Kế hoạch tuyển sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 63 - 66)

Năm học Số lượng dự kiến

(người) Số lượng thực tế (người) Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch 2012-2013 4.000 3.000 75,0 2013-2014 4.500 3.200 71,1 2014-2015 3.500 954 27,3 2015-2016 3.500 841 24,0 Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính Từ năm học 2014/2015 đến nay quy mô đào tạo của Nhà trường ngày càng giảm. Năm học 2014/2015 số lượng tuyển sinh nhập học chỉ còn 954 sinh viên,

giảm 68,2% so với năm học 2012/2013. Năm học 2015/2016 có số lượng tuyển sinh thấp nhất trong kỳ với số lượng sinh viên nhập học là 841 người, giảm tiếp 11,84% so với năm học 2012/2013 và so với năm học 2010/2011 thì giảm tới 71,97%. Riêng năm học 2013/2014 quy mô tuyển sinh đạt con số lớn nhất với 3200 sinh viên nhập học, tăng 6,67% so với năm học 2012/2013.

Nguyên nhân của tình trạng này là do cơng tác tuyển sinh của Nhà trường gặp nhiều khó khăn khi không tuyển đủ chỉ tiêu được giao. Đây là khó khăn chung của các trường Cao đẳng trên cả nước vì Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Thông tư 55 quy định về điều kiện được liên thông của sinh viên Cao đẳng. Bên cạnh việc tuyển không đủ chỉ tiêu, quy mô đào tạo của Nhà trường liên tục giảm là do hàng năm lượng sinh viên ra trường nhiều hơn so với số lượng tuyển sinh được.

b. Xác định đối tượng đào tạo.

Hoạt động đào tạo của trường gồm có hai loại đối tượng là đối tượng đào tạo mới và đối tượng đào tạo lại. Các đối tượng này được tiến hành đào tạo chủ yếu là hệ đào tạo Cao đẳng và liên thông Trung cấp lên cao đẳng.

Về cơ bản, việc xác định đối tượng đào tạo được thực hiện tốt, Nhà trường đã chủ động trong việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức thi tuyển, đánh giá sinh viên, nên về cơ bản đảm bảo được mục tiêu về chất lượng đã đề ra với các nhóm đối tượng.

c. Đánh giá chất lượng đầu vào

Hàng năm công tác tuyển sinh của trường được thực hiện theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo, hình thức tuyển sinh là thi tuyển hoặc xét tuyển. Quá trình tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính khách quan, đúng quy định.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do khó khăn về nguồn tuyển, do sự cạnh tranh gay gắt từ phía các trường Đại học và từ các trường Cao đẳng với nhau mà sự đễ dãi trong công tác tuyển sinh đã làm giảm chất lượng đầu vào.

Nếu như từ năm học 2012/2013 trở về trước thì nguồn tuyển sinh đầu vào của Nhà trường vô cùng rộng lớn, Nhà trường phải tổ chức thi tuyển đầu vào với điểm đầu vào cao thì từ năm học 2014/2015 trở lại đây tình hình rất khó khăn. Từ chỗ lấy điểm đầu vào rất cao thì nay sinh viên chỉ cần đạt điểm sàn là có thể nhập học. Bên cạnh đó, hiện nay Nhà trường cịn sử dụng đến cả hình thức xét học bạ làm căn cứ xét tuyển đầu vào.

Vì vậy, chất lượng đầu vào từ chỗ được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng thì nay đã bị giảm sút rất nhiều nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo.

d. Đánh giá về phương pháp giảng dạy

Đối với các môn học lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại. Do đặc thù của các phương pháp dạy học này khơng phát huy được tính chủ động của sinh viên sinh viên, hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều nên hiệu quả tiếp thu bài của sinh viên cịn bị hạn chế. Riêng đối với các mơn chính trị, pháp luật có sử dụng thêm phương pháp thảo luận, qua đó sinh viên cũng đã được rèn luyện thêm khả năng tư duy logic, giúp các em mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức và bày tỏ quan điểm của mình.

Đối với các môn thực hành, giảng viên sử dụng thêm các phương pháp trình bày mẫu, hướng dẫn sinh viên quan sát, phương pháp luyện tập.

Có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, do giảng viên của trường cịn có nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học nên q trình dạy học thường rất ít hoặc khơng sử dụng hệ thống phương tiện dạy học hiện đại vào q trình dạy học. Bên cạnh đó, do giảng viên của trường chủ yếu là giảng viên trẻ, kinh nghiệm cơng tác ít, lại phải lên lớp nhiều nên cũng hạn chế khả năng trau dồi, nghiên cứu thực tế của giảng viên.

Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội đã rất chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất như xây dựng hệ thống các phịng máy tính, hệ thống máy chiếu, phịng lab, các phịng và khoa đều có máy vi tính và truy cập internet tạo điều kiện cho giảng viên và người học. Nhà trường đã mở nhiều lớp lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm cho toàn thể giảng viên trong trường, mở lớp học bồi dưỡng kiến thức về máy vi tính và mạng internet cho giảng viên, tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề nhằm đổi mới phương pháp dạy học.

Tuy nhiên, do cịn nhiều khó khăn, mức độ đầu tư cho phương tiện dạy học còn chưa cao nên hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ các phương pháp dạy học truyền thống vẫn chưa đạt kết quả cao. Chủ yếu vẫn chỉ có giảng viên dạy các mơn đặc thù và chun ngành công nghệ thông tin sử dụng thường xuyên hệ thống các phương tiện dạy học.

Đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy học, tiến hành điều tra trên cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, kết quả cho thấy (xem bảng 4.14 ):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)