Phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 79 - 81)

Trong điều kiện hội nhập nhu cầu về nhân lực chất lượng cao rất lớn và cấp bách. Vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, là sứ mạng của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội. Để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng để phát triển đất nước thì hoạt động đào tạo phải không ngừng nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục & Đào tạo yêu cầu các trường Đại học, Cao đẳng trong hệ thống giáo dục Việt Nam phải thực hiện việc kiểm định chất lượng đào tạo một cách thường xuyên và nghiêm túc.

Trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh trong nội bộ ngành giáo dục ngày càng gay gắt, đặc biệt là sự đấu tranh để tồn tại của các trường Cao đẳng và trung cấp nên việc nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề mang tính sống còn. Xuất phát từ cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo đã nêu ở phần II và thực trạng về chất lượng đào tạo của Trường ở phần III, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội.

Trên 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã đào tạo được trên 100.000 lượt người, được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Để tiếp tục phát huy truyền thống và những thành tích đã đạt được, nhà trường đã xây dựng cho mình định hướng phát triển và những mục tiêu cụ thể cho giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung của định hướng là:

- Tiếp tục giữ vững và nâng cao những thành tích đã đạt được trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có trình độ từ Cao đẳng trở lên;

- Mở rộng thêm ngành nghề đào tạo, liên kết với các Học viện, trường Đại học, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước nhằm đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên;

- Ngoài nhiệm vụ dạy và học, nhà trường luôn quan tâm và khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cấp Bộ và cấp trường để phục vụ công tác quản lý và giảng dạy;

- Trường Cao Đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội hướng đến trở thành một trường Cao Đẳng trọng điểm về đào tạo các ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế và quản lý Công nghiệp của Việt Nam và trong tương lai hướng đến nâng cấp trường trở thành một trường Đại học trọng điểm đào tạo đa cấp, đa ngành nghề đa lĩnh vực vào năm 2020;

- Với phương châm mục tiêu đào tạo phải phù hợp với thực tế sản xuất, phù hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ. Hay nói cách khác đào tạo những gì xã hội cần nhằm thu hẹp khoảng cách cung - cầu giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực;

- Hoạt động đào tạo kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội;

- Một cơ sở đào tạo chất lượng cao có uy tín, thương hiệu trong ngành và xã hội;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất;

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ quá trình đào tạo.

* Kế hoạch phát triển Ngành nghề đào tạo đến 2020

- Hệ đào tạo Cao đẳng chính quy: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Hệ thống thông tin quản lý, Công nghệ thông tin, Marketing, Thống kê kinh tế xã hội, Kinh tế đầu tư; Quản trị văn phòng...

- Hệ đào tạo Đại học: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Marketing, Thống kê kinh tế xã hội, Kinh tế đầu tư, Kinh tế bảo hiểm, Công nghệ thông tin và Hệ thống thông tin quản lý.

- Hệ đào tạo Liên thông Trung cấp - Cao đẳng: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin.

- Hệ đào tạo Liên thông Cao đẳng – Đại học: Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh,...

Phấn đấu đến năm 2020 quy mô đào tạo các khóa các hệ của Nhà trường đạt 20.000 sinh viên. Đổi mới phương pháp và quy trình tuyển sinh, thực hiện đúng quy chế tuyển sinh và đào đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Hoàn thành kế hoạch và đảm bảo tính chính xác, công bằng trong tuyển sinh, không ngừng mở rộng quy mô của các ngành nghề đào tạo, đảm bảo phù hợp với các điều kiện

về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất của trường, phấn đấu quy mô đào tạo năm sau tăng hơn năm trước từ 5% - 10% phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng viên của Nhà trường.

* Cơ sở vật chất, kỹ thuật

- Củng cố và cải thiện cơ sở vật chất hiện có, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mới, nâng cấp có chiều sâu các giảng đường, phòng học, thư viện, phòng thực hành,...

- Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường, xây dựng cơ chế kết hợp các nguồn vốn để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học...

- Triển khai đầu tư xây dựng Cơ sở 3 tại Khu đô thị đại học Nam Cao tỉnh Hà Nam.

Từ kết quả phân tích ở phần thực trạng về chất lượng đào tạo của trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)