Xây dựng đề cương, hình thành cứ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 34 - 35)

Khơng kể các hình ảnh minh họa, ảnh báo chí ở Việt Nam hầu như chỉ tồn tại ở 2 hình thức: tin ảnh và phóng sự ảnh. Tin ảnh là một bức ảnh duy nhất chụp một sự kiện vừa diễn ra với lời chú thích ảnh nêu rõ ai, việc gì, ở đâu, ra sao và tại sao theo đúng yêu cầu cơ bản thể hiện của một bản tin vắn -nhưng ở đây hình ảnh lại chính là thơng tin chủ yếu. Trong khi đó, phóng sự ảnh lại là một tập hợp nhiều hình ảnh tường thuật kể lại một câu chuyện, một sự kiện hay một chủ đề mang tính thời sự. Khái niệm về tin ảnh là một khái niệm tương đồng giữa báo chí Việt Nam và báo chí quốc tế, nhưng chính khái niệm phóng sự ảnh lại có nhiều điểm dị biệt. Những hình thức mà chúng ta thường gọi chung là "phóng sự ảnh" lại được báo chí quốc tế phân định thành bốn nhóm khác nhau: phóng sự ảnh (photo story), ảnh bộ (photo portfolio), ảnh chuyên mục (photo feature), ký sự ảnh (photo essay).

Để sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí, thơng thường nhà báo phải trải qua rất nhiều công đoạn: xác định chủ đề, lựa chọn đối tượng, thâm nhập thực tiễn, gặp gỡ nhân chứng... Nhưng tựu chung lại có các cơng đoạn sau: xây dựng đề cương hình thành cứ liệu, ghi hình đối tượng, ghi hình, biên tập, làm ảnh mẫu – dựng maket, rút kinh nghiệm chuyến cơng tác.

Có quan điểm cho rằng nhà báo khi sáng tạo tác phẩm ảnh không cần đến đề cường mà chỉ quan tâm đến thời cơ bấm máy cũng như góc chụp, bố cục. Tuy nhiên, đối với những người làm ảnh báo chí chun nghiệp, thì đề cương đóng vai trị quan trọng, nó là kịch bản cho những hình ảnh tốt. Đề

cương càng cụ thể, sát với hiện thực cuộc sống bao nhiêu thì khi thâm nhập cơ sở phóng viên càng chủ động bấy nhiêu. Có hai loại đề cương mà phóng viên cần tiến chuẩn bị trước khi tác nghiệp; đề cương công tác, đề cương chi tiết.

Đề cương cơng tác là sự định hướng của phóng viên sau khi đã nắm bắt các kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo chí, nắm ý đồ thể hiện của Ban biên tập, Ban Thư ký. Phóng viên cần xác định trong tư duy: đề tài, đối tượng, chủ đề và cách thức miêu tả đối tượng đó sao cho rõ chủ đề mà bài báo phản ánh.

Đề cương chi tiết là sự cụ thể hóa đề cương cơng tác, là sự hoạch định những công việc và tác phẩm trong tư duy. Nói cách khác, việc xác lập đề cương chi tiết là giai đoạn mà phóng viên cần thâm nhập tại cơ sở, sau khi nhà báo đã tiếp xúc, gặp gỡ nhấn chứng và hiểu rõ tình hình thực tại ở cơ sở, từ đó vạch kế hoạch thực hiện ghi hình đối tượng cần phản ánh. Bên cạnh việc lập đề cương, phóng viên cần tìm hiểu phong trào, đọc những tài liệu, bài viết trước đó về lĩnh vực mà mình sắp thông tin. Từ những điều đã nghe, đã đọc, phóng viên suy nghĩ và hình dung bức tranh tồn cảnh hoặc những hình ảnh mà mình đã chụp. Có được những tư liệu q giá ấy, phóng viên mới có sơ sở chuẩn bị cho các bước hoạt động tiếp sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin chính trị ngoại giao bằng ảnh báo chí trên báo Nhân dân hằng ngày (Khảo sát từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)