PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
4.2.2. Hoạt động đào tạo của nhà trường
Để đánh giá về hoạt động đào tạo thì cần phải đánh giá từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, xác định đối tượng đào tạo, đánh giá về chất lượng đầu vào, về phương pháp giảng dạy và đánh giá về công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
a. Công tác xác định nhu cầu đào tạo.
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội hiện đang tiến hành đào tạo nhiều ngành nghề với trình độ Cao đẳng và chuẩn bị đào tạo dạy nghề. Nguồn tuyển sinh của Nhà trường là đối tượng sinh viên tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương. Hiện nay, Nhà trường đang có nhiều thuận lợi trong việc phát triển quy mô đào tạo do sự phát triển nhanh chóng của các ngành nghề, các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong khu vực và cả nước.
Công tác xác định nhu cầu đào tạo của trường được tiến hành trên cơ sở các căn cứ là Số liệu tuyển sinh các năm trước và dựa trên nguồn lực sẵn có về cơ sở vật chất hoặc đội ngũ cán bộ giảng viên. Thông thường Nhà trường căn cứ vào số liệu tuyển sinh cụ thể của các năm trước, đối chiếu giữa kế hoạch tuyển sinh và số lượng thực tế tuyển, dự đốn khả năng tăng quy mơ tuyển sinh cho các năm tiếp theo (xem bảng 4.13 ).
Bảng 4.13. Kế hoạch tuyển sinh Năm học Số lượng dự kiến Năm học Số lượng dự kiến
(người) Số lượng thực tế (người) Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch 2012-2013 4.000 3.000 75,0 2013-2014 4.500 3.200 71,1 2014-2015 3.500 954 27,3 2015-2016 3.500 841 24,0 Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính Từ năm học 2014/2015 đến nay quy mô đào tạo của Nhà trường ngày càng giảm. Năm học 2014/2015 số lượng tuyển sinh nhập học chỉ còn 954 sinh viên,
giảm 68,2% so với năm học 2012/2013. Năm học 2015/2016 có số lượng tuyển sinh thấp nhất trong kỳ với số lượng sinh viên nhập học là 841 người, giảm tiếp 11,84% so với năm học 2012/2013 và so với năm học 2010/2011 thì giảm tới 71,97%. Riêng năm học 2013/2014 quy mô tuyển sinh đạt con số lớn nhất với 3200 sinh viên nhập học, tăng 6,67% so với năm học 2012/2013.
Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác tuyển sinh của Nhà trường gặp nhiều khó khăn khi khơng tuyển đủ chỉ tiêu được giao. Đây là khó khăn chung của các trường Cao đẳng trên cả nước vì Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Thông tư 55 quy định về điều kiện được liên thông của sinh viên Cao đẳng. Bên cạnh việc tuyển không đủ chỉ tiêu, quy mô đào tạo của Nhà trường liên tục giảm là do hàng năm lượng sinh viên ra trường nhiều hơn so với số lượng tuyển sinh được.
b. Xác định đối tượng đào tạo.
Hoạt động đào tạo của trường gồm có hai loại đối tượng là đối tượng đào tạo mới và đối tượng đào tạo lại. Các đối tượng này được tiến hành đào tạo chủ yếu là hệ đào tạo Cao đẳng và liên thông Trung cấp lên cao đẳng.
Về cơ bản, việc xác định đối tượng đào tạo được thực hiện tốt, Nhà trường đã chủ động trong việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức thi tuyển, đánh giá sinh viên, nên về cơ bản đảm bảo được mục tiêu về chất lượng đã đề ra với các nhóm đối tượng.
c. Đánh giá chất lượng đầu vào
Hàng năm công tác tuyển sinh của trường được thực hiện theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo, hình thức tuyển sinh là thi tuyển hoặc xét tuyển. Quá trình tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính khách quan, đúng quy định.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do khó khăn về nguồn tuyển, do sự cạnh tranh gay gắt từ phía các trường Đại học và từ các trường Cao đẳng với nhau mà sự đễ dãi trong công tác tuyển sinh đã làm giảm chất lượng đầu vào.
Nếu như từ năm học 2012/2013 trở về trước thì nguồn tuyển sinh đầu vào của Nhà trường vô cùng rộng lớn, Nhà trường phải tổ chức thi tuyển đầu vào với điểm đầu vào cao thì từ năm học 2014/2015 trở lại đây tình hình rất khó khăn. Từ chỗ lấy điểm đầu vào rất cao thì nay sinh viên chỉ cần đạt điểm sàn là có thể nhập học. Bên cạnh đó, hiện nay Nhà trường cịn sử dụng đến cả hình thức xét học bạ làm căn cứ xét tuyển đầu vào.
Vì vậy, chất lượng đầu vào từ chỗ được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng thì nay đã bị giảm sút rất nhiều nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo.
d. Đánh giá về phương pháp giảng dạy
Đối với các môn học lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại. Do đặc thù của các phương pháp dạy học này khơng phát huy được tính chủ động của sinh viên sinh viên, hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều nên hiệu quả tiếp thu bài của sinh viên còn bị hạn chế. Riêng đối với các mơn chính trị, pháp luật có sử dụng thêm phương pháp thảo luận, qua đó sinh viên cũng đã được rèn luyện thêm khả năng tư duy logic, giúp các em mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức và bày tỏ quan điểm của mình.
Đối với các mơn thực hành, giảng viên sử dụng thêm các phương pháp trình bày mẫu, hướng dẫn sinh viên quan sát, phương pháp luyện tập.
Có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, do giảng viên của trường cịn có nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học nên q trình dạy học thường rất ít hoặc khơng sử dụng hệ thống phương tiện dạy học hiện đại vào q trình dạy học. Bên cạnh đó, do giảng viên của trường chủ yếu là giảng viên trẻ, kinh nghiệm cơng tác ít, lại phải lên lớp nhiều nên cũng hạn chế khả năng trau dồi, nghiên cứu thực tế của giảng viên.
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội đã rất chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất như xây dựng hệ thống các phịng máy tính, hệ thống máy chiếu, phịng lab, các phịng và khoa đều có máy vi tính và truy cập internet tạo điều kiện cho giảng viên và người học. Nhà trường đã mở nhiều lớp lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm cho toàn thể giảng viên trong trường, mở lớp học bồi dưỡng kiến thức về máy vi tính và mạng internet cho giảng viên, tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
Tuy nhiên, do cịn nhiều khó khăn, mức độ đầu tư cho phương tiện dạy học còn chưa cao nên hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ các phương pháp dạy học truyền thống vẫn chưa đạt kết quả cao. Chủ yếu vẫn chỉ có giảng viên dạy các môn đặc thù và chuyên ngành công nghệ thông tin sử dụng thường xuyên hệ thống các phương tiện dạy học.
Đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy học, tiến hành điều tra trên cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, kết quả cho thấy (xem bảng 4.14 ):
Bảng 4.14. Đánh giá hiệu quả các phương pháp dạy học Mức độ Cán bộ quản lý, giảng viên Sinh viên Mức độ Cán bộ quản lý, giảng viên Sinh viên
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Kém 3 5 8 4 Trung bình 8 13.3 42 21 Khá 26 43.3 102 51 Tốt 24 40 48 24 Tổng 60 100 200 100
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017 Đánh giá về mức độ sử dụng các phương tiện dạy học của giảng viên: kết quả khảo sát từ phía người học cho thấy, có 21% số người được hỏi đánh giá mức độ trung bình, 4% đánh giá mức độ kém, 24% đánh giá ở mức độ tốt, 51% đánh giá ở mức độ khá ( xem bảng 4.15).
Bảng 4.15. Đánh giá mức độ sử dụng phương tiện dạy học của giảng viên
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Kém 14 7 Trung bình 124 62 Khá 38 19 Tốt 24 12 Tổng 200 100
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017
e. Đánh giá về công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Hoạt động kiểm tra đánh giá sinh viên giúp Nhà trường thấy được thực trạng kết quả học tập của sinh viên, qua đó giúp Nhà trường đánh giá được chất lượng của công tác quản lý, chất lượng công tác giảng dạy trong tồn trường. Vì vậy, Nhà trường đã rất chú trọng đến việc đổi mới, cải tiến hình thức, phương pháp thi kiểm tra đảm bảo việc đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo được chính
xác và khách quan nhất.
Việc tiến hành đánh giá sinh viên được thực hiện trên hai mặt: kết quả học tập và kết quả rèn luyện về đạo đức, lối sống, tham gia các hoạt động đồn thể trong trường của sinh viên. Trong đó, việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện dưới sự phối hợp của giảng viên bộ môn - Tổ bộ mơn - Khoa chun ngành – phịng Quản lý đào tạo; còn việc đánh giá kết quả rèn luyện được thực hiện thông qua sự phối hợp giữa tập thể sinh viên trong lớp - giảng viên chủ nhiệm - Khoa chun ngành - phịng Cơng tác sinh viên. Cuối mỗi học kỳ, việc xét thi đua khen thưởng cho sinh viên và tập thể lớp được dựa trên kết quả học tập và kết quả rèn luyện. Nếu sinh viên có kết quả học tập cao nhưng ý thức tổ chức kỷ luật kém thi cũng không được xét thi đua khen thưởng.
Quy trình tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập được tiến hành như sau: phòng Quản lý đào tạo xây dựng tiến độ lên lớp và thời gian kết thúc môn học. Khi kết thúc môn học, giảng viên lên danh sách những sinh viên đủ điều kiện dự thi, đồng thời phòng Quản lý đào tạo xếp lịch thi.
Đối với môn thi lý thuyết, đề thi có thể dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm. Đối với môn thực hành, áp dụng hình thức kiểm tra thao tác thực hành đối với từng sinh viên. Quá trình tổ chức thi dưới sự giám sát của cán bộ thuộc phòng Thanh tra và kiểm định chất lượng đào tạo nhằm đảm bảo tính nghiêm túc và khách quan. Thang điểm kiểm tra đối với cả môn lý thuyết và thực hành đều là thang điểm 10.
Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên được thực hiện theo quyết định số 40/2007/QĐ - Bộ giáo dục đào tạo ngày 1/8/2007. Bên cạnh đó, để khuyến khích sinh viên phấn đấu học tập, mỗi học kỳ Nhà trường đều tiến hành xét và trao học bổng cho những sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện. Việc xét thi đua khen thưởng của sinh viên được thực hiện theo quyết định số 42/2007/QĐ- BGDĐT ngày 13/8/2007.
Nhìn chung, cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên đã được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong đánh giá sinh viên giữa các lớp khác nhau và
giữa các chuyên ngành khác nhau. Qua đó đã hạn chế được rất nhiều những thói quen xấu của sinh viên trong thi cử như: chép bài của bạn, quay cóp; đồng thời tạo cho sinh viên sự chủ động trong việc rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Đây cũng là một nhân tố góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viên trong Nhà trường (xem bảng 4.16 ).
Bảng 4.16. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên
Năm học Kết quả học tập Tổng cộng Xuất sắc/ Giỏi Khá TB Khá/ Trung bình Yếu/Kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2012 – 2013 449 4,66 5.872 60,9 3.178 32,96 143 1,48 9.642 2013 – 2014 517 5,16 6.124 61,09 3.245 32,37 138 1,38 10.024 2014 – 2015 422 5,25 4.911 61,11 2.595 32,29 108 1,34 8.036 2015 - 2016 343 5,48 3.867 61,74 1.954 31,20 99 1,58 6.263
Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo * Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về việc tổ chức thi kiểm tra, chấm điểm thi (xem bảng 4.17 ):
Bảng 4.17. Đánh giá công tác thi, kiểm tra
Mức độ Cán bộ QL và GV Sinh viên Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Trung bình 8 13,3 30 15 Khá 23 38,3 98 49 Tốt 18 30 56 28 Rất tốt 12 20 16 8 Tổng 60 100 200 100
* Đánh giá của sinh viên về mức độ khách quan, công bằng của kiểm tra:
Sự phù hợp về nội dung và hình thức kiểm tra
Trong đào tạo, có nhiều hình thức kiểm tra kiến thức khác nhau. Các hình thức phổ biến là kiểm tra như tự luận (thi kiểm tra viết); kiểm tra trắc nghiệm (lựa chọn phương án đúng); hình thức phối hợp giữa tự luận và phỏng vấn kiểm tra kiến thức. Đánh giá mức độ hài lòng của học viên về nội dung và hình thức đánh giá nhằm xác định mức độ phù hợp của hình thức kiểm tra và sự phù hợp về nội dung bài kiểm tra ( xem bảng 4.18 ).
Bảng 4.18. Đánh giá về sự phù hợp của nội dung và hình thức kiểm tra
Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Rất phù hợp 18 9,0 Phù hợp 58 29,0 Bình thường 98 49,0 Không phù hợp 20 10,0 Hồn tồn khơng phù hợp 6 3,0 Tổng cộng 200 100
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017 Đa số sinh viên được hỏi đều đồng tình với nội dung và hình thức kiểm tra hiện nay Nhà trường đang thực hiện. Tỷ lệ sinh viên cho rằng nội dung và hình thức kiểm tra từ phù hợp với họ trở lên chiếm 38%. Một tỷ lệ lớn sinh viên cho rằng nội dung và hình thức kiểm tra là bình thường, chiếm 49% và có đến 13% sinh viên cho rằng không phù hợp. Tuy nhiên, với một tỷ lệ này thơi thì Nhà trường cũng cần xem xét và nghiên cứu cần thay đổi lại nội dung và hình thức kiểm tra kiến thức đã học của sinh viên trong quá trình học như thế nào cho phù hợp hơn nữa.
Sự phù hợp về thời lượng và thời điểm kiểm tra
Thời lượng kiểm tra là nói về thời gian dành cho một bài kiểm tra và dung lượng kiến thức trong một bài kiểm tra đánh giá. Khảo sát để thấy được thời lượng kiểm tra là dài hay ngắn, nhiều hay ít để điều chỉnh cho phù hợp. Thời điểm kiểm tra nhằm xem xét ý kiếm của người học về thời điểm tổ chức kiểm tra đánh giá có phù hợp với họ hay không. Tổng hợp kết quả đánh giá về mức độ phù hợp của thời lượng và thời điểm kiểm tra của sinh viên ở các ngành học được tổng kết theo bảng dưới đây (xem bảng 4.19 ):
Bảng 4.19. Đánh giá về sự phù hợp về thời lượng và thời điểm kiểm tra Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Rất phù hợp 26 13,0 Phù hợp 69 34,5 Bình thường 87 43,5 Không phù hợp 18 9,0 Hồn tồn khơng phù hợp 0 - Tổng cộng 200 100
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017 Thời điểm kiểm tra định kỳ thường là vào khoảng thời gian học được một nửa thời lượng của môn học và kiểm tra hết môn học. Thời gian thi kết thúc học phần thường thi vào hai đợt, ở giữa và cuối mỗi học kỳ. Thời lượng kiểm tra thường căn cứ vào nội dung và số đơn vị học trình, thường là từ 60 đến 120 phút.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng có 47,5% sinh viên được hỏi cho rằng thời lượng và thời điểm kiểm tra là phù hợp với họ. Có 43,5% sinh viên được hỏi về tính phù hợp về thời lượng và thời điểm kiểm tra là bình thường. Tỷ lệ sinh viên cho rằng thời điểm và thời lượng kiểm tra không phù hợp là 9%.