PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CHO
4.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng kinh tế
lượng đào tạo của Nhà trường chưa cao là nhân tố về chương trình đào tạo vẫn cịn nhiều tồn tại. Đây là căn cứ để tác giả xây dựng giải pháp để hồn thiện chương trình đào tạo trong mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo.
4.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội Công nghiệp Hà Nội
4.3.2.1. Tăng cường công tác tổ chức, quản lý chương trình đào tạo, hoạt động đào tạo
Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn định kỳ sau mỗi kỳ học Ban giám hiệu nhà trường phải tổ chức đánh giá chương trình đào tạo để có những thiết kế bổ xung, sao cho chương trình đảm bảo tính hội nhập và tiên tiến hướng tới đào tạo những gì xã hội cần. Chương trình phải hướng đến đào tạo hợp lý 03 vấn đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ, tùy theo từng ngành khác nhau và tỷ lệ, kiến thức, kỹ năng khác nhau) và cần giải quyết đồng bộ các bước: 1-Thiết kế lại chương trình đào tạo theo định hướng hướng nghiệp; 2-. Phát triển tài liệu giảng dạy; 3-Tổ chức đánh giá quá trình đào tạo, đảm bảo tính liên thơng và mềm dẻo. Nhà trường cần có lộ trình và nguồn lực thỏa đáng để thực hiện cho được vấn đề này. Vì giáo trình thường có độ trễ so với chính sách pháp luật, những văn bản quy định về từng lĩnh vực dẫn tới chương trình đào tạo kém hiệu quả. Căn cứ tiềm lực của từng khoa, ngành phát triển quy mô đào tạo một
cách hợp lý để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Các khoa cần xây dựng cơ chế phối kết hợp với các bộ phận xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham ra để sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có.
- Cần có cán bộ chuyên trách tư vấn học tập tại các khoa chuyên mơn thay thế cho hình thức giáo viên chủ nhiệm như hiện nay (có thể thực hiện đồng bộ hoặc làm thử một khoa, rút kinh nghiệm và nhân rộng).
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp và nhà tuyển dụng trong: phát triển chương trình, địa bàn học tập, hướng dẫn thực hành và sử dụng lao động.
- Tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo ngoài giờ về tin học và tiếng Anh để sinh viên đạt chuẩn trước khi ra trường.
Hàng năm thực hiện tốt cơng tác cơng khai trong giáo dục về: Chương trình, Nguồn lực và tài chính trong đào tạo trên website của Nhà trường.
4.3.2.2. Thay đổi phương pháp học của sinh viên
Biện pháp quan trọng để bảo đảm, nâng cao chất lượng đào tạo cao đẳng tại Trường Cao đẳng Kinh tế Cơng nghiệp Hà Nội chính là phải gắn chặt việc thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên với thay đổi phương pháp học của sinh viên.
Một thuận lợi lớn hiện nay hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện biện pháp này chính là Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ áp dụng đại trà tại các trường đại học, cao đẳng từ năm học 2007- 2008. Học chế này đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải thay đổi hoàn toàn phương pháp giảng dạy, đầu tư rất nhiều công sức cho việc soạn bài giảng, giới thiệu chi tiết tài liệu cần đọc, chú trọng rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng truyền đạt, các kỹ năng về công tác thông tin cho sinh viên, hướng dẫn họ thảo luận, nghiên cứu khoa học; sinh viên phải thay đổi hoàn toàn phương pháp học, phải tham gia học tập với thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm và tham khảo các tài liệu thích hợp với từng mơn học, từng chuyên đề khác nhau để đạt yêu cầu của mỗi tín chỉ. Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu là chính với sự tư vấn của cố vấn học tập và sự định hướng của từng giảng viên các mơn học.
Một trong những khó khăn hiện nay của giảng viên là việc thay đổi phương pháp dạy chưa song hành với sự thay đổi phương pháp học của số lượng khá đơng sinh viên. Theo học chế tín chỉ, các mơn học cơ sở và chuyên ngành được học ngay từ năm thứ nhất cùng với các môn học chung trong bối cảnh tỷ lệ sinh viên thích nghi nhanh với cách học mới không cao, phần lớn sinh viên vẫn học theo kiểu đối phó, đến lúc thi mới học. Muốn bảo đảm chất lượng giảng viên sẽ phải cố gắng rất nhiều để buộc sinh viên phải học tập nghiêm túc, đôi lúc phải chịu đựng sự kêu ca của sinh viên về việc phải tham khảo “quá nhiều” tài liệu, bị “quá tải” về các thông tin phải xử lý, tốc độ thuyết trình chậm do khả năng phân tích, tổng hợp tài liệu của sinh viên còn yếu v.v…. Giảng viên phải giúp người học về kỹ năng phân tích, tổng hợp, lọc tin, kỹ năng cơ đặc thơng tin khi thuyết trình trước lớp, cách thức nắm vững được các kiến thức cơ bản cần thiết ngay trong giờ học. Công việc này thường làm mất nhiều thời gian của giảng viên vì phải giao dịch qua thư điện tử và tiếp sinh viên ngoài giờ lên lớp, sửa chữa các bài tập trên lớp... Việc huấn luyện các kỹ năng nghề nghiệp thường đòi hỏi độ kiên nhẫn cao ở người dạy và ý chí, tính tự giác ở người học.
Để thay đổi phương pháp học của sinh viên cần nâng cao năng lực tự nghiên cứu, kết hợp lý thuyết với thực hành của sinh viên
Về năng lực tự nghiên cứu: Sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng
của việc học để việc thu nhận thông tin là nhu cầu cần thiết thay vì sự bắt buộc phải có mặt để đủ điều kiện thi hoặc đạt điểm q trình. Việc kích thích tính tự giác, mê say nghiên cứu là rất cần thiết đối với sinh viên cao đẳng chuyên nghiệp. Hướng dẫn sinh viên tự học, làm bài tập thảo luận, bài tập lớn, tiểu luận…vẫn là biện pháp phổ biến cần áp dụng. Đây là dịp để các em rèn luyện các kỹ năng thuyết trình, thuyết phục người khác, tạo tiền đề cho các kỹ năng trong công việc sau này.
Để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, trường Cao đẳng Kinh tế Cơng Nghiệp Hà Nội cần có định hướng về hệ thống đề tài nghiên cứu, khích lệ nghiên cứu thông qua cơ chế động viên bằng hiện vật, điểm số đối với sinh viên. Thực tế sinh viên các trường Đại học như Học viện tài Chính, Đại học Kinh tế quốc dân,… các sinh viên có riêng tập san “Sinh viên nghiên cứu
khoa học”. Những sinh viên có bài đăng sẽ được khuyến khích cộng điểm vào
cuối mỗi học kỳ có bài nghiên cứu khoa học được đăng. Đây chính là động lực giúp các em hăng hái tham gia, nâng cao được ý thức tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
4.3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên mơn của giảng viên
Về trình độ chun mơn: Chất lượng đào tạo phụ thuộc trước tiên vào chất
lượng của giảng viên. Giảng viên chính là người truyền đạt tri thức, gắn lý thuyết với thực tế, truyền lửa cho sinh viên ham học và yêu ngành học. Thương hiệu của nhà trường gắn nhiều với danh tiếng, uy tín của đội ngũ giảng viên. Để nâng cao chất lượng giảng dạy trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển mạnh của công nghệ thông tin, mỗi giảng viên cần phải tự nâng cao trình độ chun mơn, kiến thức cho bản thân để không bị đẩy lùi trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Với đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, mỗi giảng viên người cần phải nghiên cứu, học tập để ít nhất đạt học vị thạc sỹ, đáp ứng điều kiện cơ bản đào tạo.
Về nghiên cứu khoa học: Bên cạnh việc không ngừng học tập, nâng cao
trình độ chuyên mơn, việc nghiên cứu khoa học cũng chính là hình thức tự đào tạo, là nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên của trường. Kết quả nghiên cứu khoa học sẽ đem đến cho người học những kiến thức mới mẻ, bổ ích và thực tế thông qua các bài giảng của người thầy. Nghiên cứu khoa học giúp người thầy am hiểu sâu hơn về lĩnh vực nghiên cứu, gắn lý luận với thực tiễn, tự tin hơn khi đứng trên bục giảng và say mê, nhiệt huyết hơn trong mỗi bài giảng.
Cùng với yêu cầu nền tảng là kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy cũng không kém phần quan trọng, giúp việc truyền tải kiến thức từ người dạy sang người học đạt hiệu quả nhất. Với phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm”, ngoài phần sâu về kiến thức chuyên môn, mỗi giảng viên cần đầu tư cho bài giảng của mình đạt chất lượng cao. Thay vì các phương pháp giảng dạy truyền thống như diễn dịch hoặc quy nạp, thiên về giảng giải, thầy đọc trò ghi, học thụ động làm giảm khả năng tư duy, sáng tạo của người học, giảng viên cần sử dụng phương pháp giảng dạy sinh động thơng qua hình ảnh, sơ đồ, biểu mẫu nhằm tạo sự hứng thú và dễ hiểu cho sinh viên. Khoa kế tốn kinh tế, tài chính nhà trường cần tổ chức những buổi dự giờ để góp ý cho giảng viên, đặc biệt là những giảng viên trẻ, về kiến thức chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy. Việc tổ chức triển khai đánh giá chất lượng giảng viên thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn sinh viên cũng sẽ góp phần vào sự thay đổi tích cực trong dạy học của giảng viên.
thầy, bởi người thầy không những giàu về tri thức, giỏi về kỹ năng mà cịn phải có sự say mê, yêu nghề. Sự tâm huyết sẽ thôi thúc mỗi giảng viên tăng cường nghiên cứu, đầu tư chun mơn, tìm kiếm thêm những kỹ năng, phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu truyền đạt tri thức cho sinh viên một cách hiệu quả nhất. Như vậy, vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo từ phía giảng viên chính là ý thức. Các khoa cần có biện pháp khích lệ, động viên, giáo dục về ý thức của giảng viên trong học tập nâng cao trình độ chun mơn, tăng cường nghiên cứu khoa học, tìm tịi sáng tạo phương pháp dạy học, tâm huyết trách nhiệm với nghề.
4.3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Thứ nhất: Tăng cường nâng cao cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, dụng cụ, tài liệu, tạo điều kiện tốt về môi trường học tập cho sinh viên.
Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm phòng máy, trang bị thêm các máy vi tính để giúp sinh viên học tập và nghiên cứu được tốt hơn. Hiện nay, thư viện nhà trường đã có 50 máy vi tính nối với trung tâm dữ liệu để giúp sinh viên trong việc tra cứu tài liệu, tìm kiếm thơng tin một cách dễ dàng. Tuy nhiên, với số lượng sinh viên nhà trường như hiện nay số lượng máy tính để tra cứu như vậy là quá ít. Nhà trường cần phải có biện pháp tăng cường thêm máy tính phục vụ cho thư viện. Hiện tại, trường Cao đẳng Kinh tế Cơng Nghiệp Hà Nội có thể đầu tư thêm 300 triệu đồng từ kinh phí đầu tư cho thư để mua sắm thêm 50 máy tính nữa nhằm nâng tổng số máy vi tính của thư viện lên 100 chiếc. Bên cạnh đó, một số mơn học của trường Cao đẳng Kinh tế Hà Nội được tổ chức giảng dạy bằng máy tính như mơn tin học học phần I và II, mơn kế tốn máy… Ngồi ra, nhà trường còn tiến hành áp dụng thi trực tuyến đánh giá kết quả học tập khi kết thúc học phần của hầu hết tất cả các môn học lý thuyết và đại cương như: Luật kinh tế, lý thuyết kiểm tốn, kinh tế vi mơ, chuẩn mực kế tốn, tiếng anh,... Số lượng 400 máy tính phục vụ cho cơng tác giảng dạy và thi cử chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu giảng dạy cho sinh viên cịn đến kỳ thi, tình trạng q tải phịng máy lại gây tâm lý mệt mỏi, căng thẳng cho sinh viên. Để giải quyết tình trạng này, nhà trường cần xây thêm phòng máy và đầu tư thêm số lượng máy tính nhằm nâng số lượng máy vi tính phục vụ riêng việc giảng dạy và học tập của sinh viên. Như vậy mỗi một ca thực hành hay thi trực tuyến sẽ giảm tình trạng thiếu máy và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Bên cạnh việc bổ sung các loại đầu sách theo danh sách đã đề cập, hiện nay, mỗi một đầu sách nhà trường chỉ mua với số lượng 200 quyển, các giáo trình của nhà trường soạn giảng thường chỉ nộp lưu ở thư viện, không in ra hàng loạt, điều này dẫn đến tình trạng các em phải mượn nhau phô tô thêm tài liệu trong quá trình học, gây sự tốn kém và phiền hà, nhiều khi học được một thời gian sinh viên vẫn chưa có đủ giáo trình. Chính vì vậy trường Cao đẳng Kinh tế Công Nghiệp Hà Nội cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư tăng cường số lượng sách mỗi loại nhất là các giáo trình và tài liệu chuyên ngành tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu và học tập của giảng viên và sinh viên, số lượng giáo trình và tài liệu chuyên ngành cần đạt khoảng 400 quyển/1đầu sách. Nguồn kinh phí này có thể lấy từ ngân sách nhà nước cấp và trích từ nguồn thu của nhà trường.
Thứ hai: Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý và sử dụng các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.
Mặc dù cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư rất mạnh những năm gần đây nhưng vấn đề quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị phục vụ dạy và học còn chậm, chưa thực sự được quan tâm thích đáng. Để khắc phục tình trạng này, trước mắt nhà trường nên thành lập ngay đội ngũ chuyên trách về mảng thiết bị và phương tiện giảng dạy, tránh tình trạng thiết bị hỏng hóc khơng có người chịu trách nhiệm, việc sửa chữa khơng được thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ mất nhiều thời gian và gây phiền hà cho người sử dụng. Bộ phận này có thể cơ cấu khoảng 02 nhân viên (01 phụ trách giảng đường A1, 01 phụ trách giảng đường A2) thuộc sự quản lý của phòng quản trị đời sống và được trả lương theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường như các giáo viên chủ nhiệm. Khi có sự cố xảy ra, lớp trưởng các lớp nơi có thiết bị hỏng phải lập biên bản báo ngay cho người phụ trách của giảng đường đó để kịp thời có biện pháp sửa chữa, thay thế.
Bên cạnh đó, nhà trường cần tăng cường tổ chức việc biên soạn các giáo trình, bài giảng điện tử, tăng cường xây dựng các bộ đề thi trực tuyến để việc sử dụng các trang thiết bị phục vụ giảng dạy như máy vi tính, máy tính xách tay, máy chiếu… được hiệu quả hơn và phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá trong đào tạo, giảng dạy. Các bộ đề thi trực tuyến được xây dựng gồm 100 đến 150 đề thi, kinh phí đề nghị: 100.000 đồng /01 đề (Thanh toán chi nghiệp vụ thường xuyên – Quy chế chi tiêu nội bộ). Xây dựng đề thi trực
tuyến mặc dù kinh phí cao nhưng có thể sử dụng lâu dài và làm giảm chi phí chấm thi phải trả cho các giảng viên trong những năm kế tiếp.
Thứ ba: Tìm kiếm và tăng các nguồn thu khác đầu tư cho cơ sở vật chất Việc đầu tư trang bị cho cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy, học tập địi hỏi một nguồn kinh phí rất lớn. Chính vì vậy, ngồi nguồn kinh phí nhà nước cấp và nguồn thu học phí từ sinh viên nhà trường nên huy động thêm các nguồn thu khác.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ giúp trường Cao đẳng Kinh tế Công Nghiệp Hà Nội nâng cao được hiệu quả của việc đầu tư, quản lý, sử dụng