Chất lượng việc làm và thu nhập của HSSV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 48 - 55)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO

4.1.2. Chất lượng việc làm và thu nhập của HSSV

- Về chất lượng việc làm

Trong hoạt động đào tạo, người học khi ra trường là sản phẩm mà nhà trường cung cấp cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sử dụng lao động là khách hàng của Nhà trường. Vì vậy để đánh giá khách quan và cơng bằng chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế Công Nghiệp Hà Nội, tôi đã tiến hành điều tra với 20 doanh nghiệp hiện đang sử dụng lực lượng lao động là HSSV của nhà trường trên phạm vi thành phố Hà Nội.

Sau đây là một số nhận xét của đơn vị sử dụng lao động là HSSV của Nhà trường sau khi tốt nghiệp.

Bảng 4.4. Nhận xét của Đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp của trường ĐVT: % ĐVT: % Tiêu chí nhận xét Đánh giá của đơn vị sử dụng lao động

Tốt Trung bình Yếu

1. Ý thức kỷ luật, tư cách đạo đức

- Ý thức tổ chức kỷ luật 95 5 0

- Tư cách đạo đức 95 5

2. Sức khỏe

- Sức khỏe 90 5 5

3. Kiến thức chuyên môn, kết quả thực hiện chuyên môn và mức độ đáp ứng yêu cầu công tác

- Kiến thức chuyên môn 25 70 5

- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn 20 70 10

- Mức độ đáp ứng yêu cầu cơng tác 20 75 5

4. Trình độ ngoại ngữ, tin học

- Trình độ ngoại ngữ 10 65 25

- Trình độ tin học 15 75 10

5. Các kỹ năng

- Kỹ năng giao tiếp, hợp tác 25 70 5

- Kỹ năng truyền thông 20 75 5

- Kỹ năng tư duy 35 55 10

- Kỹ năng quản lý 10 65 25

- Kỹ năng học tập cầu tiến 15 65 20

- Kỹ năng sáng tạo trong công việc 20 70 10

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả tháng 1 năm 2017

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 4.4 cho thấy: Đa số các tiêu chí nhận xét cựu HSSV của nhà trường được đánh giá ở mức trung bình; có 2 nhóm tiêu chí rất tốt là “ý thức kỷ luật và tư cách đạo đức”, “sức khỏe”.

Tuy nhiên, “trình độ ngoại ngữ” và “trình độ tin học” được đánh giá ở mức trung bình. Đây cũng là tình trạng chung của đa số chất lượng HSSV tốt

nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Một số tiêu chí khác được đánh giá chưa cao như “kỹ năng truyền thông”, “kỹ năng quản lý”. Trong đào tạo tới đây, nhà trường cần tăng cường hơn nữa các hoạt động nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho HSSV; đồng thời quan tâm hơn nữa đến đào tạo những kiến thức kinh tế và xã hội cho HSSV.

Để đánh giá chất lượng đào tạo, nếu chỉ đánh giá qua ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong trường thì chỉ mang tính chủ quan và có thể thiếu chính xác, để kết quả đánh giá mang tính khách quan, phản ánh đúng thực trạng kết quả đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà nội, trong thời gian qua, ngoài việc khảo sát ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý giáo dục, các giảng viên có kinh nghiệm và sinh viên Nhà trường, tác giả còn khảo sát ý kiến đánh giá từ phía các doanh nghiệp có sử dụng lao động qua đào tạo tại trường.

Đợt điều tra khảo sát này, tác giả gửi phiếu điều tra tới 30 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phiếu điều tra khảo sát gồm 4 nội dung, đó là:

- Cách thức tuyển dụng: nội dung này giúp ta thấy được cách thức tuyển dụng lao động phổ biến nhất hiện nay của các doanh nghiệp, qua đó Nhà trường sẽ định hướng giúp sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

- Mức độ quan tâm của doanh nghiệp theo các tiêu chí khi tuyển dụng lao động. Các tiêu chí này được đánh giá theo hai mức độ: quan trọng và kém quan trọng.

- Đánh giá kỹ năng làm việc theo các tiêu chí: kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá, giúp ta thấy được thực tế trình độ lao động qua đào tạo tại trường.

- Nội dung cuối cùng là câu hỏi mở: lấy ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo (mang tính tham khảo).

Kết quả đánh giá khảo sát từ phía người sử dụng lao động được tổng hợp như sau:

- Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến các tiêu chí được đánh giá là quan trọng và kém quan trọng khi tuyển dụng lao động, cụ thể:

+ Kỹ năng thực hành, năng lực hợp tác, sáng tạo trong lao động và phẩm chất đạo đức được 100% các doanh nghiệp đánh giá là quan trọng khi tuyển dụng.

+ Năng lực truyền thơng của người lao động có 80% ý kiến được hỏi cho là quan trong và 20% cho là kém quan trọng.

+ Khả năng thể lực có 80% cho là quan trọng và 20% cho là kém quan trọng. + Kỹ năng khác (khả năng cập nhật và xử lý thông tin, khả năng tham gia các hoạt động xã hội) được 80% ý kiến cho là quan trọng và 20% cho là kém quan trọng (xem bảng 4.5 ).

Bảng 4.5. Mức độ quan tâm của DN theo các tiêu chí khi tuyển dụng lao động khi tuyển dụng lao động

Stt Tiêu chí đánh giá Tỷ lệ đánh giá (%) Quan trọng Kém quan trọng 1 Trình độ chun mơn 90.0 10.0 2 Kỹ năng thực hành 100.0 0,0 3 Năng lực sáng tạo 100,0 0,0 4 Năng lực hợp tác 100,0 0,0

5 Năng lực truyền thông 80,0 20,0

6 Phẩm chất đạo đức 100,0 0,0

7 Khả năng thể lực 80,0 20,0

8 Kỹ năng khác 80,0 20,0

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017 - Đánh giá các kỹ năng của người lao động được tuyển dụng qua đào tại trường, được các doanh nghiệp đánh giá như sau ( xem bảng 4.6 ):

+ Kiến thức lý thuyết về chuyên môn của người lao động được đánh giá chung ở mức độ khá: có tới 70% ý kiến đánh giá mức khá, 20% đánh giá mức độ tốt và 10% đánh giá mức độ trung bình.

+ Kỹ năng thực hành liên quan đến công nghệ được sử dụng trong cơ sở sản xuất đánh giá chung ở mức độ trung bình: có 60% đánh giá mức độ trung bình, 25% đánh giá mức độ khá và 15% đánh giá mức độ kém.

+ Tính chủ động sáng tạo trong công việc của người lao động được đánh giá là khá: có 50% đánh giá mức khá, 20% đánh giá mức tốt, 10% đánh giá mức rất tốt và 20% đánh giá mức trung bình.

+ Các khả năng như sử dụng vi tính, ngoại ngữ và cách diễn đạt ý kiến của mình cho người khác hiểu được đánh giá chung ở mức trung bình: 60% đánh giá trung bình, 20% đánh giá khá, 10% đánh giá tốt và 10% đánh giá kém.

+ Biết lắng nghe, học hỏi và phối hợp với đồng nghiệp được đánh giá chung là tốt: 50% đánh giá tốt, 30% đánh giá khá và 20% đánh giá rất tốt.

+ Tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật trong lao động được đánh giá tốt và rất tốt: 60% đánh giá tốt, 30% đánh giá rất tốt,10% đánh giá khá.

+ Các kỹ năng khác (tham gia các hoạt động xã hội, khả năng tiếp nhận và xử lý nhanh thông tin) được các doanh nghiệp đánh giá ở mức độ trung bình: có 70% ý kiến đánh giá mức độ trung bình, 20% đánh giá mức khá và 10% đánh giá mức tốt.

Bảng 4.6. Tổng hợp phiếu điều tra đánh giá các kỹ năng của người lao động từ phía người sử dụng

Stt Kỹ năng làm việc Tỷ lệ đánh giá (%) Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt

1 Kiến thức chuyên môn - 10 70 20 -

2 Kỹ năng thực hành 15 60 25 - - 3 Tính chủ động sáng tạo 20 50 20 10 4 Sử dụng máy tính, ngoại ngữ 10 60 20 10 - 5 Tinh thần học hỏi, cần cù - - 30 50 20 6 Khả năng hợp tác - - 30 50 20 7 Trung thực, trách nhiệm - - 10 60 30 8 Kỷ luật lao động - - - 70 30 9 Các kỹ năng khác - 70 20 10 -

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017 Những thông tin về kết quả đánh giá các kỹ năng của người lao động qua đào tạo, được các nhà sử dụng lao động đánh giá tổng hợp là rất hữu ích cho cơng tác đào tạo của Nhà trường. Kết quả khảo sát này càng làm sáng hơn kết quả đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường thông qua việc đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Như vậy, tồn tại sự chênh lệch lớn về những năng lực được đào tạo từ nhà trường và nhu cầu chất lượng nhân lực của thị trường lao động. Để đảm bảo chất lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong việc xác định mục tiêu và xây dựng chương trình đào tạo, Nhà trường cần phải nghiên cứu nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng nhân lực cho từng ngành đào tạo.

- Về tình hình thu nhập

Thực tế, trên địa bàn thành phố Hà Nội số lượng doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tương đối nhiều. Hàng năm, Nhà trường đào tạo khoảng 1.700 – 2.100 HSSV ra trường, số lượng này không thể thay thế hết những người lao động trong các doanh nghiệp mà chỉ bổ sung một phần nhỏ do nhu cầu tuyển mới ít hơn số lượng HSSV tốt nghiệp mặt khác cịn có nhiều cơ sở đào tạo khác cung cấp. Tuy vậy, số liệu điều tra HSSV tốt nghiệp trong những năm gần đây do phòng Đào tạo cung cấp cho thấy:

- Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp sau 06 tháng có việc làm chiếm từ 41% đến 65% hàng năm. Trong thời kỳ này, học sinh có thể làm bất kỳ việc gì như kế tốn, cơng nhân may, làm thuê ở các cửa hàng, phục vụ hàng ăn, nhưng chủ yếu vẫn là đi làm công nhân cho các công ty lớn trong các khu công nghiệp như Canon, Samsung, Nokia, Hồng Hải…. Nhiều HSSV thuộc các tỉnh khác đã về địa phương mình tìm kiếm việc làm.

- Thu nhập bình quân của HSSV sau khi tốt nghiệp từ 3.000.000 - 4.500.000 đồng/tháng.

Theo kết quả điều tra 20 cơ sở có sử dụng học sinh tốt nghiệp ở trường làm đúng chun ngành đào tạo thì có tới 40% trả lời năng lực làm việc chưa đảm bảo và cần đưa học sinh đi đào tạo, bồi dưỡng thêm mới làm được việc, số cịn lại là có năng lực làm việc trung bình.

Số lượng HSSV sau tốt nghiệp có việc làm trong năm (2015 - 2016), qua khảo sát điều tra 50 học sinh - sinh viên; số HSSV có việc làm dưới 6 tháng, dưới 12 tháng và trên 1 năm; Số sinh viên làm việc đúng nghề: có thể làm việc được ngay, phải đào tạo thêm hay đào tạo lại; Mức thu nhập: nhỏ hơn 2 triệu, từ 2 triệu đến 4 triệu; từ 4 triệu đến 6 triệu và trên 6 triệu.

1. Số HSSV có việc làm 47 94

- Dưới 6 tháng 11 23,4

- Từ 6 tháng đến 12 tháng 19 40,4

- Trên 1 năm 17 36,2

2. Số HSSV làm việc đúng nghề 30 63,8

- Làm việc được ngay 9 30

- Phải đào tạo thêm 13 43,3

- Phải đào tạo lại 8 26,7

3. - Mức thu nhập 1 tháng Nhỏ hơn 2 triệu 12 25,5 - Từ 2 đến 4 triệu 22 46,8 - Từ 4 đến 6 triệu 10 21,3 - Từ 6 triệu trở lên 3 6,4

Bảng 4.7. Việc làm, thu nhập của HSSV tốt nghiệp trường cao đẳng Kinh tế - Công Nghiệp Hà Nội từ năm 2015 - 2016

Nội dung điều tra Tổng số (HS) Tỷ lệ (%)

Tổng số HSSV điều tra 50

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả tháng 1 năm 2017 Bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ HSSV tốt nghiệp có việc làm chiếm tỷ lệ rất lớn (94%), hầu hết phải trên 6 tháng mới tìm được một cơng việc cho mình; làm đúng chuyên ngành chiếm tỷ lệ tương đối cao 63,8% và làm việc được ngay đạt (30%), còn lại phải đào tạo thêm và đào tạo lại. Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp xin được việc ngay khá thấp.

Nguyên nhân

+ Do SV của trường chủ yếu là trong q trình học SV khơng quan tâm đến việc học lý thuyết nên khi ra trường khả năng vận dụng cho thực tế là khó khăn.

+ Trường chưa có trung tâm hướng nghiệp và môi giới việc làm cho HSSV, do kiến thức kỹ năng của HSSV tốt nghiệp còn yếu.

+ Phần lớn SV đều là con nông dân nên quan hệ xin việc khó khăn và nhiều SV ý định học liên thông Đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)