Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế và thu hồi các khoản nợ thuế đối với đối tượng nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện đac chưng, tỉnh sekong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 97 - 100)

- Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng đến năm 2025 còn dƣới 10% 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thu NSNN

3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế và thu hồi các khoản nợ thuế đối với đối tượng nộp thuế

hồi các khoản nợ thuế đối với đối tượng nộp thuế

Nợ thuế làm thất thu cho ngân sách, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật thuế, giảm tính tuân thủ của ngƣời nộp thuế và gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quản lý thu ngân sách. Dó đó cần phải đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành thuế của các đối tƣợng nộp thuế và tổ chức thu hồi các khoản thuế một cách có hiệu quả cụ thể:

Đối với cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế

kiểm tra và xử lý các vi phạm trong công tác thu, nộp ngân sách là một trong những biện pháp quan trọng. Cơng tác thanh tra, kiểm tra nhằm tìm ra các đối tƣợng vi phạm về thuế để thực hiện các biện pháp giáo dục xử lý, răn đe để các đối tƣợng này có ý thức trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách, giúp phát hiện những điểm chƣa phù hợp, những điểm bất hợp lý, những khe hở trong các quy định pháp luật về thuế để có biện pháp chấn chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp và cần thực hiện tốt các nội dung:

Cơ quan thuế phải lựa chọn cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có đầy đủ năng lực, trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức để đảm nhận công tác thanh tra kiểm tra. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra với chính quyền địa phƣơng và nhất là đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật để đấu tranh chống các hành vi vi phạm về pháp luật thuế.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách thuế tại các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy trình, xác định đúng đối tƣợng thanh tra, kiểm tra để có biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm về thuế. Sau thanh tra, kiểm tra phải có quyết định xử lý kịp thời và đôn đốc đối tƣợng nộp thuế chấp hành nghiêm túc quyết định về thanh tra, kiểm tra và nộp ngay các khoản thuế, các khoản tiền phạt vào NSNN.

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra ngƣời thanh tra cần phải làm đúng với chức trách, nghĩa vụ và các quy định, tránh lạm dụng chức quyền trong thi hành nhiệm vụ. Xây dựng các kế hoạch, phƣơng án thanh tra, kiểm tra cụ thể tránh chồng chéo và gây phiền hà cho đối tƣợng bị thanh tra, kiểm tra, làm ảnh hƣởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Trong kế hoạch thanh tra kiểm tra cần tập trung vào các đối tƣợng có tiền lệ và gian lận thuế, hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh có khả năng vi phạm cao.

Thực hiện đúng quy trình thanh tra, kiểm tra hồn thuế, quyết tốn thuế cho doanh nghiệp.

Đối với công tác thu hồi các khoản nợ thuế

Để thực hiện có hiệu quả thu hồi các khoản nợ thuế, trƣớc hết phải có tổ chức theo dõi và đánh giá các khoản nợ chính xác bằng các biện pháp:

Hàng quý căn cứ vào sổ theo dõi nợ thuế trên chƣơng trình quản lý thuế, số đang theo dõi của đội kiểm tra, đoàn thanh tra, cán bộ quản lý doanh nghiệp

và bộ phận đơn đốc thu nợ thực hiện tổng hợp chính xác số tiền nợ thuế, các đơn vị nợ thuế để trên cơ sở đó có thơng tin cụ thể phục vụ việc chỉ đạo công tác thu hồi các khoản nợ này.

Tổng hợp, phân tích, đánh giá theo mức nợ, tuổi nợ của từng kỳ kê khai thuế theo từng sắc thuế để qua đó có thể đánh giá đƣợc nhóm nợ nào có khả năng thu hồi, nhóm nợ nào khơng có khả năng thu hồi. Trên cơ sở đó lập nhật ký và hồ sơ thu nợ, đồng thời đƣa ra các biện pháp đôn đốc thu nợ.

Trên cơ sở theo dõi đánh giá nợ thuế, công tác thu hồi nợ thuế cần tập trung vào các nội dung sau nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thu nợ:

Đẩy mạnh việc phối hợp với các phịng ban trong q trình thu nợ. Các đội liên quan (kiểm tra quản lý nợ, kê khai và kế toán thuế) cần tổ chức một bộ phận chuyên trách để thực hiện theo dõi riêng nợ thuế, các bộ phận này sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc đối chiếu số nợ. Phân chia trách nhiệm cụ thể cho từng đội để tránh chồng chéo và nâng cao hiệu quả quản lý, đôn đốc công tác thu hồi các khoản nợ thuế:

Bộ phận kiểm tra, quản lý nợ: Có trách nhiệm đơn đốc ngƣời nộp thuế

trong thời kể từ ngày quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Q trình đơn đốc thu nợ, đội kiểm tra, quản lý nợ mời ngƣời nộp thuế làm việc tại cơ quan thuế, hoặc tại các đội thuế ở các xã, thị trấn để lập biên bản ghi nhận kết quả làm việc: xác định nguyên nhân, lý do nợ thuế. Nếu ngƣời nộp thuế vẫn chƣa nộp thì ra thơng báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp thuế. Sau đó, bộ phận kiểm tra, quản lý nợ thuế tiến hành tham mƣu cho Chi cục trƣởng để cƣỡng chế đối với các trƣờng hợp nợ thuế quá 90 ngày, áp dụng các biện pháp nhƣ đƣa doanh nghiệp nợ lên phƣơng tiện thông tin đại chúng, phong tỏa tài khoản, cƣỡng chế, kiến nghị đội hành chính tạm dừng bán hóa đơn cho doanh nghiệp.

Kê khai và kế toán thuế cần tổ chức một bộ phận chuyên trách để thực hiện theo dõi nợ thuế, các bộ phận này cần phối hợp chặt chẽ trong việc đối chiếu số nợ chính xác, tiếp nhận và chuyển giao các sổ nợ sau 10 ngày, 90 ngày và quy định trách nhiệm đôn đốc nợ đến từng cán bộ trong đội.

Đối với những đối tƣợng cố tình chây ỳ, cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan áp dụng các biện pháp nhƣ: thông báo trên các phƣơng tiện

thông tin đại chúng; thông qua KBNN khấu trừ nợ thuế trƣớc khi thanh toán; cƣỡng chế tài khoản tại ngân hàng; cƣỡng chế về tài sản, hàng hóa... theo quy định của pháp luật đối với các trƣờng hợp cố tình nợ thuế kéo dài với số tiền thuế lớn; thực hiện nghiêm việc phạt nộp chậm tiền thuế đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh để hạn chế việc phát sinh các khoản nợ thuế mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện đac chưng, tỉnh sekong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 97 - 100)