Ảnh báo chí – sự tác động tương hỗ giữa ngơn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ văn tự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 31)

và ngôn ngữ văn tự

Đối với báo in, để thông tin về một con người, sự kiện, sự việc, người viết thường phải mô tả lại những gì cần thơng báo thơng qua các chi tiết được cấu trúc trong bài viết. Như vậy, dù bài báo có ngắn gọn, cơ đọng và hấp dẫn đến đâu, độc giả với những trình độ nhận thức khác nhau vẫn có thể sẽ hình dung ra sự việc khác nhau. Nhưng với nhiếp ảnh thì hồn tồn khác, ngôn ngữ trong tác phẩm ảnh là ngôn ngữ hình ảnh. Sự tiếp nhận nội dung thơng tin qua tác phẩm ảnh chủ yếu ở phần hình ảnh. Do vậy, hình ảnh ở đây phải phản ánh đúng thực trạng của hiện thực, mối liên hệ của đối tượng, sự kiện thông qua các lát cắt tiêu biểu, chân thực sinh động, và diễn ra trong một khoảng thời gian, khơng gian xác định. Nhờ vào những hình ảnh đó mà người xem dù không trực tiếp chứng kiến sự kiện, hiện tượng vẫn dễ dàng nhận biết được đối tượng đang làm gì và làm như thế nào, đúng với nội dung mà hình ảnh thơng báo trong tác phẩm.

Xét về cấu trúc thông tin, mỗi tác phẩm ảnh báo chí bao gồm hai thành phần là hình ảnh và bài viết hoặc chú thích. Hình ảnh làm nhiệm vụ

cung cấp những thơng tin chính, thơng tin cơ bản mang tính trực quan. Cịn bài viết và chú thích làm nhiệm vụ gọi tên con người, sự kiện, sự việc tránh sự hiểu lầm. Mặt khác, nó bổ sung thêm những thơng tin mà hình ảnh khơng thể biểu đạt. Ngơn ngữ văn tự cịn có nhiệm vụ giải thích, bình luận xây dựng mối liên hệ ảnh - ảnh, ảnh – lời, tạo mối liên kết chặt chẽ trong tác phẩm, giúp người xem hiểu đúng, đầy đủ hơn về sự kiện, sự việc được phản ánh qua bài báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)