Nhận xét của Đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp của trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 49 - 51)

ĐVT: % Tiêu chí nhận xét Đánh giá của đơn vị sử dụng lao động

Tốt Trung bình Yếu

1. Ý thức kỷ luật, tư cách đạo đức

- Ý thức tổ chức kỷ luật 95 5 0

- Tư cách đạo đức 95 5

2. Sức khỏe

- Sức khỏe 90 5 5

3. Kiến thức chuyên môn, kết quả thực hiện chuyên môn và mức độ đáp ứng yêu cầu công tác

- Kiến thức chuyên môn 25 70 5

- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn 20 70 10

- Mức độ đáp ứng yêu cầu công tác 20 75 5

4. Trình độ ngoại ngữ, tin học

- Trình độ ngoại ngữ 10 65 25

- Trình độ tin học 15 75 10

5. Các kỹ năng

- Kỹ năng giao tiếp, hợp tác 25 70 5

- Kỹ năng truyền thông 20 75 5

- Kỹ năng tư duy 35 55 10

- Kỹ năng quản lý 10 65 25

- Kỹ năng học tập cầu tiến 15 65 20

- Kỹ năng sáng tạo trong công việc 20 70 10

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả tháng 1 năm 2017

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 4.4 cho thấy: Đa số các tiêu chí nhận xét cựu HSSV của nhà trường được đánh giá ở mức trung bình; có 2 nhóm tiêu chí rất tốt là “ý thức kỷ luật và tư cách đạo đức”, “sức khỏe”.

Tuy nhiên, “trình độ ngoại ngữ” và “trình độ tin học” được đánh giá ở mức trung bình. Đây cũng là tình trạng chung của đa số chất lượng HSSV tốt

nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Một số tiêu chí khác được đánh giá chưa cao như “kỹ năng truyền thông”, “kỹ năng quản lý”. Trong đào tạo tới đây, nhà trường cần tăng cường hơn nữa các hoạt động nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho HSSV; đồng thời quan tâm hơn nữa đến đào tạo những kiến thức kinh tế và xã hội cho HSSV.

Để đánh giá chất lượng đào tạo, nếu chỉ đánh giá qua ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong trường thì chỉ mang tính chủ quan và có thể thiếu chính xác, để kết quả đánh giá mang tính khách quan, phản ánh đúng thực trạng kết quả đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà nội, trong thời gian qua, ngoài việc khảo sát ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý giáo dục, các giảng viên có kinh nghiệm và sinh viên Nhà trường, tác giả còn khảo sát ý kiến đánh giá từ phía các doanh nghiệp có sử dụng lao động qua đào tạo tại trường.

Đợt điều tra khảo sát này, tác giả gửi phiếu điều tra tới 30 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phiếu điều tra khảo sát gồm 4 nội dung, đó là:

- Cách thức tuyển dụng: nội dung này giúp ta thấy được cách thức tuyển dụng lao động phổ biến nhất hiện nay của các doanh nghiệp, qua đó Nhà trường sẽ định hướng giúp sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

- Mức độ quan tâm của doanh nghiệp theo các tiêu chí khi tuyển dụng lao động. Các tiêu chí này được đánh giá theo hai mức độ: quan trọng và kém quan trọng.

- Đánh giá kỹ năng làm việc theo các tiêu chí: kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá, giúp ta thấy được thực tế trình độ lao động qua đào tạo tại trường.

- Nội dung cuối cùng là câu hỏi mở: lấy ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo (mang tính tham khảo).

Kết quả đánh giá khảo sát từ phía người sử dụng lao động được tổng hợp như sau:

- Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến các tiêu chí được đánh giá là quan trọng và kém quan trọng khi tuyển dụng lao động, cụ thể:

+ Kỹ năng thực hành, năng lực hợp tác, sáng tạo trong lao động và phẩm chất đạo đức được 100% các doanh nghiệp đánh giá là quan trọng khi tuyển dụng.

+ Năng lực truyền thơng của người lao động có 80% ý kiến được hỏi cho là quan trong và 20% cho là kém quan trọng.

+ Khả năng thể lực có 80% cho là quan trọng và 20% cho là kém quan trọng. + Kỹ năng khác (khả năng cập nhật và xử lý thông tin, khả năng tham gia các hoạt động xã hội) được 80% ý kiến cho là quan trọng và 20% cho là kém quan trọng (xem bảng 4.5 ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)