Kiến nghị với chính quyền tỉnh Sekong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện đac chưng, tỉnh sekong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 103 - 105)

- Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng đến năm 2025 còn dƣới 10% 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thu NSNN

3.3.2. Kiến nghị với chính quyền tỉnh Sekong

Tăng cƣờng phân cấp quản lý ngân sách cho huyện, trong đó tăng số lƣợng các khoản thu huyện hƣởng 100% và tỷ lệ điều tiết các khoản thu để huyện có điều kiện chủ động trong cơng tác điều hành ngân sách.

Tăng cường phân cấp nguồn thu ngân sách của địa phương nâng cao tính chủ động và hiệu quả quản lý nguồn thu ngân sách

Trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đảm bảo cho sự phát triển đất nƣớc nói chung, sự phát triển của mỗi địa phƣơng nói riêng một cách

thống nhất và bền vững, việc tăng cƣờng phân cấp quản lý ngân sách nói chung, phân cấp quản lý thu ngân sách nói riêng là địi hỏi tất yếu.

Tăng cƣờng phân cấp quản lý thu ngân sách là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao tính năng động, tự chủ và linh hoạt trong quản lý thu ngân sách của các cấp chính quyền, đáp ứng nhu cầu tăng thu một cách vững chắc đảm bảo nhu cầu chi tiêu công của mỗi cấp chính quyền.

Để tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn, cần phải phân cấp rõ ràng nguồn thu cho đến cấp xã. Sự phân định mang tính chất pháp lý cao nhƣ vậy sẽ tạo quyền chủ động trong lập kế hoạch, dự toán thu ngân sách địa phƣơng và khuyến khích cấp huyện, cấp xã quan tâm ni dƣỡng, phát triển nguồn thu, tích cực thu đúng, thu đủ, đấu tranh quyết liệt với nạn trốn thuế, gian lận thƣơng mại...

Tăng cƣờng phân cấp quản lý thu ngân sách làm cho mỗi cấp chính quyền thực sự là một cấp ngân sách đòi hỏi phải chuyển giao quyền quản lý ngân sách nói chung, quản lý thu ngân sách nói riêng một cách đầy đủ. Điều đó sẽ giúp giảm dần phạm vi các khoản thu thuộc diện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách; đồng thời tăng số lƣợng các khoản thu 100% cho NSĐP. Cụ thể:

Nên phân địa phƣơng ra thành 02 nhóm:

- Nhóm thuộc diện bổ sung cân đối thì phân cấp tồn bộ nguồn thu trên địa bàn và để lại tỷ lệ % nhất định cho NSĐP. Chẳng hạn, nguồn thu từ thuế tài nguyên trong khai thác đá phát sinh trên địa bàn huyện nên để lại một khoản % nhất định cho huyện để khuyến khích ngành thuế thu đủ, thu đúng, vừa tăng nguồn thu. Nhóm thuộc diện tự cân đối ngân sách thì các khoản thu phải phân chia theo một tỷ lệ % nhất định cho mỗi cấp và do HĐND tỉnh quyết định.

- Để đáp ứng nhu cầu chi của địa phƣơng cần trao cho cấp huyện và cấp xã quyền tự chủ, quyết định và quản lý nguồn thu. Trong tình trạng hiện nay việc trao quyền tự chủ, quyền kiểm sốt nguồn thu có thể đƣợc tăng cƣờng bằng cách tiếp tục thực hiện phân quyền cho HĐND các cấp quy định một số mức thu phí và lệ phí theo đặc điểm của địa phƣơng.

UBND tỉnh thƣờng xuyên chỉ đạo các ban, ngành có liên quan nhƣ sở Kế hoạch đầu tƣ, ngành thống kê, ngành Công thƣơng, Công an…phối hợp chặt

chẽ với cơ quan thuế trong việc xây dựng kế hoạch thu thuế, quản lý thuế và xử lý những vi phạm về thuế.

Trong việc quản lý chỉ đạo thực hiện các dự án để phát triển sản xuất trên địa bàn, đề nghị UBND tỉnh xem xét cải tiến cơ chế quản lý tạo điều kiện cho huyện đƣợc quyền chủ động hơn, rộng rãi hơn trong quản lý sử dụng ngân sách cũng nhƣ trong quản lý khai thác, sử dụng các nguồn lực (trƣớc hết là đất đai) trên địa bàn nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện đac chưng, tỉnh sekong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)