Đánh giá về sự phù hợp về thời lượng và thời điểm kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 70 - 71)

Mức độ Tần số Tỷ lệ (%) Rất phù hợp 26 13,0 Phù hợp 69 34,5 Bình thường 87 43,5 Không phù hợp 18 9,0 Hồn tồn khơng phù hợp 0 - Tổng cộng 200 100

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017 Thời điểm kiểm tra định kỳ thường là vào khoảng thời gian học được một nửa thời lượng của môn học và kiểm tra hết môn học. Thời gian thi kết thúc học phần thường thi vào hai đợt, ở giữa và cuối mỗi học kỳ. Thời lượng kiểm tra thường căn cứ vào nội dung và số đơn vị học trình, thường là từ 60 đến 120 phút.

Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng có 47,5% sinh viên được hỏi cho rằng thời lượng và thời điểm kiểm tra là phù hợp với họ. Có 43,5% sinh viên được hỏi về tính phù hợp về thời lượng và thời điểm kiểm tra là bình thường. Tỷ lệ sinh viên cho rằng thời điểm và thời lượng kiểm tra không phù hợp là 9%.

Đối với những sinh viên cho rằng thời lượng và thời điểm kiểm tra khơng phù hợp vì họ cần nhiều thời gian để chuẩn bị bài hơn, cần phải tăng thời lượng để họ có thể làm bài và hồn thành bài thi của mình.

Sự cơng bằng, minh bạch trong kiểm tra

Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ dưới đây (xem biểu đồ 4.2 ):

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ đánh giá mức độ công bằng kiểm tra của sinh viên Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017

Qua kết quả khảo sát ta có thể thấy, mức độ công bằng và minh bạch trong kiểm tra của các ngành học cịn thấp khi chỉ có 15% sinh viên có ý kiến cho rằng kết quả kiểm tra là cơng bằng. Trong khi đó, có đến 54,1% trên tổng số sinh viên có câu trả lời là kết quả kiểm tra là không công bằng, cho thấy sự đánh giá bằng điểm số kiểm tra chưa chắc đã phản ánh đúng kết quả học tập của sinh viên. Vậy, vì sao sự đánh giá của sinh viên trong việc chấm điểm kiểm tra lại như vậy cần phải được làm rõ và có phương pháp khắc phục cụ thể. Số lượng sinh viên đánh giá sự cơng bằng và minh bạch trong kiểm tra là bình thường chỉ chiếm 30,9%. 4.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên

4.2.3.1. Đội ngũ cán bộ và giảng viên

Trình độ của đội ngũ giảng viên là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đối với chất lượng đào tạo. Ý thức được vấn đề này nên hàng năm Nhà trường rất chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên cả về chất và về lượng.

Để đảm bảo chất lượng giảng viên trong quá trình tuyển dụng, Nhà trường luôn quan tâm và ưu tiên cho những người có trình độ trên đại học và những giảng viên có kinh nghiệm. Trong mỗi đợt tuyển dụng, Nhà trường thành lập hội đồng tuyển dụng. Trường hợp trúng sơ tuyển sẽ được ký hợp đồng thử việc ba tháng, hết thời hạn này hội đồng tuyển dụng tổ chức thi tuyển, nếu đạt kết quả tốt giảng viên sẽ được tuyển dụng chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)