trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.3.1. Trường Đại học Lạc Hồng
Xuất phát từ nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa của Đồng Nai nói riêng và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung; trường Đại học Lạc Hồng ra đời nhằm đáp ứng cho nhu cầu đó. Trường đã có một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của trường như sau:
Đổi mới chương trình đào tạo
Trường Đại học Lạc Hồng là trường đào tạo nhân lực cung cấp trực tiếp cho các Khu Công nghiệp, Khu chế xuất của tỉnh Đồng Nai và các khu vực lân cận. Chính vì thế Nhà trường chú trọng vườn ươm nhân tài. Những sinh viên có học lực từ Khá trở lên phải tự chịu trách nhiệm với điểm số của mình và phải tham gia nghiên cứu khoa học.
Trường đã triển khai và thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá. Trường Đại học Lạc Hồng quán triệt chỉ thị số
53 tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy “xem người học là đồng nghiệp”, không đọc - chép hay nhìn - chép trên giảng đường đại học. 100% giáo viên thực hiện chuyển quá trình tự học của sinh viên sang quá trình tự học có sự hướng dẫn của giáo viên. Trong lộ trình giảng dạy, ở mỗi buổi giảng, giảng viên đặt câu hỏi để sinh viên thảo luận hiểu bài, cuối một hoặc hai chương giảng viên nêu câu hỏi hoặc bài tập lớn để cho sinh viên làm việc theo nhóm và thảo lụân.
Nhà trường có xu hướng đưa trường học gần với các khu chế xuất, khu công nghiệp, tạo điều kiện cho các cán bộ nhân viên học thêm chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ cho nhu cầu học tập suốt đời của các giảng viên, cán bộ công nhân viên, sinh viên trong nhà trường.
Liên kết với các doanh nghiệp
Trường Đại học Lạc Hồng đã ký kết với các công ty, xí nghiệp, xác định nhu cầu nhân lực trong 5 năm, 10 năm… để có hướng đào tạo nhân lực cho sát với nhu cầu thực tế. Thời gian qua trường đã ký kết với hơn 500 công ty, xí
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…để tiếp nhận sinh viên đi lao động thực tế cuối khóa. Với hoạt động này, Trường đã biến công ty, xí nghiệp thành nơi thực hành, thực tập cho sinh viên, giúp sinh viên trực tiếp tiếp xúc với các công nghệ tiên tiến của nước ngoài, làm quen với những quy định làm việc của công ty.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Đối với sinh viên hệ cao đẳng, đại học chính quy không thuộc ngành ngôn ngữ về yêu cầu ngoại ngữ phải có các bảng điểm hoặc chứng chỉ sau:
- Bảng điểm TOEIC đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp)
- Bảng điểm TOEFL ITP thi trên giấy đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp) - Bảng điểm TOEFL IBT đạt từ 32 điểm trở lên (do ETS cấp)
- Bảng điểm IELTS đạt từ 4.5 điểm trở lên, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 4.0 ( do Bristish Council cấp)…
- Giấy chứng nhận kết quả thi tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC trở lên do Trường Đại học Lạc Hồng cấp vào năm 2011.
- Chứng chỉ B tiếng Anh do Trường Đại học Lạc Hồng cấp.
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc Đại học ngành Ngữ văn Anh hệ chính qui, tại chức, văn bằng 2, liên thông, hoàn chỉnh có phôi bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Với quy định chuẩn đầu ra như thế, sinh viên có đủ khả năng làm việc trong các công ty, xí nghiệp ở trong và ngoài nước, thỏa mãn được yêu cầu của thực tế.
2.2.3.2. Trường Cao đẳng Bến Tre
Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Bến Tre giai đoạn 2011- 2020 xác định một trong những mục tiêu cần đạt là “Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô đào tạo - bồi dưỡng, mở các mã ngành mới, liên kết đào tạo trình độ đại học bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế”. Trường đã áp dụng một số giải pháp sau:
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Về công tác xây dựng đội ngũ giảng viên, nhà trường cử 13 viên chức đào tạo thạc sĩ và 5 viên chức đào tạo tiến sĩ, khuyến khích tự đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đồng thời có chính sách mời gọi giảng viên có trình độ cao và năng lực tốt về làm việc tại trường cụ thể là sẽ mời gọi 54 thạc sĩ, 16 tiến sĩ. Về
công tác chuyên môn, nhà trường tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các đề cương chi tiết học phần của năm 2, năm 3 đào tạo theo học chế tín chỉ; tổ chức giới thiệu, lựa chọn, thẩm định giáo trình sử dụng chính thức giảng dạy các học phần cao đẳng; biên soạn chương trình liên thông từ trung cấp lên cao đẳng theo học chế tín chỉ; tổ chức các hội thảo:“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập”,
hội thảo “Thực trạng và Giải pháp nâng cao chất lượng học tập của HS-SV
Trường Cao đẳng Bến Tre”, hội thảo “Giải pháp phát huy hiệu quả sử dụng
thông tin phục vụ học tập từ thư viện và internet của sinh viên”.Về công tác học
sinh viên, nhà trường chú ý nâng cao chất lượng quản lý HS - SV thông qua các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng sống, kỹ năng mềm, trong đó ưu tiên kỹ năng giao tiếp và kỹ năng ngoại ngữ; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi lành mạnh đáp ứng nhu cầu tinh thần, hỗ trợ công tác dạy học đối với HS - SV; phát huy vai trò của cố vấn học tập, giáo viên chủ nhiệm trong quản lý HS - SV, hỗ trợ người học về phương pháp học tập, NCKH, các chế độ chính sách về học bổng, vay vốn…Tổ chức các hình thức Câu lạc bộ nghề nghiệp của HS- SV, tọa đàm, hội thảo giúp người học có điều kiện tiếp cận môi trường làm việc trong thực tiễn; củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban liên lạc Hội cựu HS- SV, đồng thời xây dựng và thực hiện công tác hỗ trợ, tư vấn HS- SV về việc làm; triển khai việc đánh giá năng lực của người tốt nghiệp theo mục tiêu đào tạo; tiến hành điều tra về mức độ, năng lực người tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng của địa phương và của ngành; tình hình việc làm, thu nhập của HS - SV sau khi ra trường.