- Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng đến năm 2025 còn dƣới 10% 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thu NSNN
3.2.7. Tăng cường vận động, giáo dục, tuyên truyền nghĩa vụ công dân và doanh nghiệp đối với việc chấp hành pháp luật thuế
doanh nghiệp đối với việc chấp hành pháp luật thuế
Bên cạnh quy mô của nền kinh tế, thu nhập và mức sống của ngƣời dân thì yếu tố các tác động mạnh nhất lên thu nhập của NSNN chính là ý thức chấp hành chính sách thu nộp ngân sách của ngƣời dân. Nếu mọi ngƣời dân đều hiểu rõ, thuế là công cụ của nhà nƣớc đảm bảo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách quốc gia, góp phần quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo hƣớng phát triển bền vững, từ đó, tự nguyện, tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế thì hiệu quả đạt đƣợc sẽ cao. Tuy nhiên, trên thực tế để cho mọi ngƣời hiểu đầy đủ vai trị, vị trí và tác dụng của thuế trong phát triển KT-XH địa phƣơng là một việc làm hết sức khó khăn.
Trong những năm qua, cơng tác tun truyền pháp luật thuế ở địa phƣơng đã đƣợc chú trọng và đẩy mạnh, góp phần thiết thực vào cơng tác thu thuế của nhà nƣớc. Song hình thức tuyên truyền chƣa thật phong phú, đa dạng, sự phối kết hợp giữa các cơ quan thuế và các ban ngành đoàn thể, các cơ quan thông tin tuyên truyền ở địa phƣơng chƣa chặt chẽ đồng bộ. Đảng ủy, chính quyền các cấp chƣa thật sự quyết liệt trong việc chỉ đạo thu ngân sách. Do đó, hiệu quả của cơng tác tuyên truyền chƣa cao, chƣa đủ làm cho mọi công dân và tổ chức kinh tế hiểu biết đầy đủ về pháp luật thuế, về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân đối với việc nộp thuế và giám sát thực hiện chính sách thuế.
Để tăng cƣờng cơng tác tun truyền, góp phần thiết thực, hiệu quả hơn trong công tác thu thuế, cần triển khai một số biện pháp sau:
+ Động viên về thuế, phí vào NSNN song phải giải quyết hài hoà đƣợc lợi ích kinh tế giữa nhà nƣớc, doanh nghiệp, xã hội, phù hợp với tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế.
+ Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng nhƣ Đài truyền thanh trên địa bàn huyện, xã để phát và đăng tải các bài viết tuyên truyền thuế. Biện pháp
này trƣớc đây đã thực hiện nhƣng bây giờ phải tăng cƣờng đảm bảo tính thƣờng xuyên, liên tục. Cơ quan thuế cung cấp tài liệu, nội dung chính sách thuế, nhất là những luật thuế mới và sửa đổi, bổ sung cho các phóng viên để viết tin bài, đồng thời khuyến khích cán bộ thuế viết tin báo.
+ Mở các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật do ngành thuế phối hợp với ngành tƣ pháp tổ chức cùng với các đoàn thể nhƣ thanh niên, phụ nữ, cơng đồn, trƣờng học... cơ quan thuế các cấp soạn thảo chƣơng trình, các câu hỏi, đáp án cho các cuộc thi này. Phối hợp với ngành giáo dục đào tạo nghiên cứu đƣa công tác phổ biến giáo dục pháp luật thuế vào các trƣờng học phổ thông, các cơ sở đào tạo ngành nghề, các lớp học bồi dƣỡng lý luận, nghiệp vụ...tạo điều kiện cho công tác tổ chức giáo dục tuyên truyền pháp luật thuế đối với mọi tầng lớp nhân dân và học sinh.
+ Tổ chức văn nghệ cổ động tuyên truyền kết hợp phổ biến các nội dung văn bản pháp luật thuế. Để thực hiện hình thức tuyên truyền này, ngành Thuế cần phối hợp với ngành văn hóa thơng tin tổ chức cho các đội thông tin phổ biến các văn bản bằng xe lƣu động. Thu băng cát sét nội dung tuyên truyền đƣa về các tổ thông tin tuyên truyền ở địa phƣơng để phát cho nhân dân nghe và hiểu nội dung các văn bản pháp luật thuế. Đồng thời biên soạn các chƣơng trình văn nghệ với chủ đề chấp hành pháp luật thuế, nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt, phê phán hành vi trốn thuế, không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và tổ chức biểu diễn cổ động tại các nhà văn hóa xã, thị trấn, treo panơ áp phích, khẩu hiệu...tuyên truyền về pháp luật thuế.
+ Soạn thảo tài liệu hỏi, đáp pháp luật thuế, nhất là các chính sách chế độ mới ban hành, tổ chức in ấn dƣới dạng sách, báo, tờ rơi ... phát hành miễn phí cho các cấp chính quyền và các đối tƣợng SXKD để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuế.