Mức độ Cán bộ quản lý, giảng viên Sinh viên
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Kém 11 18.3 36 18 Trung bình 17 28.3 74 37 Khá 20 33.3 66 33 Tốt 14 23.3 24 12 Tổng 60 100 200 100
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các phiếu khảo sát tháng 1 năm 2017
4.2.4.2. Đánh giá về cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập khác
- Về cơ sở vật chất
Để tiến hành hoạt động thì bất kỳ một cơ sở đào tạo nào cũng phải có cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, là điều kiện quan trọng quyết định chất lượng dạy và học. Nếu một cơ sở đào tạo đã đưa ra mục tiêu đào tạo, nội dung và chương trình đào tạo hoàn chỉnh, đội ngũ giảng viên và quản lý đầy đủ mà không đảm bảo phương tiện giảng dạy và cơ sở vật chất kỹ thuật thì cũng khơng thể tiến hành hoạt động đào tạo. Từ đó, không thể tạo được sản phẩm giáo dục đáp ứng các mục tiêu đào tạo mà Nhà trường đã đặt ra.
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội hiện nay có trên 100 phịng học trang bị đầy đủ các thiết bị giảng dạy như: Máy chiếu Projector, máy trợ giảng, loa, micro, bảng tĩnh điện, bàn ghế, quạt, đèn tiêu chuẩn; 12 phịng học vi tính được trang bị trên 720 máy tính hiện đại, kết nối mạng Internet; Thư viện với trên 14.000 đầu sách, tài liệu; Phòng Lab với thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy, học tập; 02 hội trường lớn trên 600 chỗ ngồi; Hệ thống nhà xưởng, sân bãi phục vụ giảng dạy, học tập; Đặc biệt có phịng truyền thống phục vụ hiện quả công tác giáo dục và đào tạo. Như vậy, Nhà trường đã cơ bản xây dựng được cơ
sở vật chất kỹ thuật, phương tiện dạy học để phục vụ cho hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, với các trang thiết bị đó, Nhà trường chỉ đủ để đào tạo về mặt lý thuyết, còn thiết bị để đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Cơ sở vật chất của Nhà trường vẫn đang ở mức khiêm tốn, chưa đáp ứng được hết yêu cầu phục vụ cho cơng tác dạy và học. Chính vì vậy, sinh viên chỉ được trang bị các kiến thức trong sách vở, mang tính lý thuyết mà chưa có kỹ năng thực hành, thực tiễn. Sinh viên sau khi ra trường không đáp ứng ngay được công việc mà doanh nghiệp phải đào tạo lại, gây tốn kém và lãng phí nguồn lực cho xã hội.
- Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất của các trường
Cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường bên cạnh được cấp bởi Ngân sách Nhà nước thì chủ yếu được đầu tư bằng nguồn kinh phí từ các hoạt động của Nhà trường, từ nguồn kinh phí sự nghiệp có thu của các trường. Chi phí của Nhà trường để đầu tư cho cơ sở vật chất phần lớn là các chi phí thường xuyên bắt buộc để duy trì hoạt động Nhà trường, chi phí để cho tái đầu tư, xây dựng cơ bản là rất ít, với chi phí này thì khơng thể nâng cấp cơ sở vật chất Nhà trường.
Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất của trường những năm qua, tác giả khảo sát trên hai nhóm đối tượng, kết quả như sau:
* Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên:
Đánh giá chung công tác đầu tư cho cơ sở vật chất của trường những năm qua đã có những thay đổi đáng kể, tuy nhiên do cịn nhiều khó khăn về kinh phí nên quy mô đầu tư vẫn chưa theo kịp được quy mơ đào tạo. Vì vậy về cơ bản các ý kiến được hỏi đa số đánh giá ở mức trung bình và khá. Cụ thể: tổng hợp ý kiến có 41,7% đánh giá mức trung bình; 30% đánh giá mức khá (xem bảng 4.23).