PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
4.2.1. Xây dựng về chương trình đào tạo
a. Xây dựng về công tác xác định mục tiêu đào tạo
Đối với mỗi khố học, mỗi ngành học Nhà trường ln có những mục tiêu đào tạo cụ thể. Mục tiêu đào tạo của trường được xây dựng trên cơ sở những yêu cầu về kiến thức kĩ năng mà doanh nghiệp cần ở người lao động, kiến thức cơ bản, và các kĩ năng khác có liên quan đến công việc để đảm bảo cho sinh viên có được sự đa dạng vững vàng về kiến thức kĩ năng để có thể tìm được chỗ đứng trong doanh nghiệp.
+ Mục tiêu đào tạo ngành kế toán:
Chương trình đào tạo ngành kế tốn đào tạo kế tốn viên chun ngành kế tốn trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững kiến thức cơ bản và có kỹ năng thực hành về nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp sản xuất, xây dựng cơ bản và kế tốn hành chính sự nghiệp, đủ khả năng giải quyết các vấn đề thông thường về chuyên mơn kế tốn và tổ chức cơng tác kế toán ở các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp cơng nghiệp). Đồng thời có khả năng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, nhằm đáp ứng nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
+ Mục tiêu đào tạo ngành quản trị kinh doanh:
Đào tạo các tác nghiệp viên kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức kinh doanh và sức khoẻ tốt; nắm vững các kiến thức về chức năng, quá trình kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp; có kỹ năng cơ bản để vận dụng trong kinh doanh nói chung và thực hành tốt trong một số công việc chuyên môn thuộc lĩnh vực đào tạo; có khả năng tự học tập để thích ứng với mơi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc tất cả các thành phần kinh tế.
+ Mục tiêu đào tạo ngành tin học ứng dụng:
Chương trình đào tạo các kỹ thuật viên trình độ cao đẳng chuyên ngành công nghệ tin học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực tin học; có khả năng ứng dụng những nguyên lý kỹ thuật
cơ bản và những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để đảm đương công việc của người kỹ thuật viên trong lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ tin học.
Các mục tiêu trên sẽ được cụ thể hoá đối với từng cấp đào tạo ở mỗi ngành đào tạo. Ngoài những mục tiêu cụ thể cho từng ngành nghề Nhà trường cịn có những mục tiêu chung như mục tiêu về chính trị, đạo đức, thể chất và trình độ của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Phương pháp xác định mục tiêu của trường có một số đặc điểm sau: mục tiêu đào tạo của trường luôn cố gắng truyền đạt cho sinh viên những cái mà các doanh nghiệp cần chứ khơng phải chỉ những gì Nhà trường có để sau khi tốt nghiệp người học có thể thích nghi tốt nhất với môi trường làm việc tại các cơng ty. Tạo uy tín với các cơng ty, doanh nghiệp về chất lượng đào tạo của trường. Tuy nhiên do những khó khăn khách quan nhất định nên khơng thể đáp ứng hết được nhu cầu của các doanh nghiệp.
Đánh giá về sự phù hợp của mục tiêu đào tạo đối với khả năng nhận thức của sinh viên, yêu cầu của nghề nghiệp, và hoạt động giảng dạy; qua thăm dò trên ba nhóm đối tượng: giảng viên, sinh viên trong trường, chủ doanh nghiệp; tổng hợp kết quả tại bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8. Tính phù hợp của mục tiêu đào tạo
Mức độ Cán bộ QL và GV Sinh viên Chủ doanh nghiệp Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Cao 8 13,3 44 22 6 20
Trung bình 40 66,6 140 70 14 46,67
Thấp 12 20,1 16 8 10 33.33
Tổng 60 100 200 100 30 100
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017
b. Nội dung đề xuất
Hiện nay, chương trình đào tạo của Nhà trường có mục tiêu và nội dung chưa sát với thực tiễn. Nhiều chương trình cịn nặng về lý thuyết, kết cấu các khối kiến thức chưa hợp lý và lạc hậu. Cụ thể:
thuyết quá dài; nhiều học phần không liên quan nhiều đến chuyên ngành học (trừ các học phần đại cương bắt buộc); chương trình mơn học lạc hậu, thiếu cập nhật; chương trình đào tạo của ngành thiếu nội dung thực hành và thảo luận...
+ Chương trình của ngành kế tốn có dung lượng lý thuyết quá dài trong khi thời lượng dành cho thực hành quá ít. Các học phần được phân bổ không hợp lý giữa các học kỳ gây khó khăn cho khả năng tiếp thu của sinh viên...
+ Chương trình của ngành cơng thơng tin nặng tính lý thuyết, khơng cân đối giữa khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng chương trình đào tạo qua đó nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường tác giả đề xuất biện pháp sau:
- Dựa trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành cho từng hệ đào tạo và từng ngành đào tạo, Nhà trường tiến hành triển khai cụ thể chương trình đào tạo cho từng ngành học. Các môn học chuyên ngành đưa vào chương trình đào tạo của mỗi ngành nghề cần phải đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính cân đối về thời gian học lý thuyết và thực hành của mơn học đó; Tham khảo các chương trình đào tạo của các cở sở đào tạo khác trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo để đảm bảo cân đối khối lượng kiến thức, giảm lý thuyết, tăng thực hành. Cụ thể:
+ Tất cả các ngành học đều cần phải cắt giảm thời lượng học lý thuyết, tăng thời lượng học thực hành.
+ Đối với ngành Quản trị kinh doanh cần đưa thêm các học phần như: quản trị dự rủi ro, quản trị tài chính, phương pháp lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh, kỹ năng đàm phán và giao tiếp... để thay thế cho các học phần lý thuyết bị cắt giảm là kế toán doanh nghiệp, kỹ thuật đại cương... Bên cạnh đó đưa thêm nội dung học ngoại khóa với các nội dung thực tế cập nhật vào chương trình đào tạo của ngành này.
+ Đối với ngành Kế tốn thì đưa thêm các mơn học có nội dung thực hành trên máy tính, sử dụng các phần mềm kế tốn và bán hàng. Cơ cấu lại các mơn học trong mỗi học kỳ của ngành kế tốn, theo đó kết hợp cả phần thực hành và lý thuyết theo từng học kỳ, chuyển các học phần có điều kiện tiên quyết về các học kỳ sau một cách logic để sinh viên thuận tiện trong tiếp thu kiến thức.
+ Đối với ngành Công nghệ thông tin cần đưa thêm các học phần chuyên ngành mới nhất, cập nhật nhất như Autocad, Corel draw, các học phần về hệ điều
hành mới nhất, học phần về lập trình mới nhất...thay thế cho các học phần lý thuyết hoặc các học phần cũ như: lập trình MS Dos, Pascal, kế tốn đại cương, quản trị doanh nghiệp...
- Nhà trường tiến hành xây dựng nội dung, chương trình chi tiết đối với từng môn học, trên cơ sở mục tiêu và thời gian đào tạo. Đảm bảo chương trình chi tiết mơn học chun ngành sát với thực tế yêu cầu của xã hội cũng như năng lực sản xuất của các doanh nghiệp cơng nghiệp;
- Nhà trường cần tổ chức các nhóm chuyên gia khảo sát, đánh giá chi tiết các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp đặt ra đối với người lao động để đảm bảo sát với chương trình mục tiêu;
- Tiến hành rà sốt lại nội dung các chương trình đào tạo hiện có, đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn sản xuất để điều chỉnh cho phù hợp. Loại bỏ những chương trình cũ và lạc hậu, bổ sung hoặc điều chỉnh các chương trình chưa hợp lý;
- Xây dựng chương trình chi tiết trong đó có xem xét đến trọng số các môn học cho từng ngành nghề đào tạo, để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp;
- Đầu tư kinh phí thích hợp để khuyến khích các chun gia tham gia góp ý và xây dựng các chương trình đào tạo hiện đại, hiệu quả;
- Sau mỗi khóa học Nhà trường cần có một quy trình thu thập thơng tin từ phía người học để đánh giá chương trình đào tạo. đồng thời tổ chức “ Hội nghị khách hàng” mời các chuyên gia có trình độ cao, các nhà quản lý doanh nghiệp tham gia trong việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo.
- Với từng môn học, đặc biệt trong đào tạo nghề một số mơn học do tính chất đặc thù, chương trình mơn học được chia nhỏ ra chương trình Mơ đun. Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành theo từng phần của môn học, chương trình này có ưu điểm:
+ Đảm bảo cho người học trọn vẹn từng phần cả lý thuyết và thực hành. + Hỗ trợ tốt lẫn nhau cả kiến thức và kỹ năng trong từng phần chương trình, đảm bảo tiết kiệm thời gian.
+ Có Mơ đun được phối hợp với các doanh nghiệp để giảng dạy tại doanh nghiệp, rút ngắn khoảng cách giữa trường và doanh nghiệp giữa lý luận và thực tế.
lý thuyết và thực hành nhằm giúp người học dễ tiếp thu, rút ngắn được thời gian nhưng vẫn đảm bảo tốt chất lượng đào tạo. để làm tốt việc này đòi hỏi:
+ Giảng viên phải giỏi cả lý thuyết và thực hành. Đây là hình thức đổi mới quá trình giảng dạy vì quy trình đào tạo trước đây là học xong lý thuyết rồi mới học thực hành, mỗi giảng viên giảng viên đảm trách nhiệm một phần, vì vậy, khi tích hợp địi hỏi trình độ đội ngũ giảng viên, giảng viên là cần thiết.
+ Cơ sở vật chất phải đồng bộ, đảm bảo mặt bằng cho sinh viên vừa học lý thuyết và thực hành tại chỗ. Do điều kiện hiện nay nên việc dạy này chỉ thực hiện được ở một số ít mơn học.
b. Cơng tác xây dựng nội dung chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo của trường được xây dựng trên cơ sở mục tiêu đã đề ra. Nội dung đào tạo một phần dựa vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một phần Nhà trường tự xây dựng cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành nghề đào tạo và cấp đào tạo để đảm bảo tiếp tục thực hiện 5 chương trình của Bộ, cụ thể: tiến hành rà soát lại mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của từng ngành nghề theo hướng: mục tiêu đào tạo phải theo sát thực tiễn sản xuất, phù hợp với tiến bộ của khoa học và công nghệ, đảm bảo tính cân đối về nội dung chương trình trong việc liên thơng đào tạo lên bậc học cao hơn, tạo điều kiện cho người học khi ra trường có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của quy trình sản xuất hiện đại.
Để thực hiện việc xây dựng chương trình đào tạo, Nhà trường thành lập hội đồng khoa học cùng phối hợp với các khoa, tổ bộ mơn để xây dựng chương trình khung và sau đó lập chương trình chi tiết phục vụ giảng dạy.
Năm học 2015-2016 Nhà trường đã hồn chỉnh chương trình đào tạo hệ cao đẳng chính quy cho các chuyên ngành. Trong năm 2017 phấn đấu hoàn thành việc biên soạn, in ấn chương trình đào tạo hệ Cao đẳng cho các chuyên ngành; triển khai biên soạn giáo trình phục vụ cho công tác tổ chức đào tạo ngành nghề mới và các lớp liên thông từ trung cấp lên cao đẳng cho các ngành học.
Đến nay, toàn trường đã thống nhất chương trình khung, chương trình chi tiết cho các ngành nghề. Đánh giá về chương trình đào tạo của Nhà trường, thăm dị kết quả trên ba nhóm đối tượng, kết quả như sau:
* Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về sự phù hợp giữa chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo:
Việc đánh giá tính phù hợp của chương trình đào tạo so với mục tiêu đào tạo được dựa trên các tiêu chí như: khối lượng, thời gian (số tiết) của chương trình đào tạo so với thời gian đào tạo tồn khóa; kết cấu giữa thời gian lý thuyết và thời gian thực hành trong chương trình đào tạo; phương pháp thực hiện chương trình đào tạo, kết quả đánh giá. Kết quả tổng hợp đánh giá tại bảng 4.9:
Bảng 4.9. Đánh giá tính phù hợp của chương trình với mục tiêu đào tạo
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Trung bình 3 5 Khá 23 38.3 Tốt 31 51,7 Rất tốt 3 5 Tổng 60 100
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017 Kết quả cho thấy, chương trình đào tạo là phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng ngành học cả về khối lượng, thời gian, nội dung và kiến thức chuyên sâu, cụ thể: có 51,7% ý kiến đánh giá ở mức tốt; 38,3% đánh giá ở mức khá; 5% đánh giá ở mức trung bình; 5% đánh giá ở mức rất tốt.
* Đánh giá của sinh viên (đang học năm cuối và đã ra trường ):
+ Về tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành của chương trình đào tạo được trình bảy tại bảng 4.10 như sau :
Bảng 4.10. Đánh giá tính cân đối giữa lý thuyết và thực hành.
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Kém 10 5,0 Trung bình 60 30,0 Khá 102 51,0 Tốt 28 14,0 Tổng 200 100
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017 Đánh giá chung về tỷ lệ cân đối giữa lý thuyết và thực hành của chương trình đào tạo theo từng ngành học hiện nay, có 14% sinh viên đánh giá ở mức độ
tốt; có tới 51% ý kiến của người học đánh giá ở mức độ khá; 30% đánh giá ở mức độ trung bình; chỉ có 5% đánh giá ở mức độ kém.
+ Đánh giá khả năng cung cấp những kỹ năng cơ bản cho người học:
Chương trình đào tạo của mỗi ngành học cung cấp những kỹ năng nghề cơ bản cho người học như: kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tổng hợp phân tích, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; kỹ năng thực hành và kỹ năng viết báo cáo.
Đánh giá việc cung cấp kỹ năng cơ bản cho người học của chương trình đào tạo được xác định thông qua các nội dung môn học mà người giảng viên truyền đạt cho sinh viên về cả ý thức nghề nghiệp và những kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng thu thập, đánh giá thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin, kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo từng chuyên ngành, kỹ năng thông tin, báo cáo kết quả tổng hợp (xem bảng 4.11 ).
Bảng 4.11. Kết quả tổng hợp về đánh giá những kỹ năng cơ bản nhận được những kỹ năng cơ bản nhận được
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Kém 12 6,0 Trung bình 130 65,0 Khá 36 18,0 Tốt 22 11,0 Tổng 200 100
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017 Kết quả cho thấy, nhìn chung trong việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng tổng hợp thì chương trình đào tạo chỉ ở mức độ trung bình.
* Đánh giá của người tuyển dụng:
Người sử dụng lao động chủ yếu quan tâm tới khả năng làm việc thực tế của người học sau khi ra trường. Vì thế, vấn đề các nhà tuyển dụng quan tâm là tỷ lệ các môn học lý thuyết và thực hành, số lượng các môn học đại cương và chuyên ngành. Kết quả khảo sát cho thấy:
Việc đánh giá của người tuyển dụng đối với chương trình đào tạo một mặt họ dựa vào kết cấu, nội dung của chương trình đào tạo. Đồng thời và quan trọng hơn là họ dựa vào kỹ năng làm việc thực tế của sinh viên khi ra trường, đặc biệt là các kỹ
năng thích nghi với mơi trường làm việc, tính chủ động, sáng tạo, kỹ năng nghiên