Nội dung thơng tin qua yếu tố hình ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 52 - 58)

Trong lịch sử quan hệ quốc tế, các nước tiến hành hoạt động ngoại giao dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tựu chung lại có ba loại hình chính là ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Đảng, ngoại giao nhân dân. Do đặc thù là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và tiếng nói của các tầng lớp nhân dân, ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân hằng ngày chủ yếu tập trung thông tin các hoạt động Ngoại giao cấp cao của Đảng và Nhà nước, do đó thơng tin về các hoạt động ngoại giao Nhà nước và ngoại giao giữa các Đảng phái chính trị là nội dung chủ đạo được thơng tin trong ảnh chính trị ngoại giao trên báo Nhân dân hằng ngày. Qua đó, gián tiếp thơng tin về các chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng như góp phần đấu tranh, phản bác lại những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về Việt Nam, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Khảo sát báo Nhân dân hằng ngày từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013, có 584 ảnh chính trị ngoại giao (trung bình một tháng có 20 ảnh CTNG). Trong đó, nội dung thơng tin của ảnh chính trị ngoại giao chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Thứ nhất, thơng tin về hoạt động đón tiếp các chính khách quốc tế

đến thăm và làm việc tại Việt Nam của các vị nguyên thủ quốc gia.

Hoạt động đón tiếp ngoại giao là hoạt động ngoại giao thường nhật mang tính chất lễ tân. Đây là nội dung thơng tin thường xuyên được cập nhật trên trang nhất báo hằng ngày của báo Nhân dân. Đây đồng thời là sự kiện, vấn đế chính trị - thời sự thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng trong nước cũng như quốc tế.

Lễ tân ngoại giao là tổng hợp các quy định và tập quán về phép xử sự quốc tế dựa trên cơ sở tôn trọng tất cả những gì là biểu trưng và đại diện cho quốc gia, được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng. Trong quan hệ quốc tế, đường lối chính sách đối ngoại là nhân tố quyết định. Lễ tân ngoại giao là một bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại giao, nói một cách khác, hễ có hoạt động ngoại giao là đương nhiên có lễ tân ngoại giao. Hình 2.1 là ví dụ nội dung thơng tin về hoạt động đón tiếp các chính khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam của các vị nguyên thủ quốc gia.

Tuy khơng phải là nội dung chính của hoạt động đối ngoại nhưng lễ tân ngoại giao là công cụ không thể thiếu của hoạt động đối ngoại nói chung, của ngoại giao nói riêng. Cơng tác lễ tân tốt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đối ngoại, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ quốc gia. Đây là một lĩnh vực hoạt động phức tạp, lại vừa tinh tế, địi hỏi có tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Việc hiểu biết những kiến thức và quy định lễ tân là cần thiết, không chỉ đối với những người làm cơng tác lễ tân mà cịn đối với tất cả những ai tham gia vào hoạt động đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại giao nói riêng.

Thơng tin về các hoạt động lễ tân ngoại giao giới thiệu và chuyển tải những đặc trưng văn hóa của dân tộc với thế giới. Ứng xử như thế nào cho đúng trong quan hệ với nước ngồi là điều khơng đơn giản vì lẽ: nó liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia, uy tín và thể hiện dân tộc, đồng thời liên quan đến phong tục tập quán và các nền văn hóa khác nhau. Đồng thời, thơng tin lễ tân ngoại giao là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế: Nguyên tắc chủ quyền quốc gia, ngun tắc bình đẳng và ngun tắc khơng phân biệt đối xử.

- Thứ hai, thông tin về các hoạt động ngoại giao đa phương giữa Việt

Nam với các tổ chức quốc tế.

Hình thức ngoại giao này ra đời muộn hơn ngoại giao song phương, khi đã có quan hệ đan xen giữa nhiều quốc gia, nhằm mục đích giải quyết những vấn đề chung như chiến tranh, hồ bình, hợp tác và đấu tranh để cùng tồn tại và phát triển. Ngày nay, ngoại giao đa phương có nhiệm vụ điều chỉnh mối quan hệ giữa nhiều chủ thể: quốc gia, tổ chức liên chính phủ quốc tế, tổ chức phi chính phủ, trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến hồ bình và an ninh quốc tế, phát triển và bảo vệ mơi trường, chống bệnh tật, đói nghèo và tội phạm...

Tính đến nay, Việt Nam là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế. Việt Nam đã tích cực tham gia ngoại giao đa phương,

trở thành thành viên Liên hợp quốc (1977), Phong trào Khơng liên kết (Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam tham gia 1973; nước Việt Nam thống nhất - 1976), Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN, 1995), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC, 1998) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO - 2007)... Hơn bao giờ hết, ngoại giao đa phương tại các cơ chế, diễn đàn hợp tác khu vực, liên khu vực cũng như toàn cầu ngày càng được đề cao và coi trọng. Chính thơng qua các cơ chế, diễn đàn đa phương này, Việt Nam mong muốn tạo dựng một thế trận ngoại giao hữu hiệu bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao hình ảnh và vai trị trên trường quốc tế trong tình hình mới, đồng thời phối hợp hành động và điều phối nguồn lực để cùng ứng phó hiệu quả với những thách thức tồn cầu hiện nay. Vì vậy, trong nhiều năm qua Việt Nam đã chủ động, tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao đa phương để thực sự trở thành một đòn bẩy sắc bén trong triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của các mặt trận đối ngoại, và đã gặt hái được nhiều kết quả đáng tự hào.

Các hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam được thông tin trên báo Nhân dân số ra hằng ngày được thực hiện bởi bốn vị nguyên thủ quốc gia, bao gồm: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng. Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013, các hoạt động ngoại giao đa phương được đẩy mạnh thực hiện, điều này được thể hiện rất rõ qua tần suất thông tin được đăng tải trên báo Nhân dân hằng ngày tăng dần qua các năm.

Hình 2.2 là ví dụ cho nội dung thơng tin về các hoạt động ngoại giao đa phương giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, cụ thể là quan hệ đa phương giữa Việt Nam và Hội đồng châu Âu.

Hình 2.2: Báo nhân dân số 20870, ra ngày 1/11/2012.

- Thứ ba, thông tin về hoạt động ngoại giao ở nước ngoài. Bên cạnh

các hoạt động ngoại giao ở trong nước, hoạt động ngoại giao ở nước ngồi đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Điều này thể hiện sự tích cực, chủ động trong hoạt động ngoại giao của Việt Nam.

Hoạt động ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài rất phong phú, đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Riêng về hoạt động chính trị ngoại giao của Việt Nam được thể hiện ở nước ngồi được thực hiện thơng qua các cơ quan đại diện ở Việt Nam ở nước ngoài như đại sứ quán, lãnh sự qn... Tuy nhiên, thơng tin chính trị ngoại giao nói chung trên báo Nhân dân hằng ngày chủ yếu xoay quanh hoạt động ngoại giao của bốn vị nguyên thủ quốc gia như đã nói ở trên. Do đó, các chuyến cơng du, viếng thăm và làm việc của bốn nguyên thủ quốc gia ở nước ngoài là nội dung được thơng tin chính khi thơng tin về hoạt động ngoại giao ở nước ngoài trên báo Nhân dân hằng ngày.

Từ năm 2011 đến nay, hoạt động ngoại giao ở nước ngoài của Việt Nam được đề cập đến trên báo Nhân dân hằng ngày là các chuyến công du

đến các quốc gia láng giềng, trong khu vực cũng như trên toàn thế giới như: Lào, Pháp, Italy, Mexico... Đây đều là các chuyến thăm cấp Nhà nước, do lãnh đạo Việt Nam dẫn đoàn và được các nguyên thủ các quốc gia trên thế giới tiếp đón. Trên danh nghĩa là các chuyến công du, thăm theo lời mời của các quốc gia khác nhưng đằng sau đó, mỗi chuyến đi đều có mục đích rõ ràng. Đó là thơng qua đó, khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, khẳng định chính sách coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế, tạo cơ sở vững chắc cho các mối quan hệ song phương, đa phương; giải quyết các bất đồng, tranh chấp; đàm phán các vấn đề chung mà các bên quan tâm; trên hết đều đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu và tất cả đều được thực hiện bằng con đường hịa bình. Ngồi ra, các chuyến cơng du đó cịn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước và các bên tham gia, mở rộng củng cố hợp tác. Hình 2.3 là ví dụ cho nội dung thông tin về hoạt động ngoại giao của Việt Nam ở nước ngồi.

Tóm lại, dù nội dung thơng tin chính trị ngoại giao phong phú, đa

dạng đến đâu, không thể thiếu trong đó sự kiện và nhân vật chính trị ngoại giao. Các tác phẩm ảnh báo chí thơng tin chính trị ngoại giao biểu đạt quan điểm, thái độ, hành động của nhân vật chính liên quan đến sự kiện chính trị thơng qua hình ảnh. Với mỗi tác phẩm ảnh chính trị ngoại giao, độc giả có thể tiếp nhận nội dung thơng tin qua hình ảnh, tít, bài liên quan và chú thích ảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)