PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
a. Số liệu thứ cấp
Các số liệu được sử dụng để phân tích và nghiên cứu trong luận văn là các số liệu được thu thập thông qua:
- Số liệu từ các báo cáo tổng hợp hàng năm của Nhà trường từ năm học 2011/2012 đến năm học 2015/2016 về quy mô đào tạo, cơ cấu hoạt động đào tạo, hệ đào tạo và báo cáo về chất lượng đào tạo của Nhà trường.
- Số liệu hàng năm về cơng tác quản trị đời sống của tồn thể cán bộ công nhân viên của Nhà trường từ năm 2011 đến năm 2016.
- Số liệu tổng hợp từ hoạt động điều tra khảo sát trực tiếp của tác giả được tiến hành trong thời gian tiến hành nghiên cứu luận văn.
b. Số liệu sơ cấp
Bao gồm các số liệu về tình hình đào tạo thực tế của Nhà trường qua việc điểu tra để thu thập ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau, tác giả chọn mẫu theo phương pháp giản đơn và ngẫu nhiên dựa vào số sinh viên ra trường, số doanh nghiệp sử dụng lao động và cán bộ đang công tác như:
- Điều tra CLĐT từ người sử dụng lao động số lượng 30 doanh nghiệp. - Điều tra CLĐT từ GV, cán bộ quản lý của trường số lượng 60 cán bộ. - Điều tra CLĐT từ HS/SV ( số lượng 200 HS/SV đang học tại trường năm cuối ).
lục số 3, phụ lục số 4.
3.2.2. Phương pháp phân tích
+ Phương pháp phân tích thống kê
- Học sinh, sinh viên đang học tại trường được phân theo các tiêu thức ngành học, khóa học, theo năng lực học tập và rèn luyện tại trường.
- Giáo viên được phân loại theo trình độ, ngành đào tạo, độ tuổi.
- Học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp được phân loại theo ngành ĐT, kết quả học tập tại trường và chất lượng công việc sau khi tốt nghiệp.
+ Phương pháp so sánh
- So sánh kết quả học tập của HS, SV giữa các khóa, các ngành học, các năm học so với mục đích đạt chuẩn.
- So sánh HS, SV có việc làm và khả năng đáp ứng được cơng việc sau khi tốt nghiệp giữa các ngành học, các khóa học so với mức đạt chuẩn.
- So sánh trình độ, độ tuổi, trình độ thâm niên, số lượng của GV giữa các ngành học, các năm học của trường so với chuẩn CLĐT.
- So sánh cơ sở vật chất của trường giữa các năm học so với đạt chuẩn. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức về chất lượng ĐT của trường.
3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Nhóm 1: Nhóm các tiêu chí đánh giá kết quả và chất lượng đào tạo + Kết quả học tập của học sinh
+ Kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh...
Nhóm 2: Nhóm các tiêu chí đánh giá mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo + Tính đúng đắn và rõ ràng của mục tiêu đào tạo
+ Sự phù hợp của nội dung chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo + Chất lượng của nội dung chương trình đào tạo..
Nhóm 3: Nhóm các tiêu chí đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. + Cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Nguồn tài chính và tình hình sử dụng nguồn tài chính
Nhóm 4: Nhóm các tiêu chí đánh giá sự phù hợp kết quả đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động
+ Sự hài lòng của người lao động về kết quả được đào tạo
+ Kết quả đào tạo phù hợp với nhu cầu của người sử dụng lao động + Sự đáp ứng yêu cầu công việc thực tế của người lao động...
để vận dụng các chỉ tiêu trên vào việc đánh giá chất lượng đào tạo, học viên sẽ thực hiện các công việc sau:
Thứ nhất, với mỗi chỉ tiêu xây dựng chi tiết các các nội dung đánh giá cụ thể. Thứ hai, xây dựng các mức đánh giá với mỗi nội dung của từng chỉ tiêu.
Có thể sử dụng cách đánh giá định tính theo các mức, trung bình, tốt, rất tốt và
kém hoặc xây dựng thang điểm để đánh giá.
Thứ ba, xác định người tham gia đánh giá ứng với mỗi chỉ tiêu, đồng thời