PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 43)

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

a.Số liệu thứ cấp

Các số liệu được sử dụng để phân tích và nghiên cứu trong luận văn là các số liệu được thu thập thông qua:

- Số liệu từ các báo cáo tổng hợp hàng năm của Nhà trường từ năm học 2011/2012 đến năm học 2015/2016 về quy mô đào tạo, cơ cấu hoạt động đào tạo, hệ đào tạo và báo cáo về chất lượng đào tạo của Nhà trường.

- Số liệu hàng năm về công tác quản trị đời sống của toàn thể cán bộ công nhân viên của Nhà trường từ năm 2011 đến năm 2016.

- Số liệu tổng hợp từ hoạt động điều tra khảo sát trực tiếp của tác giả được tiến hành trong thời gian tiến hành nghiên cứu luận văn.

b. Số liệu sơ cấp

Bao gồm các số liệu về tình hình đào tạo thực tế của Nhà trường qua việc điểu tra để thu thập ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau, tác giả chọn mẫu theo phương pháp giản đơn và ngẫu nhiên dựa vào số sinh viên ra trường, số doanh nghiệp sử dụng lao động và cán bộ đang công tác như:

- Điều tra CLĐT từ người sử dụng lao động số lượng 30 doanh nghiệp. - Điều tra CLĐT từ GV, cán bộ quản lý của trường số lượng 60 cán bộ. - Điều tra CLĐT từ HS/SV ( số lượng 200 HS/SV đang học tại trường năm cuối ).

lục số 3, phụ lục số 4.

3.2.2. Phương pháp phân tích

+ Phương pháp phân tích thống kê

- Học sinh, sinh viên đang học tại trường được phân theo các tiêu thức ngành học, khóa học, theo năng lực học tập và rèn luyện tại trường.

- Giáo viên được phân loại theo trình độ, ngành đào tạo, độ tuổi.

- Học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp được phân loại theo ngành ĐT, kết quả học tập tại trường và chất lượng công việc sau khi tốt nghiệp.

+ Phương pháp so sánh

- So sánh kết quả học tập của HS, SV giữa các khóa, các ngành học, các năm học so với mục đích đạt chuẩn.

- So sánh HS, SV có việc làm và khả năng đáp ứng được công việc sau khi tốt nghiệp giữa các ngành học, các khóa học so với mức đạt chuẩn.

- So sánh trình độ, độ tuổi, trình độ thâm niên, số lượng của GV giữa các ngành học, các năm học của trường so với chuẩn CLĐT.

- So sánh cơ sở vật chất của trường giữa các năm học so với đạt chuẩn. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức về chất lượng ĐT của trường.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Nhóm 1: Nhóm các tiêu chí đánh giá kết quả và chất lượng đào tạo

+ Kết quả học tập của học sinh

+ Kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh...

Nhóm 2: Nhóm các tiêu chí đánh giá mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo

+ Tính đúng đắn và rõ ràng của mục tiêu đào tạo

+ Sự phù hợp của nội dung chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo + Chất lượng của nội dung chương trình đào tạo..

Nhóm 3: Nhóm các tiêu chí đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. + Cơ sở vật chất kỹ thuật

+ Nguồn tài chính và tình hình sử dụng nguồn tài chính

Nhóm 4: Nhóm các tiêu chí đánh giá sự phù hợp kết quả đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động

+ Sự hài lòng của người lao động về kết quả được đào tạo

+ Kết quả đào tạo phù hợp với nhu cầu của người sử dụng lao động + Sự đáp ứng yêu cầu công việc thực tế của người lao động...

để vận dụng các chỉ tiêu trên vào việc đánh giá chất lượng đào tạo, học viên sẽ thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất, với mỗi chỉ tiêu xây dựng chi tiết các các nội dung đánh giá cụ thể.

Thứ hai, xây dựng các mức đánh giá với mỗi nội dung của từng chỉ tiêu.

Có thể sử dụng cách đánh giá định tính theo các mức, trung bình, tốt, rất tốt và kém hoặc xây dựng thang điểm để đánh giá.

Thứ ba, xác định người tham gia đánh giá ứng với mỗi chỉ tiêu, đồng thời

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

4.1.1. Quy mô và kết quả đào tạo những năm gần đây

4.1.1.1. Quy mô đào tạo

Từ khi thành lập đến nay, quy mô đào tạo của Nhà trường liên tục được mở rộng cả về số lượng người học và ngành nghề đào tạo. Cho đến nay Nhà trường đã đào tạo được hơn 100 nghìn lượt cán bộ quản lý Kinh tế cho ngành Công Thương và xã hội. Từ chỗ chỉ có một vài ngành nghề đào tạo và chỉ đào tạo hệ Trung cấp, đến nay Nhà trường đã và đang thực hiện đào tạo 14 chuyên ngành đào tạo Cao đẳng chính quy. Trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội là một trường có uy tín và thương hiệu của Nhà trường đã được khẳng định nên hàng năm thu hút số lượng lớn thí sinh dự thi đăng ký thi tuyển vào trường. Tuy nhiên, từ năm học 2014/2015 việc tuyển sinh của Nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, đây cũng là khó khăn chung của các trường Cao đẳng trên cả nước do có sự thay đổi cơ chế và chính sách tuyển sinh do Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa ra. Quy mô đào tạo của Nhà trường được thể hiện ở bảng 4.1 tổng hợp sau đây:

Bảng 4.1. Quy mô đào tạo của nhà trường qua các năm học Năm học Tổng số Tăng trưởng

(%) So với 2011/2012 (%) 2011/2012 9.215 - - 2012/2013 9.642 4,27 4,27 2013/2014 10.024 3,82 8,09 2014/2015 8.036 - 19,88 - 11,79 2015/2016 6.263 - 17,73 - 29,52

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết năm học từ năm học 2011/2012 đến năm học 2015/2016 của Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội Hiện nay, Nhà trường đang tiến hành đào tạo 9 trong tổng số 14 chuyên ngành được phép đào tạo là CKT, CKX, CTK thuộc ngành kế toán; CQN, CQS, CTQ thuộc ngành quản trị kinh doanh; CTC, CTN thuộc ngành tài chính ngân hàng và CTU thuộc ngành công nghệ thông tin (xem bảng 4.2 ).

Bảng 4.2. Quy mô đào tạo theo ngành học Chuyên ngành Năm học 2011/2012 2012/2013 2013/2014 2014/2015 2015/2016 Kế toán 5.724 5.938 6.217 4.732 3.528 QTKD 2.160 2.231 2.256 2.031 1.734 TC - NH 912 986 1.055 842 625 CNTT 419 487 496 431 376 Tổng 9.215 9.642 10.024 8.036 6.263

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các báo cáo của Nhà trường

4.1.1.2. Kết quả đào tạo

Kết quả đào tạo được xác định bằng kết quả học tập của sinh viên Nhà trường, được tổng kết vào cuối mỗi năm học. Đây là những con số phản ánh chất lượng đào tạo định lượng, được đánh giá thông qua tính điểm bình quân học phần của mỗi sinh viên sinh viên trong một năm học.

Cuối mỗi năm học, Nhà trường tiến hành sơ kết năm học nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được của hoạt động giảng dạy và học tập, đánh giá đời sống của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn trường. Từ những kết quả đã đạt được, Nhà trường đưa ra các giải pháp và phương hướng cho các năm học tiếp theo để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những mặt còn tồn tại (xem bảng 4.3 và biểu đồ 4.1 ).

Bảng 4.3. Kết quả đào tạo của Nhà trường qua các năm học

Năm học Tổng số Xuất sắc/Giỏi Khá TB Khá/ Trung bình Yếu/Kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2011/2012 9.215 387 4,20 5.456 59,21 3.234 35,09 138 1,50 2012/2013 9.642 449 4,66 5.872 60,90 3.178 32,96 143 1,48 2013/2014 10.024 517 5,16 6.124 61,09 3.245 32,37 138 1,38 2014/2015 8.036 422 5,25 4.911 61,11 2.595 32,29 108 1,34 2015/2016 6.263 343 5,48 3.867 61,74 1.954 31,20 99 1,58 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo đào tạo hàng năm của Nhà trường

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ kết quả đào tạo của các ngành năm học 2013/2014 Để thực hiện việc phân tích và đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, tác giả đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn cán bộ giảng viên, sinh viên của Nhà trường và một số doanh nghiệp có sử dụng lao động là sinh viên đã tốt nghiệp của Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội. Riêng đối tượng tham gia khảo sát là sinh viên, tác giả khảo sát đối với sinh viên năm cuối của các chuyên ngành mà Nhà trường đang thực hiện đào tạo.

4.1.2. Chất lượng việc làm và thu nhập của HSSV

- Về chất lượng việc làm

Trong hoạt động đào tạo, người học khi ra trường là sản phẩm mà nhà trường cung cấp cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sử dụng lao động là khách hàng của Nhà trường. Vì vậy để đánh giá khách quan và công bằng chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế Công Nghiệp Hà Nội, tôi đã tiến hành điều tra với 20 doanh nghiệp hiện đang sử dụng lực lượng lao động là HSSV của nhà trường trên phạm vi thành phố Hà Nội.

Sau đây là một số nhận xét của đơn vị sử dụng lao động là HSSV của Nhà trường sau khi tốt nghiệp.

Bảng 4.4. Nhận xét của Đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp của trường ĐVT: % Tiêu chí nhận xét Đánh giá của đơn vị sử dụng lao động

Tốt Trung bình Yếu

1. Ý thức kỷ luật, tư cách đạo đức

- Ý thức tổ chức kỷ luật 95 5 0

- Tư cách đạo đức 95 5

2. Sức khỏe

- Sức khỏe 90 5 5

3. Kiến thức chuyên môn, kết quả thực hiện chuyên môn và mức độ đáp ứng yêu cầu công tác

- Kiến thức chuyên môn 25 70 5

- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn 20 70 10

- Mức độ đáp ứng yêu cầu công tác 20 75 5

4. Trình độ ngoại ngữ, tin học

- Trình độ ngoại ngữ 10 65 25

- Trình độ tin học 15 75 10

5. Các kỹ năng

- Kỹ năng giao tiếp, hợp tác 25 70 5

- Kỹ năng truyền thông 20 75 5

- Kỹ năng tư duy 35 55 10

- Kỹ năng quản lý 10 65 25

- Kỹ năng học tập cầu tiến 15 65 20

- Kỹ năng sáng tạo trong công việc 20 70 10

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả tháng 1 năm 2017

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 4.4 cho thấy: Đa số các tiêu chí nhận xét cựu HSSV của nhà trường được đánh giá ở mức trung bình; có 2 nhóm tiêu chí rất tốt là “ý thức kỷ luật và tư cách đạo đức”, “sức khỏe”.

Tuy nhiên, “trình độ ngoại ngữ” và “trình độ tin học” được đánh giá ở mức trung bình. Đây cũng là tình trạng chung của đa số chất lượng HSSV tốt

nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Một số tiêu chí khác được đánh giá chưa cao như “kỹ năng truyền thông”, “kỹ năng quản lý”. Trong đào tạo tới đây, nhà trường cần tăng cường hơn nữa các hoạt động nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho HSSV; đồng thời quan tâm hơn nữa đến đào tạo những kiến thức kinh tế và xã hội cho HSSV.

Để đánh giá chất lượng đào tạo, nếu chỉ đánh giá qua ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong trường thì chỉ mang tính chủ quan và có thể thiếu chính xác, để kết quả đánh giá mang tính khách quan, phản ánh đúng thực trạng kết quả đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà nội, trong thời gian qua, ngoài việc khảo sát ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý giáo dục, các giảng viên có kinh nghiệm và sinh viên Nhà trường, tác giả còn khảo sát ý kiến đánh giá từ phía các doanh nghiệp có sử dụng lao động qua đào tạo tại trường.

Đợt điều tra khảo sát này, tác giả gửi phiếu điều tra tới 30 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phiếu điều tra khảo sát gồm 4 nội dung, đó là:

- Cách thức tuyển dụng: nội dung này giúp ta thấy được cách thức tuyển dụng lao động phổ biến nhất hiện nay của các doanh nghiệp, qua đó Nhà trường sẽ định hướng giúp sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

- Mức độ quan tâm của doanh nghiệp theo các tiêu chí khi tuyển dụng lao động. Các tiêu chí này được đánh giá theo hai mức độ: quan trọng và kém quan trọng.

- Đánh giá kỹ năng làm việc theo các tiêu chí: kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá, giúp ta thấy được thực tế trình độ lao động qua đào tạo tại trường.

- Nội dung cuối cùng là câu hỏi mở: lấy ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo (mang tính tham khảo).

Kết quả đánh giá khảo sát từ phía người sử dụng lao động được tổng hợp như sau:

- Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến các tiêu chí được đánh giá là quan trọng và kém quan trọng khi tuyển dụng lao động, cụ thể:

+ Kỹ năng thực hành, năng lực hợp tác, sáng tạo trong lao động và phẩm chất đạo đức được 100% các doanh nghiệp đánh giá là quan trọng khi tuyển dụng.

+ Năng lực truyền thông của người lao động có 80% ý kiến được hỏi cho là quan trong và 20% cho là kém quan trọng.

+ Khả năng thể lực có 80% cho là quan trọng và 20% cho là kém quan trọng. + Kỹ năng khác (khả năng cập nhật và xử lý thông tin, khả năng tham gia các hoạt động xã hội) được 80% ý kiến cho là quan trọng và 20% cho là kém quan trọng (xem bảng 4.5 ).

Bảng 4.5. Mức độ quan tâm của DN theo các tiêu chí khi tuyển dụng lao động

Stt Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ đánh giá (%) Quan trọng Kém quan trọng 1 Trình độ chuyên môn 90.0 10.0 2 Kỹ năng thực hành 100.0 0,0 3 Năng lực sáng tạo 100,0 0,0 4 Năng lực hợp tác 100,0 0,0

5 Năng lực truyền thông 80,0 20,0

6 Phẩm chất đạo đức 100,0 0,0

7 Khả năng thể lực 80,0 20,0

8 Kỹ năng khác 80,0 20,0

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017 - Đánh giá các kỹ năng của người lao động được tuyển dụng qua đào tại trường, được các doanh nghiệp đánh giá như sau ( xem bảng 4.6 ):

+ Kiến thức lý thuyết về chuyên môn của người lao động được đánh giá chung ở mức độ khá: có tới 70% ý kiến đánh giá mức khá, 20% đánh giá mức độ tốt và 10% đánh giá mức độ trung bình.

+ Kỹ năng thực hành liên quan đến công nghệ được sử dụng trong cơ sở sản xuất đánh giá chung ở mức độ trung bình: có 60% đánh giá mức độ trung bình, 25% đánh giá mức độ khá và 15% đánh giá mức độ kém.

+ Tính chủ động sáng tạo trong công việc của người lao động được đánh giá là khá: có 50% đánh giá mức khá, 20% đánh giá mức tốt, 10% đánh giá mức rất tốt và 20% đánh giá mức trung bình.

+ Các khả năng như sử dụng vi tính, ngoại ngữ và cách diễn đạt ý kiến của mình cho người khác hiểu được đánh giá chung ở mức trung bình: 60% đánh giá trung bình, 20% đánh giá khá, 10% đánh giá tốt và 10% đánh giá kém.

+ Biết lắng nghe, học hỏi và phối hợp với đồng nghiệp được đánh giá chung là tốt: 50% đánh giá tốt, 30% đánh giá khá và 20% đánh giá rất tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)