Khái niệm thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện đac chưng, tỉnh sekong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 28)

Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong qua trình nhà nƣớc dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính dƣới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của nhà nƣớc. Thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản tiền đƣợc tập trung vào nhà nƣớc để hình thành quỹ NSNN đáp ứng cho các yêu cầu chi tiêu xác định của nhà nƣớc. Quản lý thu NSNN đƣợc hiểu là quá trình nhà nƣớc sử dụng hệ thống các cơng cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản ngồi thuế nhằm đảm bảo tính cơng bằng, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, điều tiết sản xuất, tiêu dùng.

Theo Luật NSNN 2015 của Lào (Điều 15, 16, 17, 18, 19 Luật NSNN 2015), thu NSNN gồm có 4 nguồn sau (1); Nguồn thu từ thuế (thuế trực tiếp và thuế gián tiếp); (2) Nguồn thu không phải từ thuế; (3) Nguồn thu từ các khoản viện trợ khơng hồn lại; (4) Nguồn thu từ sự đóng góp của tổ chức – xã hội.

- Nguồn thu từ thuế bao gồm có thuế trực tiếp và thuế gián tiếp:

+ Thuế trực tiếp: Thuế lãi suất (tƣơng tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam); Thuế thu nhập (tƣơng tự thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam); Thuế khốn (tƣơng tự thuế mơn bài của Việt Nam); Thuế mơi trƣờng; đồng thời phí và lệ phí cũng đƣợc xếp vào nhóm thuế trực tiếp; và các khoản thu khác.

+ Thuế gián tiếp: Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ; Thuế sử dụng tài nguyên môi trƣờng; Thuế xuất – nhập khẩu; và các khoản thu khác…

- Nguồn thu không phải từ thuế gồm: Tiền cho thuê; Tiền tô nhƣợng; Tiền đƣờng hàng không; Tiền chia lợi nhuận; Lãi suất cho vay; Xử lý, bán tài sản tích thu; và các khoản thu khác.

- Thu từ các khoản viện trợ khơng hồn lại gồm 2 nguồn bằng hình thức tiền mặt và vật chất: các khoản viện trợ khơng hồn lại từ chính phủ nƣớc ngồi; các khoản viện trợ khơng hồn lại các tổ chức quốc tế.

- Nguồn thu từ sự đóng góp của xã hội bao gồm: Thu từ bảo hiểm xã hội; Thu từ đóng góp của xã hội và các khoản thu khác.

Điều 42, khoản b) Luật NSNN năm 2015 của Lào quy định các nguồn thu vào

NSNN cấp huyện bao gồm:

- Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ, thuế lãi suất và tiền chia lợi nhuận đơn vị doanh nghiệp do cấp huyện quản lý;

- Thuế thu nhập, thuế đấu thầu, thuế tem do huyện quản lý;

- Phí, lệ phí sử dụng đất đai (thuế đất đai), tiền thuê đất đai, tiền giao quyền sử đụng đất đai do huyện quản lý;

- Thu từ tô nhƣợng khai thác cát sỏi, đất đen, đất đỏ do huyện quản lý; - Tiền thuê nhà, đất đai và tài sản khác của NN do cấp huyện quản lý; - Thu từ phí và lệ phí các dịch vụ chun mơn do cấp huyện quản lý; - Thu từ xử lý phạt và bán tài sản tịch thu do cấp huyện quản lý;

- Thu từ các huy động vốn và sự quyên góp cá nhân và các tổ chức do cấp huyện quản lý;

- Các nguồn thu khác do tỉnh, thủ đơ giao cho.

Tóm lại, “thu ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước sử dụng quyền

lực để huy động một bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành quỹ ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của của nhà nước”.

1.1.2.2. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước

Để thực hiện chức năng của mình, nhà nƣớc cần có một khoản thu nhất định để trang trải các khoản chi phí đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của bộ

máy, các hoạt động quản lý xã hội và đảm nhận các khoản chi phí phục vụ cho các mục đích cơng cộng khác. Nhà nƣớc tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình bằng cách phân chia các nguồn lực của xã hội giữa nhà nƣớc với các chủ thể khác trong nền kinh tế dựa trên quyền lực chính trị của nhà nƣớc. Sự phân chia đó là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nƣớc, cũng nhƣ việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nƣớc.

Thu NSNN có một số đặc điểm chủ yếu sau:

Một là, phần lớn các khoản thu NSNN mang tính pháp lý và bắt buộc.

Thu NSNN là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. Mọi khoản thu của nhà nƣớc đều đƣợc thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nƣớc.

Hai là, mức độ và cơ cấu thu NSNN của mỗi quốc gia về cơ bản phản ánh

mức độ, cơ cấu của nền kinh tế. Quy mô thu NSNN tùy thuộc vào quy mô và tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Cơ cấu thu NSNN phản ánh cơ cấu của nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Ba là, các khoản thu NSNN luôn chứa đựng các mối quan hệ kinh tế,

chính trị. Thu NSNN đƣợc xác định trên cơ sở luật định, gắn liền với quyền lực của nhà nƣớc mà chủ yếu là quyền lực chính trị.

Bốn là, đại bộ phận các khoản thu NSNN khơng đƣợc hồn trả trực tiếp.

Nguồn tài chính chủ yếu của thu NSNN là thu nhập của các thể nhân và pháp nhân đƣợc chuyển giao bắt buộc cho nhà nƣớc dƣới nhiều hình thức nhƣng chủ yếu là thuế, phí, lệ phí. Nhà nƣớc hồn trả gián tiếp cho các đối tƣợng nộp thuế thông qua việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơng cộng và các lợi ích xã hội.

1.1.2.3. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước

Để hình thành quỹ tiền tệ chung đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của mình, nhà nƣớc phải dùng quyền lực chính trị để tập trung một phần nguồn lực tài chính xã hội. Những kênh cung cấp số thu cho NSNN thông qua quá trình tác động vào các đối tƣợng thu để hình thành quỹ tiền tệ quốc gia chính là những nguồn thu của NSNN.

NSNN có rất nhiều nguồn thu. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại thu NSNN nhƣ sau:

Căn cứ vào biểu hiện của nguồn thu, ta có thể chia thành nguồn thu trực tiếp và nguồn thu tiềm năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện đac chưng, tỉnh sekong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)