trách nhiệm phối hợp với Kho bạc Nhà nƣớc (KBNN) tổ chức thu và quản lý các khoản thu đầy đủ, kịp thời. Về nguyên tắc, các khoản thu NSNN đƣợc nộp qua ngân hàng hoặc nộp tại KBNN, trƣờng hợp tại các địa bàn khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu đƣợc trực tiếp thu, hoặc ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân thu tiền mặt từ ngƣời nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN theo quy định.
1.2.3. Vai trò của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
NSNN cấp huyện là cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên địa bàn phạm vi cấp huyện. Công tác quản lý thu NSNN cấp huyện nhằm vào việc phát hiện, khai thác, bồi dƣỡng, tạo mới và tính tốn chính xác các nguồn tài chính địa phƣơng. Trong công tác quản lý thu ngân sách, chính quyền địa phƣơng sẽ kiểm sốt, điều tiết các hoạt động SXKD của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội
nhằm động viên vào ngân sách một cách công bằng, hợp lý, đúng luật pháp và đúng định hƣớng đề ra.
Cấp huyện là một cấp chính quyền có ngân sách. Ngân sách cấp huyện là một bộ phận hợp thành của hệ thống NSNN. Ngân sách huyện đƣợc hợp thành bởi các kế hoạch tài chính và dự tốn kinh phí của các ngành, các cơ quan trực thuộc huyện, là cơng cụ tài chính phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ KT-XH của chính quyền địa phƣơng theo sự phân cấp quản lý.
Quản lý thu NSNN cấp huyện đóng vai trị rất quan trọng, thể hiện:
Thứ nhất, quản lý thu NSNN cấp huyện là công cụ quản lý của chính quyền
cấp huyện để kiểm sốt, điều tiết các hoạt động SXKD của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội nhằm mục đích động viên sự đóng góp của ngƣời dân đảm bảo sự công bằng, hợp lý của địa phƣơng.
Thứ hai, quản lý thu NSNN cấp huyện chính là công cụ động viên, huy
động các nguồn lực tài chính vào một phần vốn của NSTW hoạt động trên địa phƣơng.
Thứ ba, quản lý thu NSNN cấp huyện là nhằm khai thác, phát hiện, tính
tốn chính xác các nguồn tài chính của địa phƣơng để có thể động viên đƣợc và cũng đồng thời không ngừng hồn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức quản lý thu hợp lý. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nƣớc trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế.
Thứ tư, quản lý thu ngân sách cấp huyện góp phần tạo mơi trƣờng bình
đẳng, cơng bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngồi nƣớc. Với hình thức thu và mức thu thích hợp đi kèm với các chế độ miễn giảm công bằng, thu NSNN tác động trực tiếp đến quá trình SXKD của các cơ sở. Sự tác động quản lý thu ngân sách sẽ góp phần tạo nên mơi trƣờng kinh tế thuận lợi đối với q trình SXKD. Đồng thời nó là cơng cụ quan trọng góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của nhà nƣớc đối với toàn bộ hoạt động SXKD của xã hội.
Thứ năm, quản lý thu ngân sách cấp huyện có vai trị tác động đến sản
lƣợng và sản lƣợng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế. Việc tăng mức thuế quá mức thƣờng dẫn tới giảm sản lƣợng trong nền kinh tế, tức là thu hẹp quy mô của nền kinh tế. Ngƣợc lại, giảm mức thuế chung có xu thế làm tăng sản lƣợng cân bằng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời ta sử dụng tính chất này để điều chỉnh quy mô sản lƣợng của nền kinh tế cũng nhƣ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
1.2.4. Nội dung của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Theo chu trình NSNN hiện nay, cơng tác quản lý thu ngân sách cấp huyện đƣợc bao gồm 04 nội dung: (i) lập dự toán, (ii) chấp hành dự toán, (iii) kế toán, kiểm toán, quyết toán và (iv) thanh tra, kiểm tra thu NSNN.
1.2.4.1. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước
Dự toán thu NSNN hàng năm đƣợc lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT- XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải đƣợc xác định trên cơ sở tăng trƣởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách. Lập dự toán ngân sách là q trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Dự toán thu NSNN hàng năm đƣợc lập làm căn cứ cho việc ra kế hoạch của các đơn vị đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thu. Trong q trình lập dự tốn thu ngân sách, có quy định cụ thể về thời gian thực hiện theo từng nội dung cụ thể.
- Yêu cầu và căn cứ của lập dự toán thu ngân sách nhà nước
+ Yêu cầu của lập dự toán:
Các nội dung thu NSNN phải đƣợc tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết các nội dung thu, chi tiết theo các sắc thuế.
Dự toán phải đƣợc lập đúng theo quy định về biểu mẫu, nội dung và thời hạn đã quy định.
Dự tốn phải có kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể về cơ sở, căn cứ tính toán các nội dung trong dự toán.
Nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phịng, an ninh.
Chính sách, các quy định cụ thể về chế độ thu ngân sách trong đó cụ thể là có các luật thuế của hệ thống thuế, các văn bản hƣớng dẫn thi hành, các quy định về thu phí lệ phí, các quy định về thu phạt... đây là các căn cứ pháp lý quan trọng nhất cho việc xác định các chỉ tiêu về thu NSNN.
Phân cấp nguồn thu NSNN mà cụ thể phân chia tỷ lệ hƣởng các khoản thu NSNN của các cấp ngân sách.
Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, hƣớng dẫn của UBND các cấp về lập dự toán ở địa phƣơng.
Số kiểm tra về dự tốn thu, kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách các năm trƣớc.
- Nội dung dự toán thu ngân sách huyện: Dự toán thu ngân sách huyện gồm
dự toán thu theo chƣơng, loại, khoản, mục, tiểu mục của Mục lục NSNN.
- Phân bổ, giao ngân sách huyện: Sau khi huyện nhận đƣợc quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách của UBND tỉnh, Phịng Tài chính có tránh nhiệm giúp UBND trình HĐND huyện quyết định dự toán thu - chi ngân sách huyện, phƣơng án phân bổ ngân sách cấp huyện; UBND có tránh nhiệm báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài chính Dự tốn ngân sách huyện và Dự toán phân bổ ngân sách huyện đã đƣợc HĐND huyện quyết định. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện; nhiệm vụ thu.
- Điều chỉnh dự toán thu ngân sách: Khi có một số đơn vị dự tốn phải điều
chỉnh, các đơn vị này phải điều chỉnh dự toán ngân sách của mình (chủ động hoặc theo yêu cầu của cơ quan tài chính cùng cấp hay cơ quan tài chính cấp trên), lập dự tốn ngân sách điều chỉnh gửi cơ quan tài chính cấp trên hoặc cùng cấp, cơ quan kế hoạch và đầu tƣ. Cơ quan Tài chính có trách nhiệm báo cáo UBND.
1.2.4.2. Chấp hành thu ngân sách nhà nước
Chấp hành dự tốn là q trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của
đơn vị thành hiện thực. Trên cơ sở dự toán ngân sách đƣợc giao, các đơn vị sự nghiệp tổ chức triển khai thực hiện, đƣa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi đƣợc giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Để theo dõi q trình chấp hành dự tốn thu chi, các đơn vị sự nghiệp cần tiến hành theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu, từng khoản chi trong kỳ của đơn vị.
- Yêu cầu của chấp hành thu ngân sách nhà nước
Triển khai thực hiện các chỉ tiêu thu trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng đã đề ra trong một giai đoạn cụ thể.
Trong khâu chấp hành dự toán thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vào NSNN đảm bảo phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc. Trong tổ chức thu cần đảm bảo tính cơng bằng, tránh thất thu và phải đảm bảo hiệu quả cơng tác thu nộp về mặt xã hội, đó là đảm bảo việc chi phí cho mỗi đồng tiền thu vào ngân sách, gồm chi phí của cơng tác tổ chức bộ máy thu nộp và cả chi phí của ngƣời nộp vào ngân sách là thấp nhất.
Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nƣớc trong quá trình chấp hành dự tốn và thơng qua đó có đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn.
Việc kiểm tra lại các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về thu ngân sách là một yêu cầu quan trọng để làm căn cứ có các điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn và thời kỳ khác nhau.
- Nội dung chấp hành thu ngân sách nhà nước
Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm đƣợc giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu ngân sách lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tƣợng thu chủ yếu. Các khoản thu nội địa nhƣ thuế, phí, lệ phí thƣờng do cơ quan Thuế thực hiện, cơ quan Hải quan tổ chức thu từ XNK, cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác đƣợc uỷ quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN.
Các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc toàn bộ các khoản thu của NSNN phải nộp trực tiếp vào KBNN, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào KBNN theo quy định.
1.2.4.2. Kế toán, kiểm toán và quyết toán thu ngân sách nhà nước
Quyết toán thu NSNN là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính. Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự tốn từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Để có thể tiến hành quyết toán thu, các đơn vị phải hồn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết tốn ngân sách.