. Ảnh chính trị ngoại giao đạt được những yêu cầu nhất định về bố cục, góc chụp, ánh sáng, trong đó nhiều bức ảnh có hình thức nghệ thuật tốt, tạo hiệu quả thơng tin. Nhiều ảnh có bố cục chặt chẽ, hình ảnh tốt có tác dụng thu hút thị giác của độc giả. Chú thích ảnh có giá trị hỗ trợ thơng tin hình ảnh hiệu quả.

Ví dụ, Hình 2.9 là ảnh chính trị ngoại giao đăng trên báo Nhân dân ngày 21/6/2011 trong bài “Tổng Bí thư Đảng NDCM, Chủ tịch nước

CHDCND Lào Chum-Ma-ly Xay-nha-xỏn đón, tiếp, hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng”. Bức ảnh đã chớp được khoảnh

khắc đẹp trong lúc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm hữu nghị chính thức nước CHDCND Lào bắt đầu tại Viêng Chăn vào ngày 20/6/2011. Với bố cục cân đối, ánh sáng tốt và góc chụp chính diện, bức ảnh qua đó đã thể hiện được sự vui tươi, hồ hởi trong cuộc gỡ cấp cao của 2 nguyên thủ đứng đầu hai nước.

Khi nói đến sự kiện chính trị ngoại giao thường có hai yếu tố hợp thành là diễn biến sự kiện và nhân vật chính trị ngoại giao. Nhân vật chính trị làm nên sự kiện chính trị ngoại giao. Các nhà báo bao giờ cũng bám sát hai yếu tố này để khai thác, phản ánh và định hướng dư luận xã hội. Những bức ảnh chính trị - thời sự liên quan đến hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước thường được báo Nhân dân hằng ngày trình bày trang trọng trên đầu trang nhất.

Về nội dung, báo Nhân dân cập nhật đầy đủ, nhanh chóng các thơng tin chính trị ngoại giao thời sự xảy ra bằng các tác phẩm viết và ảnh báo chí. Nhân dân là tờ báo ln đặt yếu tố chính trị lên hàng đầu và các thơng

Hình 2.9: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, báo Nhân dân ngày 21/6/2011.

tin khi đưa đến công chúng đều trải qua quá trình sàng lọc kỹ càng, kiểm chứng kỹ lưỡng. Do đó, để mang đến những thơng tin chính trị ngoại giao nóng hổi đến bạn đọc, đội ngũ những người làm báo nói chung và những người làm báo ảnh nói riêng ở báo Nhân dân đã phải làm việc hết sức nghiêm túc, khẩn trương, kỹ lưỡng trong quy trình sáng tạo.

Tuy nhiên, nội dung thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh trên báo Nhân dân còn chưa phong phú, hấp dẫn. Các thông tin mới chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh, đưa tin theo nhân vật chính trị, cụ thể là 4 vị nguyên thủ cấp cao nhất của nước ta, bao gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Do đó, các thơng tin chính trị ngoại giao khác mà công chúng rất quan tâm như thông tin phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực chống đối, thù địch, dường như vẫn là đề tài cịn bỏ ngỏ của ảnh báo chí trên báo Nhân dân. Đó cũng là hạn chế của các tác phẩm ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân so với ảnh cùng loại của một số tờ báo chuyên về thông tin đối ngoại khác như báo Thế giới và Việt Nam (Bộ Ngoại Giao). Đây là vấn đề nhạy cảm và khó để thể hiện, đơi khi cịn dễ gây hiểu lầm nếu khơng có chú thích cụ thể, chi tiết và chính xác.

Ngồi ra, có một thực tế phải nói đến là ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân thường dùng thủ thuật photoshop để cắt bỏ hình ảnh của người phiên dịch nên nhiều ảnh chính trị ngoại giao về buổi gặp gỡ của hai nhân vật chính trị thường chỉ có duy nhất hai đối tượng được phản ánh trong khi thực tế là 3 – 4 đối tượng (1 – 2 người còn lại là phiên dịch viên hoặc cố vấn).

Ví dụ, Hình 2.10 là ảnh thơng tin sự kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao CHLB Đức đăng tải trên báo Nhân dân hằng ngày số 20361 ra ngày 5/6/2011, hình ảnh phiên dịch viên viên đã bị lược bỏ, trong khi đó cùng góc chụp, thời điểm, ảnh trên báo Nhân dân điện tử vẫn giữ nguyên hình ảnh của hai phiên dịch viên này.

Hình 2.10 Bên trái là ảnh chụp báo Nhân dân hằng ngày, bên phải là ảnh đăng trên báo Nhân dân điện tử ngày 5/6/2012.

Ở góc độ thẩm mỹ, việc chỉnh sửa như báo Nhân dân hằng ngày có thể mang đến bức ảnh chỉnh chu và tập trung được sự chú ý của độc giả. Ở góc độ nào đó nó vẫn diễn tả được sự kiện và nhân vật chính trị liên quan – hai yếu tố quan trọng cấu thành nên ảnh chính trị ngoại giao. Tuy nhiên, ở góc độ báo chí, điều này chưa phản ánh được chân thực, khách quan sự việc – một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng của báo chí. Điều này nằm ở quan niệm biên tập ảnh của tòa soạn báo Nhân dân hằng ngày.

Về việc lựa chọn góc độ để thể hiện nội dung chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí, khảo sát báo Nhân dân hằng ngày từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2013 cho thấy:

Đối với ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân hằng ngày, các phóng viên ảnh thường chọn góc chụp chính diện và trung cảnh để thể hiện. Đây là cách thể hiện được áp dụng ở nhiều tờ báo, trong đó bao gồm cả các báo chuyên ngành về thông tin đối ngoại và ngoại giao. Cách thể hiện này hiệu quả đối với các thơng tin mang tính chất lễ tân ngoại giao khi nhân vật chính trị là trung tâm và là linh hồn của bức ảnh. So với nhiều tờ báo thơng tin chính trị - xã hội hoặc chun thơng tin đối ngoại, ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân được trau chuốt về hình ảnh, bố cục và ánh sáng.

Bên cạnh ưu điểm, ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân hằng ngày vẫn còn đơn điệu với việc đóng khung một vài góc chụp. Theo biểu đồ 2.3, ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân chủ yếu là ảnh chụp trung cảnh chiếm tới 55% tổng số ảnh. Điều đó cho thấy, tòa soạn đã sử dụng chủ yếu các bức ảnh chụp trung cảnh và toàn cảnh để diễn tả sự kiện. Việc sử dụng nhiều góc chụp tồn cảnh khiến cho chủ đề bị phân tán và hiệu quả thông tin không cao. Các thơng tin lễ tân ngoại giao ln là hình ảnh bắt tay giữa hai nhân vật chính trị; thơng tin hội đàm, đàm phán, các kỳ họp ngoại giao ln là hình ảnh hội trường rộng lớn khơng rõ các nhân vật tham gia. Với đặc thù sử dụng chủ yếu là các hình ảnh lễ tân ngoại giao trên trang nhất, nếu không linh hoạt và sáng tạo trong cách thức thể hiện sẽ gây sự nhàm chán cho độc giả. Mặc dù những hình ảnh này có vai trị nhất định đối với các sự kiện chính trị - thời sự quan trọng liên quan đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nguyên thủ quốc gia nước ngồi, các sự kiện chính trị ngoại giao trong và ngồi nước. Vấn đề đặt ra là các phóng viên nên cải tiến cách chụp để hình ảnh lễ tân hiệu quả hơn.

Cũng như báo Nhân dân, báo Thế giới và Việt Nam là tờ báo thông tin đối ngoại sử dụng nhiều ảnh lễ tân ngoại giao. So với ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân hằng ngày, việc thể hiện thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh trên báo Thế giới và Việt Nam ở góc độ chụp có sự linh hoạt hơn.

Ví dụ, Hình 2.11 là ảnh đăng trên báo Thế giới và Việt Nam số 13 (28/3/2013 - 3/4/2013), chụp Thủ tướng Việt Nam và Nga ở tư thế đứng thay vì tư thế ngồi thường thấy ở báo Nhân dân, mang đến góc nhìn mới và thu hút thị giác độc giả. Việc sử dụng linh hoạt các ảnh lễ tân ngoại giao như vậy khiến tờ báo sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Nguyên nhân của hạn chế này một phần nằm ở kỹ năng tác nghiệp của một số phóng viên ảnh trong cách thể hiện. Mặt khác, nguyên nhân sâu sa nằm ở quan niệm sử dụng ảnh hoặc coi ảnh chỉ mang tính chất minh họa cho bài viết.

Về chú thích, báo Nhân dân rất quan tâm, chú trọng đến chú thích ảnh, đặc biệt là ảnh chính trị ngoại giao. Theo kết quả khảo sát ở Bảng 2.1, cho thấy 65% ảnh chính trị ngoại giao đều có chú thích. Việc đặt chú thích đều phù hợp với các nguyên tắc chú thích ảnh. Các chú thích ảnh mà báo Nhân dân đặt chi tiết, cụ thể các thơng tin.

Ví dụ, Hình 2.12 đăng trên báo Nhân dân số ra ngày 18/11/2012, tác giả đã đặt chú thích cho bức ảnh chi tiết, đầy đủ về sự kiện, địa điểm tổ chức và các thành phần tham gia “Hội nghị bộ trưởng ngoại giao Hiệp hội

các nước Đông Nam Á (ASEAN), trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 21 khai mạc tại Thủ đơ Phnơm-Pênh (Campuchia)”.

Hình 2.11 Ảnh trên báo Thế giới và Việt Nam, số 13 (từ ngày 28/3 – 2/4/2013)

Mặc dù chú trọng đến việc đặt chú thích, nhưng chú thích trên báo Nhân dân vẫn còn gặp tình trạng chú thích ảnh ít hoặc khơng có giá trị thông tin với những chú thích chung chung, lặp lại ở tít tin hoặc nói lại những gì mà hình ảnh đã biểu đạt.

Ví dụ như trong tin “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

tiếp Bộ trưởng Ngoại giao CHLB Đức” đăng trên báo

Nhân dân ngày 5/6/2011, mặc dù ảnh kèm tin có chú thích như hình 2.13, nhưng độc giả dễ dàng nhận thấy, chú thích ảnh lặp lại toàn bộ tiêu đề của tin. Như vậy, thơng tin chú thích là thơng tin thừa, gây nhàm chán cho người đọc.

Hình 2.13: Chú thích lặp lại hồn tồn đầu đề bài viết.

Hình 2.12 Ảnh CTNG trên báo Nhân dân có chú thích đầy đủ thơng tin hỗ trợ cho hình ảnh.

Tình trạng này thường xảy ra trong cách đặt chú thích cho các tác phẩm ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân hằng ngày. Điều này thể hiện rất rõ qua số liệu thống kê sau:

Việc đặt chú thích một cách chung chung hoặc lặp lại tít của bài viết dễ làm cho độc giả nhàn chán vì cùng một thơng tin nhưng độc giả phải đọc hai lần trên trang báo.

Ngoài việc chú trọng đến việc đặt chú thích cho các tác phẩm ảnh chính trị ngoại giao, báo Nhân dân chú ý ghi tên tác giả, nguồn khai thác. Khảo sát về tác giả, nguồn ảnh khai thác trên báo Nhân dân trong lĩnh vực thơng tin chính trị ngoại giao thu được kết quả như Biểu đồ 2.5.

Báo Nhân dân hằng ngày sử dụng 60% ảnh chính trị ngoại giao khai thác từ TTXVN và 40% ảnh chính trị ngoại giao được chụp bởi các phóng viên ảnh của bản báo. Những ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân không ghi nguồn, tác giả đều là ảnh tư liệu minh họa.

Điều này cũng dễ hiểu bởi lực lượng phóng viên ảnh của báo Nhân dân mỏng, khơng có phóng viên ảnh trực tiếp đi theo các vị lãnh đạo để đưa tin. Trong khi đó, TTXVN có phóng viên ảnh tháp tùng các vị nguyên thủ quốc gia. Phóng viên ảnh chính trị ngoại giao của TTXVN bao gồm: Trí Dũng tháp tùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Khang tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Đức Tám tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nhân Sang tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Theo quy định của các tờ báo như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Hà Nội mới... thì ảnh chụp về chính trị, trong đó bao gồm ảnh chính trị ngoại giao đều sử dụng của TTXVN, vì đây là nguồn thơng tin chính thống của Nhà nước. Đây cũng là một nguyên nhân khách quan khiến các tờ báo Đảng, trong đó có báo Nhân dân phải chủ yếu dùng ảnh của TTXVN. Hiện nay, báo Nhân dân khơng có phóng viên ảnh tháp tùng mà chỉ có phóng viên viết tháp tùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đây cũng là lý do ảnh chính trị ngoại giao chủ yếu do các phóng viên viết, khơng chun về ảnh báo chí chụp nên tính thẩm mỹ và hiệu quả khơng được cao như mong đợi.

Tóm lại, những ưu điểm có thể rút ra từ nội dung thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân:

- Báo Nhân dân đã bám sát chức năng, nhiệm vụ thơng tin báo chí và thơng tin đối ngoại khi sử dụng ảnh chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí. Báo cập nhật khá đầy đủ, nhanh chóng các thơng tin chính trị ngoại giao thời sự xảy ra bằng các tác phẩm ảnh báo chí.

- Ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân đều hỗ trợ thơng tin có hiệu quả cho bài viết.

- Ảnh chính trị ngoại giao đạt được những yêu cầu nhất định về bố cục, góc chụp, ánh sáng, trong đó có những bức ảnh hình thức nghệ thuật cao, tạo hiệu quả thông tin tốt.

- Nhiều ảnh có bố cục chặt chẽ, hình ảnh tốt và thu hút thị giác của độc giả.

- Chú thích ảnh hợp lý, có giá trị hỗ trợ thơng tin hình ảnh hiệu quả. Tuy nhiên nội dung thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh trên báo Nhân dân vẫn tồn tại một số hạn chế:

- Nội dung thơng tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí cịn chưa phong phú , đa dạng. Góc cảnh, bố cục ảnh vẫn cịn theo lối mòn gây nhàm chán.

- Một số chú thích ảnh chính trị ngoại giao cịn lặp lại tít tin bài hoặc hình ảnh, hoặc chung chung làm cho giá trị thông tin chú thích chưa cao.

Nguyên nhân của những tồn tại trên một phần ở quan niệm ảnh chỉ mang tính chất minh họa cho tin, bài. Ngồi ra do phóng viên chưa thật sự sáng tạo để tìm tịi sự mới lạ trong cách thể hiện. Một nguyên nhân khách quan là báo Nhân dân khơng có phóng viên chuyên ảnh tháp tùng các vị nguyên thủ nên phần lớn ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân đều khai thác nguồn từ TTXVN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)